Tranh của Nguyễn Phan Chánh được định giá gần 25 tỷ đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bức "Người hát dân ca" được đánh giá là tác phẩm hội họa quan trọng nhất của họa sĩ Nguyễn Phan Chánh từng được tung ra thị trường. Tranh được định giá 600.000-900.000 euro (khoảng 6,5-24,7 tỷ đồng), lên sàn đấu giá ở Paris vào giữa tháng 6. 

Phiên đấu giá Arts d'Asie của Sotheby's được tổ chức vào 14/6 tại Pháp giới thiệu nhiều bức tranh, đồ gốm, tác phẩm điêu khắc nổi tiếng châu Á.

Nhà đấu giá giới thiệu, điểm nhấn của phiên này là bức Les Chanteuses de campagne (Người hát dân ca) của họa sĩ Nguyễn Phan Chánh. Tranh được định giá 600.000-900.000 euro (khoảng 6,5-24,7 tỷ đồng).

Bức họa thể hiện một cách độc đáo phương pháp tạo hình hàn lâm phương Tây, giao thoa với họa pháp tranh lụa phương Đông.

Người hát dân ca được Nguyễn Phan Chánh thực hiện bằng sơn dầu trên toàn khổ lớn với kích thước 90.5x102.5 cm. Ông hoàn thiện tác phẩm vào năm 1930 - đúng thời điểm họa sĩ tốt nghiệp khóa đầu tiên của trường Mỹ thuật Đông Dương tại Hà Nội.

Tranh của Nguyễn Phan Chánh được định giá hàng chục tỷ đồng.

Tranh của Nguyễn Phan Chánh được định giá hàng chục tỷ đồng.

Ngay từ sớm, Nguyễn Phan Chánh đã chọn cho mình lối đi riêng với những chủ đề người lao động và làng quê giản dị, mang đậm tinh thần nông thôn miền Bắc.

Với tông nâu trầm đặc trưng của Nguyễn Phan Chánh, bức Người hát dân ca vẽ hai cô gái ngồi đối diện nhau, đội nón quai thao, cầm quạt, bận áo nâu quần lĩnh, đi chân đất.

Bức tranh có lai lịch khá đặc biệt, ban đầu chỉ được biết đến qua các hồ sơ lưu trữ, một số triển lãm ở Hà Nội năm 1930 và Paris năm 1931. Đầu năm 1931, các tác phẩm của sinh viên trường Mỹ thuật Đông Dương được chuyển đến Pháp, trưng bày trong cuộc đấu xảo.

Họa sĩ Nguyễn Phan Chánh là người mở đường và nâng tầm tranh lụa Việt Nam.

Họa sĩ Nguyễn Phan Chánh là người mở đường và nâng tầm tranh lụa Việt Nam.

Hầu hết tranh của Nguyễn Phan Chánh đều được các nhà sưu tập chọn mua. Bức Người hát dân ca được một cặp vợ chồng bác sĩ mua và truyền cho thế hệ sau. Gần đây, tranh được phát hiện tại nhà một người cháu của cặp bác sĩ, ở vùng nông thôn Pháp. Nhà đấu giá nhận định đây là tác phẩm quan trọng nhất của ông từng được tung ra thị trường.

Trước khi được gửi đi Pháp, tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Phan Chánh được triển lãm tại phòng trưng bày của trường Mỹ thuật Đông Dương tại Hà Nội. Trong bức ảnh tư liệu, bức tranh được bày cùng Chân dung cô Phượng của danh họa Mai Trung Thứ - đang giữ kỷ lục tác phẩm Việt có giá gõ búa cao nhất lịch sử.

Giám tuyển mỹ thuật Ace Lê - Giám đốc điều hành thị trường Việt Nam của Sotheby’s - khẳng định việc giới thiệu tác phẩm Người hát dân ca có thể coi là một trong những phát hiện quan trọng nhất với mỹ thuật Đông Dương nói chung và Nguyễn Phan Chánh nói riêng.

Ảnh chụp họa sĩ Nguyễn Phan Chánh năm 1964.

Ảnh chụp họa sĩ Nguyễn Phan Chánh năm 1964.

"Với những giao thoa Đông - Tây về cả kỹ thuật và tư tưởng, đây có thể coi là một trong những kiệt tác hiếm có, góp phần sớm định hình Nguyễn Phan Chánh như một tên tuổi tiên phong đặt nền móng cho mỹ thuật hiện đại Việt Nam. Hy vọng sau gần một thế kỷ ở nơi đất khách, kiệt tác quan trọng này được hồi hương", anh Ace Lê nói.

Họa sĩ Nguyễn Phan Chánh sinh năm 1892, mất năm 1984. Hình ảnh về miền quê nghèo và cuộc sống nông thôn Việt Nam in dấu trong tâm trí của Nguyễn Phan Chánh, để rồi sau này trở thành một "nỗi ám ảnh nghệ thuật", thấm đẫm trong tất cả sáng tác của ông. Với những đóng góp to lớn và mang tính tiên phong trong lịch sử mỹ thuật Việt Nam, năm 1996, ông được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

Có thể bạn quan tâm

Tháng năm nhớ Người

Tháng năm nhớ Người

(GLO)- Bài thơ “Tháng năm nhớ Người” của Lenguyen khắc họa hình ảnh Bác Hồ qua ký ức làng quê, tình mẹ, giọt lệ, hương sen và ánh nắng Nam Đàn,... như lời tri ân sâu lắng dành cho vị Cha già kính yêu của dân tộc suốt đời vì dân, vì nước.

