Tiểu thuyết “Báu vật của đời” của Mạc Ngôn sẽ lên phim

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nhiều khả năng, diễn viên Phạm Băng Băng sẽ thủ vai nữ chính cho bộ phim này.
 

 Bìa cuốn sách
Bìa cuốn sách "Báu vật của đời" và nhà văn Mạc Ngôn.

“Báu vật của đời” là một trong những tác phẩm thành công nhất của nhà văn nổi tiếng Mạc Ngôn. Cuốn sách đã mang về cho ông giải thưởng Nobel văn học gây nhiều tranh cãi. Trước đó, dự án chuyển thể cuốn tiểu thuyết sang phim đã được xây dựng nhưng do nhiều lý do khách quan mà không được hoàn thành.

Hiện tại, Hãng phim Hoa Nghị Huynh đệ kết hợp với hai hãng phim khác đang thảo luận với tác giả Mạc Ngôn để xây dựng kịch bản cho phim “Báu vật của đời”. Nhiều khả năng, nữ diễn viên Phạm Băng Băng sẽ đảm nhiệm vai nữ chính Lỗ Toàn Nhi.

Mấy năm gần đây, Phạm Băng Băng luôn là lựa chọn lý tưởng cho nhiều dự án phim điện ảnh vì khả năng biến hóa, đa dạng trong diễn xuất và vẻ ngoài thu hút. Hình tượng của cô rất phù hợp với nhân vật chính Lỗ Toàn Nhi - một cô gái ở vùng quê Cao Mật (Trung Quốc), xinh đẹp, dịu dàng và tràn đầy sức sống nhưng số phận lại bất hạnh.

Thoát khỏi tục bó chân, năm 17 tuổi, Lỗ Toàn Nhi được gả vào nhà Thượng Quan. Dù là con dâu trong gia đình khá giả nhưng thực chất, Lỗ Toàn Nhi chỉ giống một kẻ tôi tớ. Người chồng bất tài, vũ phu lại bất lực trong chuyện chăn gối khiến cho mọi sự hành hạ và niềm khao khát có con nối dõi tông đường đổ lên đầu Toàn Nhi. Luồn lách những thành kiến của xã hội, Toàn Nhi phải đi “xin giống” của những người đàn ông xa lạ và sinh cho nhà Thượng Quan 9 đứa con (8 gái, 1 trai).

Nếu nhận lời đóng vai Lỗ Toàn Nhi, Phạm Băng Băng sẽ phải diễn nhiều "cảnh nóng". Cô cũng sẽ phải nhận nhiều áp lực từ phía công chúng với vai diễn phá vỡ những thành kiến của xã hội cũ. Trước “Báu vật của đời”, một tác phẩm khác của nhà văn Mạc Ngôn là "Cao lương đỏ" cũng đã được dựng thành phim do Trương Nghệ Mưu làm đạo diễn, diễn viên Củng Lợi vào vai chính Phượng Liên.

Bộ phim mở đầu cho xu hướng các đạo diễn thế hệ thứ năm của điện ảnh Trung Quốc khai thác chất liệu văn hóa dân tộc mình để tạo nên nét khác biệt. “Cao lương đỏ” đã dành được giải Gấu vàng tại LHP Berlin năm 1988.

Theo VOV

Có thể bạn quan tâm

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

(GLO)- Đó là phát biểu của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn tại hội nghị tổng kết 50 năm nền văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra vào sáng 23-4 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

(GLO)- Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam có nhiều ca khúc không chỉ đơn thuần là tác phẩm nghệ thuật mà còn là biểu tượng của một vùng quê. Nơi ấy, tình yêu và nỗi nhớ không thể phai mờ. “Ngọn lửa cao nguyên” của nhạc sĩ Trần Tiến chính là một trong những ca khúc như thế.

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

(GLO)- “Dáng vẻ của một người yên lặng đọc sách khá giống với những gì tôi cảm thấy khi nghĩ về một người đang trưởng thành trong lặng lẽ”-đó là cảm nhận của chị Trần Thị Kim Phùng Thủy-Trưởng ban Điều hành dự án “Văn hóa đọc Gia Lai” về giá trị sâu bền mà sách mang lại.

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

(GLO)- Bài thơ "Mùa qua phố" của tác giả Lenguyen là một bức tranh dịu dàng, gợi cảm xúc, đưa người đọc bước vào không gian phố núi Pleiku trong thời khắc chuyển mùa. Với giọng điệu lãng mạn và sâu lắng, bài thơ khơi gợi vẻ đẹp bình dị nhưng đầy chất thơ của phố núi...

Con đường tất yếu

Con đường tất yếu

Vài năm trở lại đây, các sản phẩm văn hóa - nghệ thuật Việt đã được khai thác với tinh thần mới: vừa trân trọng truyền thống, vừa dấn thân khai phá cái mới.

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Ngày 4-4, tại Hà Nội, Bộ VH-TT-DL tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng Nghị định về khuyến khích phát triển văn học. Đây là một bước quan trọng nhằm tạo dựng hành lang pháp lý hỗ trợ nền văn học Việt Nam phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.

 Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

(GLO)- "Bầu trời trở lại" của Lữ Hồng là bài thơ giàu hình ảnh và cảm xúc, gợi lên sự chuyển mình của thiên nhiên, lòng người. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, cũng là một hành trình nội tâm sâu sắc, nơi con người giao hòa với đất trời, với những giấc mơ và niềm tin vào ngày mai.

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

(GLO)- Bài thơ "Đêm sang mùa" của Đào An Duyên là một bức tranh thơ mộng về những khoảnh khắc chuyển giao, khi đêm và mùa giao thoa, khi không gian và thời gian hòa quyện vào nhau, tạo nên một cảm giác lạ kỳ, huyền bí...