"Tốc độ cao" thì phải nhanh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Viễn cảnh có đường sắt Bắc - Nam với tốc độ 200-250 km/giờ làm nức lòng người dân và đặt nhiều hy vọng cho sự phát triển chung của xã hội. Kế hoạch này vừa được Hội đồng Thẩm định Nhà nước giao Bộ Giao thông Vận tải hoàn thiện.

Ý tưởng cho một tuyến đường sắt Bắc - Nam hiện đại được Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam đặt ra từ hơn 10 năm trước. Nhưng vốn e dè, thiếu tự tin về công nghệ và… thiếu tiền nên kế hoạch này chỉ được bàn tán rồi ngưng. Dẫu biết rằng hệ thống đường sắt có đóng góp quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam hơn một thế kỷ qua nhưng sự đầu tư để phát triển hệ thống giao thông này quá hạn chế, không xứng tầm.

Được bắt đầu xây dựng từ gần 150 năm trước, với khổ đường 1 m, đến năm 1936 tuyến đường sắt Bắc - Nam đã hoàn thành. Từ đó đến nay, hệ thống đường sắt này hầu như không thay đổi lớn về tuyến đường và vẫn giữ nguyên khổ đường 1 m là chủ yếu. Khổ đường này đã lạc hậu rất xa so với các nước trong khu vực và tất nhiên là cả thế giới. Tốc độ tàu khó được nâng cao (đến nay bình quân chỉ khoảng 76 km/giờ) và độ an toàn thấp hơn so với khổ đường 1,435 m.

Từng là phương tiện vận tải người và hàng hóa chính của quốc gia nhưng đến nay ngành đường sắt vẫn ì ạch và chỉ còn giữ chưa tới 0,5% thị phần vận tải hàng hóa và hành khách. Những năm qua, phấn đấu của ngành đường sắt tập trung vào… giảm lỗ, trong khi ngành này sở hữu khối lượng tài sản khổng lồ từ Bắc vào Nam. Tốc độ vận chuyển hàng hóa liên quan trực tiếp đến tốc độ phát triển kinh tế. Xây dựng đường sắt tốc độ cao là việc phải làm và làm thật nhanh, bởi đã quá muộn. Việc trước tiên là phải nâng cao hiệu quả quản lý, vận hành và cả tư duy đầu tư đường sắt như hiện hữu, vì nếu bản thân ngành đường sắt không tự nuôi nổi mình thì không cách gì có thể đầu tư cho phát triển.

Nên nhớ, đường sắt tốc độ cao như kế hoạch vừa đưa ra, thực ra so với một số nước phát triển đã có khoảng cách khá lớn cả về công nghệ, quy mô, cách tổ chức kết nối với nền kinh tế của từng địa phương và các nước lân cận… Nhưng trong điều kiện hiện tại, đây là giải pháp tối ưu để ngành đường sắt có thể tham gia trực tiếp và đóng góp lớn cho nền kinh tế quốc gia. Kế hoạch này phải gắn với kế hoạch phát triển du lịch từng địa phương, kế hoạch phát triển kinh tế vùng và quan trọng hơn là chính nó phải hấp dẫn được người dân.

Đường sắt tốc độ cao sẽ là cơ hội thay đổi toàn bộ về ngành đường sắt hiện hữu. Chỉ khi nó mang lại hiệu quả tốt mới có cơ hội phát triển đường sắt ở những cấp độ hiện đại hơn để có tốc độ cao hơn.

Công nghệ đường sắt cao tốc không phải quá hiếm. Những quốc gia như Nhật, Pháp, Ý, Đức… đã có hơn nửa thế kỷ xây dựng và nâng tầm những loại đường tàu này. Chúng ta phải biết chấp nhận tiếp thu công nghệ, học hỏi cách vận hành và thừa nhận những yếu kém hiện hữu để kịp thời thay đổi nếu muốn tạo dựng được tuyến tàu cao tốc đầu tiên tham gia vào nền kinh tế.

Có thể bạn quan tâm

Bịt lỗ hổng dữ liệu cá nhân

Bịt lỗ hổng dữ liệu cá nhân

'Người dân đang rất bức xúc với cuộc gọi rác. Tại sao các đối tượng lừa đảo vi phạm pháp luật biết rõ số điện thoại, đọc rõ chúng ta chưa nộp tiền điện, số hợp đồng điện, đọc rõ cả số căn cước công dân. Bài toán là lộ lọt từ đâu?'.

Lực cản vô hình đối với sự phát triển

Lực cản vô hình đối với sự phát triển

Cuộc cách mạng khoa học-công nghệ đang diễn ra với tốc độ mạnh mẽ, mở ra thời cơ và cũng đặt ra thách thức. Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 về đột phá phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đáp ứng yêu cầu cấp bách.

Thuốc giả, trách nhiệm thật

Thuốc giả, trách nhiệm thật

'Thuốc giả ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người dân', Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên bày tỏ lo ngại, trong khi các quy định để an toàn cho điều trị, trong ngăn chặn thuốc giả vẫn chỉ triển khai rất hạn chế.

'Cởi trói' để khoa học - công nghệ đột phá

'Cởi trói' để khoa học - công nghệ đột phá

Dự án Luật Khoa học, Công nghệ (KH-CN) và Đổi mới sáng tạo vừa được Chính phủ trình Quốc hội vào ngày 6-5 là bước tiến về mặt thể chế, đồng thời cho thấy một tầm nhìn mới: đặt niềm tin vào trí tuệ con người và khát vọng sáng tạo như một động lực cốt lõi trong phát triển đất nước.

Giáo dục dùng roi vọt hay ngọt bùi?

Giáo dục dùng roi vọt hay ngọt bùi?

Những giọt nước mắt ân hận muộn màng, những đôi mắt thất thần, những ngón tay bấu chặt lấy mặt bàn đến tứa máu, và cả những cái cười khẩy, bất cần của học sinh phạm lỗi, đều khiến tôi - một giáo viên hơn hai mươi năm đi dạy - ám ảnh nhiều đêm.

Niềm vui nhân đôi

Niềm vui nhân đôi

Chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về việc các trường tiểu học, THCS triển khai dạy học 2 buổi mỗi ngày không thu phí từ năm học 2025 - 2026 thực sự là thông tin mang lại 'niềm vui nhân đôi' với phụ huynh cả nước.

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Đó là câu hỏi của nhiều cá nhân, doanh nghiệp trong bối cảnh thủ tục, quy trình hoàn thuế hiện nay vẫn còn rắc rối, bất hợp lý. Thậm chí trong Dự thảo thuế giá trị gia tăng đang lấy ý kiến, quy định về hoàn thuế còn đẩy rủi ro về phía người mua hàng.