Âm sắc Tây Nguyên trên quê Bác

Âm sắc Tây Nguyên trên quê Bác

(GLO)- Từ ngày 16 đến 20-5, gần 40 ca sĩ, diễn viên, nghệ nhân Gia Lai đã tham gia 2 sự kiện vô cùng ý nghĩa tại tỉnh Nghệ An. Đó là hội diễn nghệ thuật quần chúng “Tiếng hát Làng Sen” và triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người” năm 2025.

Khai mạc triển lãm ảnh “Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Bình Định - Sắc màu hội tụ”

Khai mạc triển lãm ảnh “Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Bình Định - Sắc màu hội tụ”

Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2023); 47 năm Ngày Quốc tế Bảo tàng (18/5/1978 - 18/5/2025), sáng 12-5, Bảo tàng tỉnh Bình Định phối hợp Bảo tàng Quang Trung khai mạc triển lãm ảnh chủ đề “Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Bình Định - Sắc màu hội tụ”.

Thơ Đào An Duyên: Mây biên giới

Thơ Đào An Duyên: Mây biên giới

(GLO)- “Mây biên giới” của tác giả Đào An Duyên là bài thơ giàu cảm xúc về vẻ đẹp thanh bình nơi biên cương Tổ quốc. Tác giả khắc họa hình ảnh cột mốc trong nắng dịu, mây trời không lằn ranh, rừng khộp lặng im... như một bản hòa ca của thiên nhiên và lịch sử...

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

(GLO)- "Gia Lai một hai ba" của Nguyễn Thanh Mừng dẫn người đọc qua những nẻo đường dốc đèo, qua tiếng thác reo và chiêng cồng, để gặp lại khí phách người xưa. Mỗi hình ảnh, mỗi nhịp thơ là một lát cắt vừa hoang sơ, vừa tự hào về bản sắc không thể phai mờ của đại ngàn Tây Nguyên.

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

(GLO)- Trong bài thơ "Nghe con đọc thơ về Tổ quốc", tác giả Lê Thành Văn để mạch cảm xúc tuôn chảy tự nhiên: từ sự rưng rưng khi nhớ về chiến tranh đến niềm tin lặng lẽ gửi gắm vào thế hệ mai sau. Bài thơ như một nhịp cầu nối liền quá khứ đau thương và hiện tại bình yên.

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

(GLO)- Giữa những cơn gió xào xạc của núi rừng Tây Nguyên bỏng rát, bài thơ “Biên cương mùa gió” của Lê Vi Thủy như thổi vào lòng người nỗi xúc động lặng thầm. Từ ánh mắt trẻ thơ đến no ấm buôn làng và những giọt mồ hôi người lính, tất cả hòa quyện trong khát vọng yên bình nơi địa đầu Tổ quốc.

Tổ quốc trong tim

Thơ Lenguyen: Tổ quốc trong tim

(GLO)- Bài thơ “Tổ quốc trong tim” của tác giả Lenguyen là lời tri ân sâu sắc với cha ông đã hy sinh vì độc lập dân tộc. Từ Cửu Long đến Trường Sơn, từ Điện Biên đến Sài Gòn, một Việt Nam bất khuất vươn lên giữa máu và hoa, rạng ngời sắc cờ Tổ quốc.

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

(GLO)- Trong nhịp sống hiện đại hối hả, bài thơ "Lòng quê" của tác giả Đào An Duyên là tiếng vọng thầm lặng mà day dứt. Người xa quê, dù ở đâu chăng nữa vẫn mang trong tim nỗi nhớ cội nguồn. Qua hình ảnh nước xuôi nước ngược, bài thơ gợi về sự gắn bó thiêng liêng giữa con người và quê hương.

Người nặng lòng với dân ca Tày

Người nặng lòng với dân ca Tày

(GLO)-Hơn 30 năm kể từ ngày rời quê hương Cao Bằng vào Gia Lai lập nghiệp, ông Mã Văn Chức (SN 1961, tổ 3, thị trấn Phú Thiện) vẫn nặng lòng với văn hóa dân tộc Tày. Hơn 100 bài hát đã được ông sáng tác theo làn điệu dân ca Tày với mong muốn “giữ lửa” cho âm nhạc dân gian.

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

(GLO)- Bài thơ "Phía Trường Sơn" của Sơn Trần là khúc trầm sâu lắng về nỗi nhớ và sự hy sinh lặng thầm phía hậu phương. Tháng Tư về trên biên cương đầy cỏ xanh và chiều sương phủ trắng, nỗi nhớ hòa quyện cùng đất trời, tạo nên một bản tình ca sâu lắng dành cho cha-người lính năm xưa.