Tinh gọn trong mỗi cá nhân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tinh gọn bộ máy, sáp nhập hay chấm dứt hoạt động là những từ khóa “hot” trong toàn bộ máy chính trị hiện nay.

Theo chủ trương lớn này, có hàng loạt bộ, cơ quan thuộc chính phủ, tổng cục, cục, vụ, đơn vị sự nghiệp công lập… bị sáp nhập, sắp xếp theo hướng thu gọn đầu mối, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ. Đó là chưa kể tới rất nhiều đơn vị, phòng, ban trong từng tổ chức đó cũng sẽ bị thu gọn để giảm mạnh số đầu mối theo yêu cầu. Ước tính số người bị ảnh hưởng trong đợt tinh gọn bộ máy này lên tới 100.000 cán bộ, công chức, viên chức.

Tổng biên chế toàn hệ thống chính trị giai đoạn 2022-2026 là 2,234 triệu. Con số 100.000 người đó chiếm gần 4,5%. Nhìn tỷ lệ thì có vẻ nhỏ, nhưng thực ra đó là con số lớn rất lớn, cho thấy những người chịu tác động của kế hoạch tinh gọn bộ máy cũng không hề ít.

Chuyện sáp nhập các đơn vị không đơn giản như truyện cổ tích “Cây tre trăm đốt”, nơi mà chỉ cần hô câu thần chú “khắc nhập” là cả trăm đốt tre tự động dính liền với nhau một cách hoàn chỉnh. Thực tế không như thế, trong quá trình “khắc nhập”, sẽ có những “đốt tre” bị thừa thãi, không thể trở thành một phần của cây tre mới.

Khi bản thân bỗng trở thành những “đốt tre” dôi dư đó, lo lắng và bất an là tâm lý dễ hiểu. Đây cũng là tâm lý chung của nhiều người trong hệ thống chính trị, từ cấp trưởng, cấp phó cho đến công chức, viên chức bình thường, khi họ đột ngột phải đối diện với những thay đổi sâu sắc về vị trí, công việc của mình.

Đặc biệt, đối với những người đã từng gắn bó lâu dài với công việc, tâm lý có thể sẽ là hụt hẫng khi thấy mình bị hạ bậc, phải từ bỏ những vị trí lãnh đạo quan trọng, hay phải từ bỏ một chỗ làm trong nhà nước mà xưa nay thường được coi là ổn định.

Quá trình thay đổi này đặt họ vào những lựa chọn khó khăn, đặc biệt là khi họ phải lựa chọn chấp nhận hy sinh, không chỉ về vị trí công tác mà còn về các quyền lợi vật chất và tinh thần.

Chính trong những khoảnh khắc này, phẩm chất, đạo đức và sự hy sinh của những người cán bộ, đặc biệt là Đảng viên, thực sự được thử thách.

Đây cũng là khoảnh khắc buộc nhiều người phải nhìn nhận lại giá trị bản thân. Thực tế, có những người đi làm trong cơ quan nhà nước chỉ để “cho vui”, “sáng cắp ô đi, tối cắp về”, không có động lực cống hiến thực sự cho tổ chức. Cơ quan nhà nước nào cũng có những đối tượng vào làm theo cơ chế “xin – cho”, “con ông cháu cha”, không đủ năng lực làm việc. Thứ họ làm hàng ngày là điểm danh và hưởng lương từ ngân sách chỉ để làm những việc vô thưởng vô phạt, không có tác động gì đến hiệu quả công việc chung. Tình trạng này làm cồng kềnh bộ máy, gây lãng phí không nhỏ cho ngân sách nhà nước.

Có thể nói trong những người đó, hầu như ai cũng tự biết năng lực của mình thế nào, ai cũng tự nhận rõ mình có phải là người cần thiết cho đơn vị, tổ chức không, hay là một “đốt tre” thừa. Tuy nhiên, trong những người này, liệu có ai dũng cảm thừa nhận và chấp nhận trở thành đối tượng bị tinh giản hay không?

Để trả lời câu hỏi đó thì mỗi người cũng phải tự làm “cách mạng” trong chính suy nghĩ của mình. Tất nhiên, không ai muốn bị hạ chức vụ, giảm quyền lợi, và càng không ai muốn mất việc hay bị tinh giản. Nhưng khi đứng trước yêu cầu mới của cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy, cần nhất là tinh thần chấp nhận thực tế, coi đây là cơ hội để thay đổi, tìm hướng đi mới cho bản thân, thay vì cố bấu víu vào một cái ghế, hay vị trí trong cơ quan nhà nước.

Theo đánh giá của các chuyên gia, lòng dũng cảm và hy sinh lợi ích cá nhân chính là cốt lõi của cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy này. Dũng cảm ở chỗ dám nhìn thẳng vào sự thật, rằng bản thân mình không còn phù hợp với vị trí đó. Hy sinh lợi ích cá nhân ở chỗ chấp nhận từ bỏ đồng lương được hưởng từ ngân sách nhà nước, dành cho những người xứng đáng hơn. Trong quá trình hy sinh lợi ích cá nhân đó, sẽ có nhiều cơ hội mới mang lại lợi ích mới cho chính họ.

