Trên 1.900 tỷ đồng đầu tư xây dựng đường liên vùng kết nối Khánh Hòa, Ninh Thuận và Lâm Đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Dự án Đường liên vùng kết nối Khánh Hòa, Ninh Thuận và Lâm Đồng thuộc nhóm dự án quan trọng quốc gia, cấp quyết định chủ trương đầu tư là Quốc hội, cấp quyết định đầu tư dự án là Thủ tướng Chính phủ. Dự án này có tổng mức đầu tư trên 1.900 tỷ đồng.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa có ý kiến về việc thẩm định chủ trương đầu tư Dự án đường liên vùng kết nối Khánh Hòa, Ninh Thuận và Lâm Đồng, từ Yang Bay-Tà Gụ kết nối với quốc lộ 27C và đường tỉnh ĐT.707, xã Phước Bình, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận (Dự án).

Tuyến đường liên vùng Khánh Hòa, Ninh Thuận và Lâm Đồng sẽ giúp huyện miền núi phát triển. Ảnh minh họa. (Ảnh nguồn LĐ online)

Tuyến đường liên vùng Khánh Hòa, Ninh Thuận và Lâm Đồng sẽ giúp huyện miền núi phát triển. Ảnh minh họa. (Ảnh nguồn LĐ online)

Tại Công văn số 1753/VPCP-CN ngày 17-3-2023, Phó Thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh Khánh Hòa bổ sung đầy đủ hồ sơ, gửi Bộ Nông nghiệp và PTNT thẩm định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác theo đúng quy định của pháp luật.

Cùng đó, Phó Thủ tướng yêu cầu Hội đồng thẩm định nhà nước, Bộ Nông nghiệp và PTNT và UBND tỉnh Khánh Hòa thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 8731/VPCP-CN ngày 27-12-2022 của Văn phòng Chính phủ, bảo đảm chặt chẽ, đúng pháp luật; khẳng định hồ sơ đề nghị chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện Dự án đã đủ điều kiện, cơ sở pháp lý để Chính phủ báo cáo Quốc hội xem xét phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án hay chưa (trong đó có nội dung về chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng).

Đồng thời, phân tích kỹ các phương án hướng tuyến (kể cả phương án làm hầm) để so sánh, lựa chọn phương án tối ưu, hạn chế tối đa chuyển đổi đất rừng.

Cụ thể, tuyến đường có tổng chiều dài khoảng 56,9 km; quy mô 2 làn xe, bề rộng nền đường 9 m, phần mặt đường xe chạy 6 m, tiêu chuẩn kỹ thuật đường cấp IV miền núi.

Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 1.930 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn Trung ương giai đoạn 2021-2025 hỗ trợ đầu tư theo mục tiêu dự án liên kết vùng là 1.000 tỷ đồng; nguồn vốn ngân sách địa phương (tỉnh Khánh Hòa) cam kết bố trí thực hiện dự án khoảng 930 tỷ đồng.

Có thể bạn quan tâm

Nhà đầu tư quay lại lướt sóng bất động sản

Nhà đầu tư quay lại lướt sóng bất động sản

Khảo sát của Viện nghiên cứu Kinh tế - Tài chính - Bất động sản Dat Xanh Services (DXS-FERI) cho thấy, tỷ lệ khách hàng mua để ở giảm từ 59,5% của năm 2023 xuống 44,9% trong năm 2024. Đáng chú ý, đã xuất hiện 10% khách hàng đầu tư lướt sóng trong năm 2024, so với chỉ 1,5% trong năm 2023.

Bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới

Bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới

Khép lại một năm với sự phục hồi tích cực nhờ các bước tiến lớn trong việc hoàn thiện hành lang pháp lý, nhiều nhận định cho rằng năm 2024 là một năm bản lề, là nền tảng tạo động lực cho thị trường bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.