Tổng thống Indonesia đến Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Chiều 11/1, Tổng thống Cộng hòa Indonesia Joko Widodo đến Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam, từ ngày 11-13/1, theo lời mời của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng.

Ra đón đoàn tại sân bay quốc tế Nội Bài có Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Lê Khánh Hải, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh; Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc; Đại sứ Việt Nam tại Indonesia Tạ Văn Thông; một số cán bộ các đơn vị của Văn phòng Chủ tịch nước và Bộ Ngoại giao. Phía Indonesia có Đại sứ Indonesia tại Việt Nam Denny Abdi cùng một số cán bộ Đại sứ quán Indonesia tại Việt Nam.

Lễ đón Tổng thống Indonesia Joko Widodo tại Sân bay Quốc tế Nội Bài. (Ảnh: An Đăng/TTXVN)

Lễ đón Tổng thống Indonesia Joko Widodo tại Sân bay Quốc tế Nội Bài. (Ảnh: An Đăng/TTXVN)

Tham gia Đoàn đại biểu cấp cao Indonesia có: Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Retno Marsudi; Bộ trưởng Bộ Doanh nghiệp nhà nước Erick Thohir; Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Agus Gumiwang Kartasasmita; Bộ trưởng Bộ Biển và Nghề cá Sakti Wahyu Trenggono; Chánh văn phòng Phủ Tổng thống Moeldoko; Thành viên Hội đồng Cố vấn của Tổng thống, Đại sứ Gandi Sulistiyanto Soeherman; Đại sứ Indonesia tại Việt Nam Denny Abdi.

Tổng thống Joko Widodo sinh ngày 21/6/1961 tại thành phố Surakarta (trước đây gọi là Solo); Tôn giáo: Đạo Hồi; Đảng chính trị: đảng Dân chủ Indonesia Đấu tranh (PDI-P). Ông có trình độ chuyên môn là Cử nhân Lâm nghiệp, Đại học Gadjah Mada.

Quá trình công tác của ông Joko Widodo: Năm 1990, ông thành lập Hợp tác xã Phát triển Công nghiệp nhỏ Solo; sau làm Trưởng phòng Khai khoáng và Năng lượng, Phòng Thương mại và Công nghiệp thành phố Surakarta (1992 - 1996); Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Thủ công mỹ nghệ thành phố Surakarta (2002 - 2007). Trong giai đoạn 2005 - 2012, ông là Thị trưởng thành phố Surakarta. Sau đó, ông là Thống đốc thủ đô Jakarta (2012 - 2014).

Tháng 7/2014, ông Joko Widodo được bầu làm Tổng thống Indonesia; tháng 10/2014, ông chính thức nhậm chức Tổng thống nhiệm kỳ 2014 - 2019.

Tháng 5/2019, ông tái đắc cử Tổng thống Indonesia nhiệm kỳ thứ hai và chính thức nhậm chức Tổng thống nhiệm kỳ 2019 – 2024 vào tháng 10/2019.

Đây là lần thứ 2 Tổng thống Indonesia Joko Widodo tiến hành chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam, sau chuyến thăm hồi tháng 9/2018. Chuyến thăm góp phần thắt chặt thêm mối quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam – Indonesia đã được vun đắp gần 70 năm qua (từ năm 1955 đến nay).

Chuyến thăm cũng là dịp để hai bên tiếp tục trao đổi về các biện pháp thúc đẩy hợp tác, làm sâu sắc thêm quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam – Indonesia, đồng thời, là cơ hội để 2 nước khai thác các cơ hội, tiềm năng hợp tác trong nhiều lĩnh vực.

Có thể bạn quan tâm

Đak Pơ chú trọng tạo nguồn phát triển đảng viên

Đak Pơ chú trọng tạo nguồn phát triển đảng viên

(GLO)- Công tác phát triển đảng viên có vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu và đảm bảo tính kế thừa, phát triển liên tục của Đảng. Chính vì vậy, những năm qua, Đảng bộ huyện Đak Pơ đã chủ động triển khai nhiều giải pháp tạo nguồn phát triển đảng viên.

Tự hào góp sức vào chiến thắng Điện Biên Phủ

Tự hào góp sức vào chiến thắng Điện Biên Phủ

(GLO)- Cuộc gặp gỡ với các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong (TNXP), dân công hỏa tuyến từng trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ đang sinh sống trên địa bàn tỉnh Gia Lai và thân nhân của họ mới đây khiến chúng tôi vô cùng xúc động.

Hội Cựu chiến binh: Lực lượng nòng cốt trong hệ thống chính trị

Hội Cựu chiến binh: Lực lượng nòng cốt trong hệ thống chính trị

(GLO)- Thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 8-1-2002 của Bộ Chính trị khóa IX, cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng, củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức Hội Cựu chiến binh (CCB).

Đối thoại để tạo đồng thuận xã hội

Đối thoại để tạo đồng thuận xã hội

(GLO)- Thời gian qua, việc tiếp xúc, đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp với người dân đã được triển khai một cách hiệu quả. Đây là giải pháp hữu hiệu để nắm bắt và giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc trong dân, từ đó tạo đồng thuận trong xã hội.
Cuộc thi tìm hiểu 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ: Bồi đắp niềm tự hào dân tộc từ dấu son lịch sử

Cuộc thi tìm hiểu 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ: Bồi đắp niềm tự hào dân tộc từ dấu son lịch sử

(GLO)- Giáo dục truyền thống, ý chí tự lực tự cường, nêu cao lòng tự hào, tự tôn dân tộc… là hiệu ứng mang lại từ cuộc thi tìm hiểu “70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh-Ngày truyền thống bộ đội Trường Sơn (19/5/1959-19/5/2024)”.