Trên những chuyến xe

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Đồng nghiệp tôi có nhiều người nhà ở Pleiku đi dạy học trên các huyện Chư Prông, Đức Cơ. Họ phải đi-về trong ngày để còn lo công việc gia đình. Lúc đầu, có người chạy xe máy nhưng chỉ một thời gian ngắn là không chịu nổi với mưa nắng, có trường hợp bị tai nạn nên sau đó, hầu hết anh chị đều chọn đi xe đò.
Để đến trường đúng giờ, các thầy-cô phải nắm chính xác lịch xe chạy. Những giáo viên có tiết 1 buổi sáng thì 5 giờ đã phải đón xe. Có thể đến bến nhưng đa số họ chạy sang ngã tư Lâm nghiệp, gửi xe máy gần đó rồi bắt xe đò cho nhanh. Với lại, nơi đây có bán mấy món lót dạ, khi vội quá thì mua hộp xôi, ổ bánh mì lên xe tranh thủ ăn, vừa xong là đến trường, vào lớp dạy luôn.
Các xe tuyến Pleiku-Đức Cơ đều khá cũ, chủ yếu chở hàng. Lúc đi, xe nào cũng đầy ắp rau quả, mắm cá...; lượt về ít hàng hơn nhưng thường là những món “đặc sản” từ vùng biên giới đem về phố.
Vì xe chở hàng nên chỉ có vài băng ghế để ngồi. Gặp ngày đông như sáng thứ hai, trên xe hơn chục người, ghế không đủ thì ngồi ngất ngưởng trên thùng hàng, có thầy phải chui trong cốp sau, lom khom bên mớ rau, bao gạo. Vì chật chội nên áo quần ai cũng không còn phẳng phiu, có khi bị ám mùi mắm cá, giày dép thì dính đầy đất đỏ. Nhưng cứ đến trường đúng giờ, kịp dạy là mừng rồi!
Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
Việc đi lại như thế cũng khá cập rập, không chủ động nhưng lâu rồi thành quen. Có nhiều điều thú vị trên những chuyến xe ấy, các giáo viên không chỉ trao đổi với nhau về trường lớp mà còn kể đủ chuyện từ trong nhà đến trên nguồn dưới bể. Qua đó, họ hiểu thêm về hoàn cảnh gia đình, cảm nhận sâu hơn tình đồng nghiệp.
Đặc biệt là họ còn thấy được tấm lòng của những người xung quanh dành cho nghề giáo. Các điểm giữ xe máy thu tiền giáo viên thường rẻ hơn. Việc đi xe cũng được “ưu tiên” chút đỉnh: Chủ xe, bác tài cảm thông cho thầy cô đi dạy xa khổ cực nên cũng giảm tiền xe; có khi các cô giáo đến bến xe muộn dăm ba phút, xe đã chạy một đoạn rồi nhưng gọi, tài xế vẫn cho xe quay lại để đón. Ngay cả hành khách là những người đi buôn chuyến cũng thân mật trò chuyện, có khi còn “để lại giá vốn” cho thầy cô những hàng thật 100% như mật ong rừng, chuối hột rừng, thịt heo rừng...
Hiện nay, nhiều giáo viên ở Pleiku đi dạy xa nhà vẫn tiếp tục hành trình trên các chuyến xe như thế. Ai cũng bảo, đó là những chuyến xe đáng nhớ trong cuộc đời dạy học của mình.
PHAN VĂN THIÊN

Có thể bạn quan tâm

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

(GLO)- Với đặc thù làm việc trong sự cô đơn, tĩnh lặng, nhiều kỹ thuật viên (KTV) có kinh nghiệm tại một số phòng thu trên địa bàn TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang âm thầm đứng sau những bản thu chất lượng của các ca sĩ chuyên và không chuyên, chắp cánh cho đam mê âm nhạc.

Chuyện về những nhà báo không chuyên

Chuyện về những nhà báo không chuyên

(GLO)- Dù chưa được đào tạo chuyên ngành báo chí, nhưng bằng nhiệt huyết, nhiều cộng tác viên của Báo Gia Lai vẫn luôn nuôi dưỡng niềm đam mê với nghề báo, cần mẫn ghi lại từng khoảnh khắc đời sống ở cơ sở trở thành cánh tay nối dài của tòa soạn trong việc lan tỏa thông tin, kết nối cộng đồng.

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy tròn một thế kỷ của nền báo chí cách mạng Việt Nam, cái tên Thanh Niên luôn mang trên mình một sứ mệnh thiêng liêng; luôn khát khao, ước vọng đồng hành cùng dân tộc trên mọi chặng đường phát triển.

Vui buồn phóng viên cơ sở

Vui buồn phóng viên cơ sở

(GLO)- Với đội ngũ phóng viên ở cơ sở-những người đang công tác tại các trung tâm văn hóa-thông tin và thể thao (VH-TT-TT), việc vừa khai thác thông tin, chụp ảnh, quay phim, viết tin bài, dựng hình, đọc phát thanh... là chuyện thường ngày.

Độc đáo bộ tem thông tin liên lạc - xưa và nay

Độc đáo bộ tem thông tin liên lạc - xưa và nay

Thông tin liên lạc xưa và nay - Bộ tem như tái hiện quá trình phát triển của ngành viễn thông và báo chí, đưa chúng ta quay trở về những ký ức từ thưở sơ khai với con tem đầu tiên dán trên bức thư tay gói giấy cho đến các hình thức liên lạc, các loại hình báo chí hiện đại như ngày nay.

“Tiếp nối truyền thống 100 năm với tinh thần đổi mới, dấn thân và trách nhiệm”

“Tiếp nối truyền thống 100 năm với tinh thần đổi mới, dấn thân và trách nhiệm”

(GLO)- Đó là chỉ đạo của đồng chí Hồ Văn Niên-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tại hội nghị “Gặp mặt, biểu dương người làm báo tiêu biểu” và trao Giải Báo chí tỉnh Gia Lai lần thứ XIV diễn ra vào chiều 17-6 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

100 năm đồng hành cùng dân tộc

100 năm đồng hành cùng dân tộc

(GLO)- Chúng ta tự hào đã có một nền Báo chí cách mạng với thế hệ những nhà báo-chiến sĩ vừa cầm bút, vừa cầm súng ở tuyến đầu, sẵn sàng hy sinh cho Tổ quốc, với hơn 500 nhà báo là liệt sĩ, nhiều nhà báo mang thương tật suốt đời nhưng vẫn không ngừng lao động, cống hiến cho đất nước, Nhân dân.

 Siu Thu - “Giọng đọc không tuổi”

Siu Thu - “Giọng đọc không tuổi”

(GLO)- Phát thanh viên là người góp phần làm nên chiều sâu cảm xúc cho khán thính giả. Có những giọng đọc qua năm tháng đã trở thành ký ức trong lòng người nghe. Trong số đó, biên dịch viên, phát thanh viên tiếng Bahnar Siu Thu của Báo Gia Lai được ví là “giọng đọc không tuổi”.

null