Tọa đàm về cuốn sách của Tổng Bí thư

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Cuốn sách Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ngày càng trong sạch, vững mạnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có kết cấu 3 phần, hơn 600 trang.

Ngày 15-3, tại Hà Nội diễn ra Hội nghị Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam lần thứ 8 (khóa IX) nhằm hiệp thương cử bổ sung nhân sự tham gia Ủy ban, Đoàn Chủ tịch, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khóa IX; tọa đàm về giá trị lý luận và thực tiễn của cuốn sách "Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ngày càng trong sạch, vững mạnh" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Giới thiệu nội dung cuốn sách tại tọa đàm, ông Nguyễn Thái Học, Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương, cho biết cuốn sách được kết cấu làm 3 phần, với hơn 600 trang và 111 bức ảnh, trong đó có những bức ảnh lần đầu tiên được công bố.

Phần thứ nhất từ trang 11 đến trang 206, có tiêu đề "Một số vấn đề rút ra từ thực tiễn công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam", gồm bài viết tổng quan; 4 bài phát biểu kết luận tại các hội nghị toàn quốc về công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực các năm 2014, 2018, 2020, 2022 và trích Kết luận chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực tại 36 phiên họp, cuộc họp của Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo từ năm 2013 đến năm 2022.

Phần thứ hai từ trang 207 đến trang 522, có tiêu đề "Nhất quán phương châm: Phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực từ sớm từ xa, cả ngọn lẫn gốc", gồm 22 bài viết, bài phát biểu được tuyển chọn từ hơn 500 bài viết, bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và về việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên. Phần thứ ba từ trang 523 đến trang 619, có tiêu đề "Trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt", tuyển chọn 96 trên tổng số hàng vạn ý kiến của các tầng lớp nhân dân, đại biểu Quốc hội và của chính khách, học giả nước ngoài bày tỏ sự tin tưởng, ủng hộ, đánh giá cao đối với công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam dưới sự lãnh đạo của đồng chí Tổng Bí thư.

Theo Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến, tiếp cận từ góc độ MTTQ Việt Nam, mỗi cán bộ mặt trận cảm nhận sâu sắc quyết tâm chính trị rất cao của Đảng, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Những nghiên cứu về lý luận, những nội dung tổng kết từ thực tiễn, những bài học kinh nghiệm sâu sắc được rút ra là cẩm nang để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta tiếp tục công cuộc phòng chống tham nhũng, tiêu cực một cách kiên quyết, kiên trì, không dễ dàng, cam go, quyết liệt nhưng không thể không làm.

Phòng chống tham nhũng, tiêu cực trở thành xu thế, mong đợi của nhân dân; là một trong những việc làm thiết thực, hiệu quả nhất để củng cố, nâng cao niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Đây là một công việc quan trọng vì nước, vì dân. "MTTQ Việt Nam bày tỏ niềm tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhất định sẽ thu được kết quả to lớn hơn nữa" - ông Đỗ Văn Chiến nhấn mạnh.

Cũng tại hội nghị, bà Nguyễn Thị Thu Hà - Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình, Phó Bí thư Đảng đoàn MTTQ Việt Nam - đã được hiệp thương cử giữ chức Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khóa IX, nhiệm kỳ 2019 - 2024; ông Hoàng Công Thủy - nguyên Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phú Thọ, Ủy viên Đảng đoàn MTTQ Việt Nam, đã được hiệp thương cử giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khóa IX.

Link bài gốc: https://nld.com.vn/thoi-su/toa-dam-ve-cuon-sach-cua-tong-bi-thu-20230315213417415.htm

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ: Hoàng Thái

Gương mặt thơ: Hoàng Thái

(GLO)- Hoàng Thái là dân thời sự VTV, đương nhiệm chức Phó Giám đốc VTV8. Tức là trong mắt tôi và nhiều người, phần cảm xúc thơ sẽ bị thui chột dù anh là dân học văn Đại học Tổng hợp Huế. Nhưng một ngày, anh khoe với tôi một chùm thơ và tôi ngạc nhiên trước cảm xúc tươi rói và trĩu tâm trạng.

Thành phố Pleiku có 30 đội cồng chiêng

Thành phố Pleiku có 30 đội cồng chiêng

(GLO)- Thành phố Pleiku (tỉnh Gia Lai) hiện có 30 đội cồng chiêng, múa xoang với trên 600 nghệ nhân. Những năm qua, việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã được TP. Pleiku đặc biệt quan tâm, coi đây là một nội dung quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Tây Nguyên: Chuyện của một thời và mãi mãi

Tây Nguyên: Chuyện của một thời và mãi mãi

(GLO)- Thỉnh thoảng, tôi vẫn chọn mua một số cuốn sách cũ trên mạng xã hội. Thật khó để nói rằng hình thức của chúng hấp dẫn, thậm chí có cuốn còn bị mối mọt, ẩm mốc. Bù lại, nhiều câu chuyện hay dường như chỉ có trong những tác phẩm nay đã trở thành hiếm hoi này. Và, tập bút ký “Liên khu 5 bất khuất” của tác giả Thành Nghĩa được Nhà xuất bản Quân đội nhân dân in tại Hà Nội vào tháng 5-1966 với số lượng 11.600 cuốn chứa đựng nhiều chi tiết cảm động liên quan đến vùng đất Bắc Tây Nguyên của chúng ta là một ví dụ.
10 tác phẩm lọt vào chung khảo Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn lần thứ 4

10 tác phẩm lọt vào chung khảo Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn lần thứ 4

(GLO)- Ban Tổ chức Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn-Báo Thể thao và Văn hóa (Thông tấn xã Việt Nam) đã công bố 10 tác phẩm lọt vào chung khảo lần thứ 4, năm 2023 vào ngày 15-5. Từ top 10 này, Hội đồng Giám khảo sẽ chọn ra các giải Hiệp sĩ Dế Mèn, Khát vọng Dế Mèn để trao giải vào dịp Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1-6 tới.
Sôi nổi tiếng hát tuyên truyền viên

Sôi nổi tiếng hát tuyên truyền viên

(GLO)- Liên hoan tiếng hát tuyên truyền viên tỉnh Gia Lai lần thứ I vừa bế mạc sau 2 đêm diễn ra (11 và 12-5). Trong lần đầu tiên tổ chức, chương trình đã mang đến không khí giao lưu sôi nổi, tiếp thêm sinh khí cho hoạt động của các tuyên truyền viên ở cơ sở.
Gương mặt thơ: Đỗ Bạch Mai

Gương mặt thơ: Đỗ Bạch Mai

(GLO)- Chị Đỗ Bạch Mai thành danh khi tôi còn là “nhà thơ trẻ”. Hồi ấy, tôi đã tự hỏi, năng lượng ở đâu để chị làm thơ nhiều, nhanh và đầy xúc cảm như thế. Từ bông dã quỳ mà chị nghĩ tới những điều được mất như thế này: “Mong chỉ một lần và chỉ một lần thôi/Được ngắm hoa cúc quỳ trong phút giây êm ả nhất/Để được đối mặt với những điều còn-mất/Để ta lại là ta thanh thản trở về” thì thấy sự liên tưởng trong chị mạnh tới như thế nào?