Thực phẩm giúp bổ sung lợi khuẩn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chocolate tối màu có chứa nhiều lợi khuẩn hơn 4 lần so với các loại chocolate sữa. Rau củ khi được ngâm với muối và nước là nguồn cung cấp probitotic không nên bỏ qua trong thực đơn.

Tầm quan trọng của lợi khuẩn đối với sức khỏe được nhìn nhận ngày càng đầy đủ. Do đó nhiều người đã chủ động bổ sung nguồn chất quan trọng này vào thực đơn hàng ngày.

Nhiều lúc bạn vẫn còn băn khoăn về việc bổ sung lợi khuẩn như thế nào và bằng cách nào cho hiệu quả? Liệu ăn bao nhiêu sữa chua mỗi ngày là đủ? Những người thường chỉ dùng sữa đậu nành và đậu hũ lên men thay vì các sản phẩm từ bơ, sữa phải bổ sung lợi khuẩn như thế nào? May mắn là bạn vẫn có thể cung cấp lợi khuẩn bằng nhiều nguồn hữu ích và dễ tìm dưới đây.

1. Phô mai

 

Các loại phô mai là nguồn cung cấp lợi khuẩn dồi dào.
Các loại phô mai là nguồn cung cấp lợi khuẩn dồi dào.

Phô mai tươi làm từ sữa tươi đã gạn kem, nổi tiếng vì hàm lượng lợi khuẩn rất cao. Phô mai để càng lâu thì lợi khuẩn càng nhiều. Các loại phô mai cứng như cheddar (màu vàng nhạt ngà trắng, có nguồn gốc từ làng Cheddar, New Zealand), gouda (mềm, mịn, nhiều kem, thường được sản xuất tại Hà Lan), parmesan (làm từ sữa bò và phải mất 2-3 năm ủ để đạt độ chín) đều là những loại phô mai giàu lợi khuẩn.

2. Tương Miso

 

Tương miso là thực phẩm lên men giàu lợi khuẩn.
Tương miso là thực phẩm lên men giàu lợi khuẩn.

Nhiều chuyên gia tin rằng miso rất hữu ích cho quá trình hồi phục của các nạn nhân bị nhiễm bức xạ. Miso là loại tương được làm từ lúa mạch, đậu nành hay gạo lên men, rất giàu lợi khuẩn.

 3. Chocolate sẫm màu

 

Chocolate sẫm màu chứa nhiều lợi khuẩn hơn chocolate trắng.
Chocolate sẫm màu chứa nhiều lợi khuẩn hơn chocolate trắng.

Chocolate sẫm màu không chỉ là thức ăn yêu thích của nhiều người mà còn chứa nhiều chất chống oxy hóa, là nguồn cung cấp vi khuẩn có lợi rất tốt cho cơ thể. Chocolate tối màu chứa nhiều lợi khuẩn hơn 4 lần so với các loại chocolate sữa.

4. Bánh mì bột chua

Bánh mì bột chua giàu khuẩn sữa, loại vi khuẩn được cho là có các đặc tính kháng viêm hiệu quả và khả năng chống ung thư.

5. Quả ôliu

 

 Sử dụng ôliu ngâm trong muối biển để bổ sung lợi khuẩn cho cơ thể.
Sử dụng ôliu ngâm trong muối biển để bổ sung lợi khuẩn cho cơ thể.

Bạn có thể sử dụng ôliu ngâm muối để bổ sung một lượng lợi khuẩn dồi dào cho cơ thể.

6. Các loại dưa muối

 

 

Rau củ khi được ngâm với muối và nước, không phải giấm, cũng là nguồn cung cấp probitotic mà bạn không nên bỏ qua trong thực đơn của mình.

Mai Thương (Theo Vnexpress)

Có thể bạn quan tâm

Giảm cân nhờ ăn bơ

Giảm cân nhờ ăn bơ

Bạn muốn giảm cân? Hãy thử ăn bơ vì bơ có thể giúp giảm trọng lượng cơ thể, cũng như giúp vòng eo nhỏ hơn, theo nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Internal Medicine Review.
Phụ nữ cũng cần tráng dương, ích thận

Phụ nữ cũng cần tráng dương, ích thận

Phụ nữ ở độ tuổi trung niên trở lên, tùy theo từng tình trạng khác nhau, mà có thể uống thêm một ít thuốc tráng dương, ích thận hoặc các loại thuốc pha chế sẵn như các loại cao bổ sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, kéo dài tuổi thanh xuân.
Đạm đậu nành giúp trị viêm ruột

Đạm đậu nành giúp trị viêm ruột

Thí nghiệm của các nhà khoa học Mỹ thuộc Học viện Khoa học Nông nghiệp bang Pennsylvania mới được công bố trên tờ The Journal of Nutritional Biochemistry cho thấy việc bổ sung chất đạm có nguồn gốc từ đậu nành có thể hỗ trợ trị liệu viêm ruột.
Bí quyết giữ sức khỏe khi du lịch

Bí quyết giữ sức khỏe khi du lịch

Những ngày lễ, mùa hè mọi người thường về thăm quê, du lịch trong hoặc ngoài nước. Nên chuẩn bị hành trang đầy đủ tuân theo một số quy định, nguyên tắc về an toàn để chuyến du lịch vui vẻ, sức khỏe và thoải mái.
Mau đói do... ăn mặn

Mau đói do... ăn mặn

Trong lúc thực hiện sứ mệnh giả định đến sao Hỏa, một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế phát hiện ăn mặn gây đói cồn cào hơn là khiến đối tượng khát nước.