Bộ GTVT phê duyệt đầu tư dự án cao tốc đi qua Khánh Hòa, Đắk Lắk

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Dự án thành phần 2 với chiều dài gần 37km tuyến cao tốc Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) đã được Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt tổng mức đầu tư và đưa ra lộ trình triển khai thi công, hoàn thành.
Bộ GTVT phê duyệt đầu tư dự án cao tốc đi qua Khánh Hòa, Đắk Lắk ảnh 1

Phương tiện lưu thông trên một đoạn tuyến được đưa vào khai thác, vận hành. Ảnh: Việt Hùng/Vietnam+

Bộ Giao thông Vận tải vừa có quyết định phê duyệt dự án đầu tư dự án thành phần 2 thuộc dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột giai đoạn 1.

Dự án được đầu tư với tổng chiều dài gần 37km, tổng mức đầu tư dự án là hơn 10.436 tỷ đồng. Trong đó, chi phí giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ tái định cư (đã bao gồm dự phòng) hơn 246 tỷ đồng; chi phí xây dựng hơn 8.600 tỷ đồng; chi phí thiết bị hơn 131 tỷ đồng; chi phí quản lý dự án, tư vấn, chi phí khác hơn 504 tỷ đồng; chi phí dự phòng gần 954 tỷ đồng.

Dự án thành phần này đi qua thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa và các huyện M'Đrắk, Krông Bông, Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk. Điểm đầu tại tại Km32+000 kết nối với điểm cuối dự án thành phần 1, thuộc địa bàn thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Điểm cuối tại Km68+854,48 (trùng với Km69+500, điểm dự kiến kết thúc dự án thành phần 2) kết nối với điểm đầu dự án thành phần 3 thuộc địa bàn huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk.

Tuyến cao tốc sẽ được đầu tư với quy mô đường cao tốc vận tốc thiết kế 100km/giờ, riêng với đoạn khó khăn châm trước với vận tốc thiết kế 80km/giờ.

Giai đoạn phân kỳ, dự án đầu tư quy mô 4 làn xe với bề rộng nền đường 17m. Các đoạn nền đường đào sâu tùy theo địa hình, địa chất từng đoạn thiết kế mặt cắt ngang theo giai đoạn hoàn chỉnh. Giai đoạn hoàn chỉnh, tuyến cao tốc Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột được đầu tư quy mô 4 làn xe với bề rộng nền đường 24,75m.

Theo lộ trình Bộ Giao thông Vận tải đặt ra, công tác chuẩn bị đầu tư dự án thực hiện từ năm 2022. Dự án cơ bản hoàn thành một số đoạn tuyến có lưu lượng giao thông lớn năm 2025, hoàn thành tuyến năm 2026 và hoàn thành, đưa vào khai thác đồng bộ toàn dự án năm 2027.

Bộ Giao thông Vận tải cũng giao Ban quản lý dự án 6 thực hiện quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của chủ đầu tư trong việc tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở, lựa chọn nhà thầu để triển khai thực hiện dự án tuân thủ quy định; chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật và Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải trong quá trình quản lý, thực hiện Dự án, đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật về đầu tư công, pháp luật về xây dựng, pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan.

Ngoài ra, Ban quản lý dự án 6 lập kế hoạch, tiến độ tổng thể, chi tiết để triển khai dự án; quản lý chặt chẽ chất lượng, tiến độ và chi phí đầu tư xây dựng, bảo đảm tuân thủ quy định, tiết kiệm, hiệu quả, công khai, minh bạch, không để thất thoát, lãng phí.

Dự án đầu tư đường cao tốc Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột có tổng chiều dài 117,5km, qua 2 tỉnh Khánh Hòa (khoảng 32,7km) và tỉnh Đắk Lắk (khoảng 84,8km) với quy mô 4 làn xe, chia làm 3 dự án thành phần. Trong đó, Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa làm cơ quan chủ quản dự án thành phần 1, Bộ Giao thông Vận tải làm cơ quan chủ quản dự án thành phần 2, tỉnh Đắk Lắk làm cơ quan chủ quản dự án thành phần 3).

Tổng mức đầu tư của toàn dự án là 21.935 tỷ đồng được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước giai đoạn 2021-2025 (nguồn vốn ngân sách Trung ương và nguồn vốn ngân sách địa phương) và nguồn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2026-2030.

Có thể bạn quan tâm

Cần điều chỉnh việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất

Cần điều chỉnh việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất

(GLO)- Các trường hợp thu hồi đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất nhằm phục vụ phát triển kinh tế-xã hội và lợi ích quốc gia, công cộng là cần thiết. Tuy nhiên, chúng tôi thấy, sửa đổi Luật Đất đai lần này cần có quy định cụ thể trong một số trường hợp, đó là việc thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đối với đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng.
Cần nghiên cứu quy hoạch phát triển mạng lưới đường sắt đô thị hiện đại

Cần nghiên cứu quy hoạch phát triển mạng lưới đường sắt đô thị hiện đại

(GLO)- Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, vận tải đường sắt đóng vai trò quan trọng trên hành lang kinh tế Bắc-Nam, các hành lang vận tải chính Đông-Tây và vận tải hành khách tại các đô thị lớn... Cần nghiên cứu quy hoạch phát triển mạng lưới đường sắt đô thị hiện đại để giải quyết căn cơ bài toán ùn tắc giao thông tại các đô thị lớn.
Chư Pưh tháo gỡ vướng mắc liên quan đến quyền sử dụng đất

Chư Pưh tháo gỡ vướng mắc liên quan đến quyền sử dụng đất

(GLO)- Hàng ngàn ha đất nông nghiệp thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ (QLRPH) Nam Phú Nhơn lại do người dân huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) khai hoang, sản xuất suốt mấy chục năm qua. Những hộ này đang gặp vướng mắc liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (CNQSDĐ). Để thuận lợi trong công tác quản lý cũng như tạo điều kiện cho người dân an tâm sản xuất, chính quyền huyện đang tìm hướng giải quyết dứt điểm tình trạng này.
Thị trường bất động sản Gia Lai “hạ nhiệt”

Thị trường bất động sản Gia Lai “hạ nhiệt”

(GLO)- Sau cơn sốt đất năm 2022, thị trường bất động sản (BĐS) tại Gia Lai đang trong điểm rơi về giá khi khả năng thanh khoản ở các loại hình đều giảm mạnh. Những diễn biến của thị trường từ đầu năm đến nay cho thấy, khả năng giá BĐS sẽ tiếp tục giảm sâu trước khi bước vào chu kỳ ổn định giá mới.

Các đại biểu tham gia lớp tập huấn

Tập huấn Nghị định số 44/2022/NĐ-CP về xây dựng, quản lý hệ thống thông tin nhà ở

(GLO)- Sáng 22-2, tại Trung tâm hội nghị Pleiku Palace (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai), Sở Xây dựng phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và Đô thị (Bộ Xây dựng) tổ chức tập huấn Nghị định số 44/2022/NĐ-CP của Chính phủ ngày 29-6-2022 về xây dựng, quản lý và sử dụng hệ thống thông tin nhà ở và thị trường bất động sản.