Tranh sơn mài Việt Nam được giới thiệu tại Singapore

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hai bức tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Gia Trí và Phi Phi Oanh đang được triển lãm tại Phòng trưng bày quốc gia Singapore đến hết ngày 3-9.
 

Tác phẩm sơn mài Les Fées của họa sĩ Nguyễn Gia Trí - Ảnh: Phòng trưng bày quốc gia Singapore
Tác phẩm sơn mài Les Fées của họa sĩ Nguyễn Gia Trí - Ảnh: Phòng trưng bày quốc gia Singapore


Triển lãm có tên Radiant Materials trưng bày hai tác phẩm Les Fées (Những nàng tiên) của họa sĩ Nguyễn Gia Trí và Pro Se của họa sĩ Phi Phi Oanh, với mong muốn phản ánh cách sơn mài được sử dụng để làm vật liệu trong nghệ thuật.

“Mặc dù sơn mài được coi là một vật liệu ‘bất thường’ trong giới nghệ thuật, tác phẩm Les Fées của họa sĩ bậc thầy Nguyễn Gia Trí và Pro Se của nghệ sĩ đương đại Phi Phi Oanh đã cho thấy được sơn mài cũng là động lực cho sự sáng tạo nghệ thuật”, đại diện Phòng trưng bày quốc gia Singapore phát biểu trong một email gửi đến báo chí ngày 13-6.

Triển lãm cũng nhằm giới thiệu đến người xem vẻ đẹp và sự linh hoạt của sơn mài Việt Nam thông qua các tác phẩm của hai họa sĩ có nhiều đóng góp cho sự phát triển của hình thức nghệ thuật độc đáo này tại Việt Nam.

 

Tác phẩm sơn mài Les Fées của họa sĩ Nguyễn Gia Trí được trưng bày tại Phòng trưng bày quốc gia Singapore - Ảnh: Phòng trưng bày quốc gia Singapore
Tác phẩm sơn mài Les Fées của họa sĩ Nguyễn Gia Trí được trưng bày tại Phòng trưng bày quốc gia Singapore - Ảnh: Phòng trưng bày quốc gia Singapore


Theo tiểu sử mà Phòng trưng bày quốc gia Singapore ghi chép, họa sĩ Nguyễn Gia Trí sinh năm 1908 ở Hà Đông và mất năm 1993 tại TP. Hồ Chí Minh, là nghệ sĩ sơn mài nổi tiếng của Việt Nam.

Tốt nghiệp trường Mỹ Thuật Đông Dương ở Hà Nội, ông được biết đến với sự sáng tạo trong sử dụng sơn mài như một phương tiện biểu đạt cho mỹ thuật hiện đại vào những năm 1930.

Ông đã cống hiến hết mình cho hội họa sơn mài đến cuối đời. Các tác phẩm nổi bật của ông được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Bảo tàng Mỹ thuật Hà Nội và Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM.

Sinh sống tại Hà Nội, Phi Phi Oanh là một nghệ sĩ đương đại chuyên về sơn mài tự nhiên Việt Nam.

Tốt nghiệp Trường thiết kế Parsons ở New York và Đại học Madrid Complutense ở Tây Ban Nha, Phi Phi Oanh đã tham dự nhiều triển lãm trong nước và quốc tế, như triển lãm Singapore Biennale 2013 và Art Stage Singapore 2015.

 

Tác phẩm sơn mài Pro Se của họa sĩ Phi Phi Oanh - Ảnh: Phòng trưng bày quốc gia Singapore
Tác phẩm sơn mài Pro Se của họa sĩ Phi Phi Oanh - Ảnh: Phòng trưng bày quốc gia Singapore


Ngoài triển lãm hai tác phẩm, Phòng trưng bày Quốc gia Singapore cũng tổ chức buổi nói chuyện với giám tuyển nghệ thuật Phoebe Scott vào ngày 16-6 xoay quanh cách hai nghệ sĩ trên sử dụng sơn mài như là một phương tiện để đổi mới nghệ thuật.

Tiếp đó, một buổi nói chuyện khác với chủ đề “Tranh sơn mài Việt Nam: Truyền thống và biến đổi” cũng sẽ được tổ chức ngày 15-7, với sự tham gia của hai nghệ sĩ Phi Phi Oanh và Low Sze Wee để bàn về truyền thống sơn mài Việt Nam và làm thế nào Phi Phi Oanh phát triển các kỹ thuật sơn mài của cô.

Theo Tuoitre

Có thể bạn quan tâm

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

(GLO)- Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam có nhiều ca khúc không chỉ đơn thuần là tác phẩm nghệ thuật mà còn là biểu tượng của một vùng quê. Nơi ấy, tình yêu và nỗi nhớ không thể phai mờ. “Ngọn lửa cao nguyên” của nhạc sĩ Trần Tiến chính là một trong những ca khúc như thế.

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

(GLO)- “Dáng vẻ của một người yên lặng đọc sách khá giống với những gì tôi cảm thấy khi nghĩ về một người đang trưởng thành trong lặng lẽ”-đó là cảm nhận của chị Trần Thị Kim Phùng Thủy-Trưởng ban Điều hành dự án “Văn hóa đọc Gia Lai” về giá trị sâu bền mà sách mang lại.

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Ngày 4-4, tại Hà Nội, Bộ VH-TT-DL tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng Nghị định về khuyến khích phát triển văn học. Đây là một bước quan trọng nhằm tạo dựng hành lang pháp lý hỗ trợ nền văn học Việt Nam phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.

 Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

(GLO)- "Bầu trời trở lại" của Lữ Hồng là bài thơ giàu hình ảnh và cảm xúc, gợi lên sự chuyển mình của thiên nhiên, lòng người. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, cũng là một hành trình nội tâm sâu sắc, nơi con người giao hòa với đất trời, với những giấc mơ và niềm tin vào ngày mai.

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

(GLO)- Sau nửa thế kỷ đất nước thống nhất, đời sống văn hóa tại nhiều ngôi làng Bahnar, Jrai có nhiều đổi mới, nhất là xóa bỏ những gánh nặng liên quan đến hủ tục. Nhưng để bảo tồn những giá trị cốt lõi của văn hóa vẫn là một hành trình cần “gạn đục khơi trong”.