Trẻ sơ sinh uống kháng sinh, lớn lên bị dị ứng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa JAMA Pediatrics hôm 20-12 cho thấy những trẻ sơ sinh được dùng kháng sinh như penicillin, cephalosporin, sulfonamide hoặc macrolide có khả năng bị dị ứng thực phẩm, hen suyễn hoặc viêm da.

 

 Dùng thuốc gì để trẻ hết bệnh này nhưng không bị thêm bệnh khác là mối lo của cha mẹ - Ảnh: WHAT DOCTOR KNOW
Dùng thuốc gì để trẻ hết bệnh này nhưng không bị thêm bệnh khác là mối lo của cha mẹ - Ảnh: WHAT DOCTOR KNOW



Kết luận này dựa trên nghiên cứu hồ sơ y tế của 798.426 trẻ em sinh từ năm 2001 đến 2013.

Nhóm nghiên cứu từ Đại học Uniformed Services ở bang Maryland so sánh lịch sử chăm sóc sức khỏe của những trẻ được kê đơn penicillin kết hợp chất ức chế B-lactamase, cephalosporin, sulfonamide hoặc macrolide trong sáu tháng đầu đời và chẩn đoán dị ứng như dị ứng thực phẩm, sốc phản vệ, hen suyễn, viêm da dị ứng, viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng hoặc viêm da tiếp xúc... của các em đó khi đã lớn hơn.

Họ phát hiện các loại kháng sinh này có liên quan đến nguy cơ gia tăng bệnh dị ứng sau này. Dùng thuốc penicillin có nguy cơ cao nhất và nguy cơ là thấp nhất đối với sulfonamide.

Tiến sĩ, bác sĩ nhi khoa Cade Nylund tại Đại học Uniformed Services ở Maryland (Hoa Kỳ), tác giả của nghiên cứu mới này, cho biết: "Những em nhỏ có đơn kê kháng sinh tăng tới 8% có nguy cơ phát triển bệnh dị ứng thực phẩm và tăng lên 47% đối với bệnh hen suyễn".

Không chỉ thế, thuốc kháng sinh còn liên quan đến cả việc kê đơn nhiều loại kháng sinh khác. Bởi lẽ nếu mắc dị ứng hoặc phản ứng sức khỏe nào khác, trẻ phải đến bệnh viện và tiếp tục được kê đơn thuốc kháng sinh để điều trị bệnh.

Theo tiến sĩ Purvi Parikh - chuyên gia dị ứng và miễn dịch học tại Tổ chức chăm sóc sức khỏe NYU Langone Health ở New York, kết luận này tuy chưa hoàn toàn đầy đủ và thuyết phục nhưng cũng cho chúng ta thấy được việc dùng thuốc kháng sinh có ảnh hưởng đến các vi khuẩn trong hệ miễn dịch; không chỉ tiêu diệt vi khuẩn có hại gây nhiễm trùng mà đôi khi còn tiêu diệt cả vi khuẩn 'tốt' giúp hệ thống miễn dịch chống lại các bệnh dị ứng.

Nhìn chung, đây là một kiến thức mới mà bậc cha mẹ cần nắm được, nhưng không vì thế mà sinh phản ứng chống lại việc dùng thuốc kháng sinh. Khi trẻ bị bệnh, cha mẹ cần đưa con đến các cơ sở y tế và nếu một đứa trẻ thực sự cần một loại thuốc kháng sinh để điều trị thì cần tuân thủ, không nên vì sợ dị ứng mà không dùng thuốc.

Đồng thời, không nên sử dụng kháng sinh quá mức nếu không cần thiết, nhất là đối với cảm cúm thông thường hoặc cảm lạnh, vì có thể có hậu quả lâu dài do sử dụng thuốc quá mức.

Theo MINH HẢI (TTO)

Có thể bạn quan tâm

1 chén dâu tây mỗi ngày giúp giảm mỡ máu lại tốt cho tim, não

1 chén dâu tây mỗi ngày giúp giảm mỡ máu lại tốt cho tim, não

Bệnh tim mạch vẫn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn cầu nhưng nghiên cứu mới vừa được công bố trên tạp chí khoa học Critical Reviews in Food Science and Nutrition đã phát hiện một loại trái cây được yêu thích có thể thúc đẩy sức khỏe tim mạch và não bộ đồng thời kiểm soát mức cholesterol

4 lợi ích của rau chân vịt khi ăn vào mùa đông

4 lợi ích của rau chân vịt khi ăn vào mùa đông

Rau chân vịt (còn gọi cải bó xôi, rau bina) được xem là siêu thực phẩm vào mùa đông vì chứa đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu có thể ngăn ngừa các bệnh theo mùa và thúc đẩy sức khỏe tim mạch. Ngoài ra, loại rau này có lượng calo thấp nên rất phù hợp cho chế độ ăn giảm cân.

Thiếu vitamin C gây hại thế nào cho cơ thể?

Thiếu vitamin C gây hại thế nào cho cơ thể?

Vitamin C là một trong những chất chống ô xy hóa quan trọng, giúp tăng cường khả năng miễn dịch và góp phần vào nhiều chức năng khác của cơ thể. Việc thiếu hụt vitamin C không những khiến hệ miễn dịch suy yếu mà còn gây nhiều tác động tiêu cực.