TÔI LÊN TIẾNG: Đuối vì lịch học, bài tập về nhà

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Mới bước vào đầu năm học mới chưa bao lâu, nhiều học sinh ở TP HCM than trời vì lịch học tại nhiều trường dày đặc, quá tải.

"Con tôi học lớp 4, trên lớp đã ngày 2 buổi mà bài tập về nhà nhiều kinh khủng. Biết là học thì tốt cho con nhưng học từ 8 giờ sáng đến 22 giờ không hết bài tập thì chẳng khác gì đày đọa con" - chị H., một phụ huynh tại TP HCM, bày tỏ.

Chị H. nói thêm, có hôm nghe con viết thiếu 1 câu trong vở bài tập tiếng Việt mà cô bắt chép phạt 30 lần nhưng gia đình vẫn động viên con cố gắng cho xong. Tuy nhiên, có hôm con mệt quá, về nhà lúc 5 giờ chiều tắm rửa nằm chơi điện thoại xíu rồi ngủ thiếp đi. Gọi dậy ăn cơm con không dậy, con nói rất mệt và chỉ cần ngủ thôi.

Ngoài học tập, học sinh cần có thời gian tham gia các hoạt động vui chơi, trải nghiệm
Ngoài học tập, học sinh cần có thời gian tham gia các hoạt động vui chơi, trải nghiệm

Anh T., một phụ huynh khác phản ánh, có tới 4 ngày trong tuần, con anh - HS lớp 6 một trường THCS tại quận Phú Nhuận - phải học tới 9 tiết/ngày; chưa kể còn phải học sáng thứ bảy, mặc dù theo thời khóa biểu có những môn ngoài giờ chính khóa tùy theo nhu cầu của HS nhưng chương trình buổi 2 cũng chủ yếu là học các môn tiếng Anh, tin học khiến phụ huynh không thể không đăng ký. Trong khi môn giáo dục địa phương lại xếp vào sáng thứ bảy.

"Thời khóa biểu dày đặc như vậy khiến người lớn nhìn vào còn thấy quá sức huống gì là HS. Tôi cứ tưởng khi học theo chương trình mới sẽ giảm tải cho các em nhưng không hiểu sao càng lúc càng thấy mệt, cảm giác như kiệt sức vì học" - anh T. nói.

Phụ huynh một trường THPT tại quận 3 phản ánh con phải làm bài tập nhiều quá. "Bài tập ở đây là những buổi thuyết trình trên lớp gần như ở rất nhiều môn học. Để có thể thuyết trình, làm bài tập theo nhóm, không thể trong một lúc là chuẩn bị được ngay. Phải chia, thỏa thuận, thống nhất rồi công đoạn chuẩn bị rất mất thời gian. Không hiểu sao môn học nào cũng yêu cầu thuyết trình, liệu có lạm dụng thuyết trình?" - chị G. nói.

Theo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP HCM, trước đây, ở chương trình Giáo dục phổ thông 2006 đã có chủ trương không giao bài tập về nhà cho HS tiểu học học 2 buổi. Đối với chương trình mới, chương trình 2018 cũng vậy, vì chương trình 2018 là chương trình 2 buổi/ngày quy định không giao bài tập về nhà cho HS tiểu học. HS tiểu học học 2 buổi/ngày nên mọi kiến thức, bài tập được giải quyết trên lớp.

Sở này cũng khẳng định sẽ trao đổi lại với các phòng GD-ĐT để chấn chỉnh những trường hợp nào giáo viên còn giao bài tập về nhà cho HS. Riêng đối với các cấp học khác, hiện nay do điều kiện cơ sở vật chất hạn chế, nhiều trường vẫn phải thực hiện các hoạt động giáo dục trong sáng thứ bảy để bảo đảm đủ quy định số tiết học theo chương trình. Mặc dù vậy, tùy điều kiện thực tế và nhu cầu, nguyện vọng của phụ huynh, các trường tổ chức chương trình buổi 2 cũng phải hợp lý.

Có thể bạn quan tâm

'Thuế hàng xa xỉ' với xăng, sai từ đầu

'Thuế hàng xa xỉ' với xăng, sai từ đầu

Thuế tiêu thụ đặc biệt được "định nghĩa" rất rõ, là áp cho một số loại hàng hóa, dịch vụ mang tính chất xa xỉ (như rượu, tàu bay, du thuyền…) nhằm điều tiết việc sản xuất, nhập khẩu và tiêu dùng xã hội. Trong khi đó, có đánh thuế bao nhiêu thì người dân vẫn phải mua xăng để chạy xe.

Tận dụng tối đa cơ hội thu hút FDI

Tận dụng tối đa cơ hội thu hút FDI

Tháng 3, Việt Nam đón tiếp 2 đoàn doanh nghiệp Hoa Kỳ, với hơn 60 thương hiệu lớn. Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC), ông Ted Osius, nguyên Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, cho biết đây là phái đoàn doanh nghiệp Hoa Kỳ lớn nhất từng đến Việt Nam.

Trị sốt đất để dồn sức cho tăng trưởng

Trị sốt đất để dồn sức cho tăng trưởng

Thật phi lý khi vừa qua những thông tin đồn sốt đất đã bùng lên với lý do sáp nhập tỉnh thành, cho dù thực tế chẳng ăn nhập gì với nhau. Mục đích sáp nhập nhằm tinh gọn bộ máy, tiết giảm chi phí để dành nguồn lực phát triển kinh tế chứ không phải hướng đến phát triển bất động sản (BĐS).