Trắc trở những tuyến đường

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Gia Lai đang là cao điểm mùa mưa nên một số tuyến đường nông thôn trên địa bàn tỉnh rơi vào cảnh trơn trượt, lầy lội. Thực trạng này đang đặt ra cho ngành Giao thông-Vận tải và chính quyền các địa phương những bài toán cần lời giải.

Đường xuống cấp cần duy tu, sửa chữa

Những năm gần đây, mỗi khi mùa mưa đến, tuyến đường từ xã Ia Hrú-Ia Dreng-Ia Hla (huyện Chư Pưh) đi qua Plei Me (huyện Chư Prông) trở nên lầy lội, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.

 

Tuyến đường từ huyện Chư Pưh đi huyện Chư Prông xuống cấp nghiêm trọng. Ảnh: N.D
Tuyến đường từ huyện Chư Pưh đi huyện Chư Prông xuống cấp nghiêm trọng. Ảnh: N.D

Tuyến đường nói trên thường được gọi là đường 6C có chiều dài 18 km,  đường loại 5 và loại 6. Hiện trạng là đường nhựa và cấp phối được thi công từ trước năm 2009. Qua kết quả kiểm tra mới đây của Phòng Kinh tế-Hạ tầng huyện Chư Pưh, tuyến đường này đang bị xuống cấp nghiêm trọng gây khó khăn cho người và các phương tiện lưu thông, đặc biệt là vào mùa mưa. Cụ thể, đoạn từ Km 0+00 đến Km 4+200 mặt đường nhựa bị bong tróc, lề đường xẻ rãnh sâu gây mất an toàn giao thông. Cây cầu tại vị trí Km 0+820 thiếu hệ thống cọc tiêu, lan can, biển báo. Đoạn từ Km 4+200 đến Km 6+150 nền mặt cấp phối bị xẻ rãnh, lún sụt. Đoạn Km 6+950 nền mặt đường nhựa lún sụt hư hỏng với chiều dài 10 mét. Đoạn từ Km 9+00 đến Km 10+200 hư hỏng lề đường. Đoạn từ Km 9+850 đến Km 9+862 nền và mặt đường bị hư hỏng hoàn toàn. Đặc biệt, tại đoạn Km 13-Km 18 nền và mặt đường cấp phối hư hỏng cục bộ 2 km đã ảnh hưởng rất lớn đến việc đi lại và vận chuyển hàng hóa.

Ông Phạm Đình Nghĩa (thôn Chrếch, xã Ia Dreng) bức xúc nói: “Đoạn đi ngang qua khu vực thôn dài khoảng 2,5 km lại hư hỏng quá nặng, tạo nhiều hố sâu, mùa mưa lầy lội rất khó đi. Học sinh trong thôn đi học rất cơ cực, nông sản do bà con sản xuất ra bị thương lái ép giá. Đường sá lầy lội nên đã xảy ra một số vụ tai nạn giao thông. Mong muốn lớn nhất của chúng tôi là con đường sớm được nâng cấp, sửa chữa để việc đi lại được thuận lợi”. Anh Phạm Tấn Đông (xã Ia Dreng)-tài xế xe khách thường xuyên lưu thông trên tuyến đường này cho biết thêm: Đường hư hỏng nhiều nên việc vận chuyển hàng hóa cũng như hành khách gặp rất nhiều khó khăn, xe rất dễ hư hỏng do có nhiều ổ gà trải dài khắp tuyến đường…

Trao đổi với chúng tôi, ông Lưu Trung Nghĩa-Chủ tịch UBND huyện Chư Pưh cho hay: Tuyến đường Ia Hrú-Ia Dreng-Ia Hla đi qua huyện Chư Prông đã bị xuống cấp từ vài năm nay khiến cuộc sống, sản xuất của người dân gặp nhiều khó khăn. Mong muốn lớn nhất hiện nay của bà con là tỉnh bố trí nguồn vốn sửa chữa để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân 2 huyện Chư Pưh và Chư Prông.

Vừa làm xong đã xuống cấp

Tuyến đường từ trung tâm xã Đak Kơ Ning (huyện Kông Chro) đến các thôn Ninh Bình, làng H’Rách và Ya Ma trước đây là đường đất cấp phối, đi lại rất khó khăn, nhất là vào mùa mưa. Được sự quan tâm đầu tư của địa phương, đặc biệt là từ khi Đak Kơ Ning được chọn là xã điểm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, tuyến đường này được nâng cấp thành đường bê tông nông thôn. Tuy nhiên, chỉ một thời gian đưa vào sử dụng, nhiều đoạn trên tuyến đường này đã bị xuống cấp. Theo mô tả của người dân địa phương, ban đầu chỉ là những vết nứt dọc thân đường, sau đó mặt đường bong tróc và lâu dần thành ổ gà, ổ voi. “Phần vì chất lượng đường xấu, mới làm được một thời gian đã nứt, phần do xe ô tô tải trọng lớn chở mía, mì qua lại càng khiến con đường mau hư hỏng hơn. Bao năm đi lại cực khổ, bà con mới được Nhà nước đầu tư xây dựng con đường, vậy mà chỉ trong một thời gian ngắn đã hư hỏng, chúng tôi rất xót xa”-ông Nhữ Văn Tuyến (thôn Ninh Bình, xã Đak Kơ Ning) cho biết.

Theo quan sát của P.V, nhiều đoạn đường còn khá mới nhưng đã xuất hiện rãnh nứt dài chạy dọc, có cả ổ gà, ổ voi... “Đường hư nhiều đoạn, đi lại nguy hiểm lắm. Mình mong địa phương kiểm tra và có phương án sửa chữa cho người dân đi lại được an toàn”-anh Đinh Điêh (làng Ya Ma, xã Đak Kơ Ning) nói.

Về vấn đề trên, ông Nguyễn Ngọc Sơn-Phó Trưởng phòng Kinh tế-Hạ tầng huyện Kông Chro cho biết: “Đoạn đường liên xã nối từ trung tâm xã Đak Kơ Ning về thôn Ninh Bình, làng Ya Ma, H’Rách khá dài, kinh phí xây dựng huy động lồng ghép từ nhiều nguồn vốn khác nhau như: nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, Chương trình 135, chương trình giảm nghèo... Trước vấn đề người dân phản ánh, chúng tôi sẽ phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra để có phương án khắc phục kịp thời”.

Nguyễn Diệp-Lê Hòa

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.