Để khuyến khích tinh thần dũng cảm và tác động để các cá nhân dám hi sinh lợi ích cá nhân, cần có chính sách và chế độ hợp lý, nhân văn giúp họ trong giai đoạn thay đổi này.

Mới đây, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, bộ này đã hoàn thành dự thảo Nghị định về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức trong sắp xếp tổ chức bộ máy. Theo bà, quan trọng nhất là sau khi sắp xếp, có chính sách cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động liên quan ổn định cuộc sống, trên tinh thần chính sách cũng phải mang tính cách mạng, đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau trong quá trình sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy.

Mặc dù quá trình tinh gọn bộ máy đụng chạm đến lợi ích cá nhân của nhiều người, nhưng các chính sách hỗ trợ hợp lý và công bằng sẽ giúp giảm bớt gánh nặng cho những người bị ảnh hưởng.

Trên tinh thần đó, những cán bộ, công chức, viên chức dôi dư trong quá trình tinh gọn bộ máy có thể an tâm phần nào khi họ được chuẩn bị cả về tinh thần và vật chất trong quá trình thay đổi lớn này.

Tinh gọn bộ máy là cuộc cách mạng lớn, được ví là cuộc đổi mới lần hai, đổi mới 2.0. Và đó cũng là cuộc cách mạng, đổi mới, tinh gọn trong suy nghĩ của mỗi cá nhân bị ảnh hưởng. Nói như Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, đó là cuộc cách mạng giải phóng tư tưởng để tất cả chúng ta cùng thay đổi hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn. Giải phóng để tư tưởng thoải mái, tinh gọn để bộ máy bớt cồng kềnh, thế mới có thể “nhẹ để bay cao”.

tinh-gon-2.jpg

Theo Thùy Dương (TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Diện mạo hành chính mới tạo động lực để đất nước phát triển

Diện mạo hành chính mới tạo động lực để đất nước phát triển

(GLO)- Sau một thời gian gấp rút chuẩn bị, chỉ còn vài ngày nữa, đất nước ta chính thức bước vào cuộc chuyển mình vĩ đại nhất kể từ ngày thống nhất non sông. Sự thay đổi về mô hình chính quyền địa phương lần này sẽ đem lại diện mạo hành chính mới, tinh gọn, năng động, hiệu lực, hiệu quả.

Vì một nền thương mại sạch

Vì một nền thương mại sạch

Lực lượng chức năng triệt phá các đường dây buôn lậu, kinh doanh hàng gian hàng giả với quy mô lớn; hàng loạt vụ vứt bỏ hàng hóa nghi hàng gian, hàng giả; nhiều người nổi tiếng, có ảnh hưởng trên mạng xã hội sa lưới luật pháp vì trốn thuế, kinh doanh hàng kém chất lượng…

Nhìn mình đi

Nhìn mình đi

"Nếu như nói một ngày nào đó trong trường học không còn bạo lực, thì tôi có thể nói được, đó là ngày mà người lớn không còn đánh nhau nữa. Ngày đó, trẻ con sẽ nhìn nhau bằng ánh mắt yêu thương thuần túy mà thôi".

Phát huy sức mạnh văn hóa

Phát huy sức mạnh văn hóa

Khi các giá trị văn hóa, di sản và nghệ thuật tạo ra lợi nhuận nó không chỉ tự “nuôi sống” mình mà còn góp phần tạo thêm những nguồn lực mới, tác động tích cực đến các lĩnh vực khác của ngành công nghiệp văn hóa.

Thấy gì từ thu thuế đất tăng?

Thấy gì từ thu thuế đất tăng?

Số liệu của Bộ Tài chính cho biết, thu thuế từ nhà, đất đạt 198,3 nghìn tỉ đồng, tăng 105% so cùng kỳ 2024. Không chỉ bổ sung cho ngân sách một khoản quan trọng, đằng sau con số đột biến này còn rất nhiều vấn đề cần mổ xẻ thấu đáo để tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát huy tối đa nội lực.

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy tròn một thế kỷ của nền báo chí cách mạng Việt Nam, cái tên Thanh Niên luôn mang trên mình một sứ mệnh thiêng liêng; luôn khát khao, ước vọng đồng hành cùng dân tộc trên mọi chặng đường phát triển.

Cuộc đối thoại về niềm tin và nghĩa vụ

Cuộc đối thoại về niềm tin và nghĩa vụ

Nghị định 70/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/6/2025 quy định: hộ kinh doanh có doanh thu trên 1 tỷ đồng/năm, hoạt động trong các lĩnh vực tiêu dùng trực tiếp như quán ăn, khách sạn, bán lẻ, vận tải... bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền, kết nối trực tiếp với cơ quan thuế.

Phòng ngừa rủi ro UAV

Phòng ngừa rủi ro UAV

Trong chuyến đi đến thủ đô Washington D.C của Mỹ vào cuối năm 2024, người viết từng có ý định mang theo một chiếc flycam (máy bay không người lái - UAV - chuyên chụp hình, quay phim) loại nhỏ để phục vụ công việc.

Hướng đến mục tiêu kép

Hướng đến mục tiêu kép

Tin tưởng, nhưng không ít trăn trở, âu lo là thông điệp được gửi gắm trong phát biểu của nhiều đại biểu Quốc hội tại phiên thảo luận về phát triển kinh tế-xã hội vào hôm qua 17-6.

null