Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự lễ khởi công cầu mới Đà Rằng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sáng 19-1, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Thứ trưởng Lê Đình Thọ, lãnh đạo Bộ ngành TƯ, tỉnh Phú Yên nhấn nút khởi công dự án cầu Đà Rằng, mở rộng "cửa ngõ" phía Nam thành phố Tùy Hòa.
 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Thứ trưởng Lê Đình Thọ, lãnh đạo các Bộ ngành TƯ, tỉnh Phú Yên, Ban QLDA Thăng Long nhấn nút khởi công xây dựng cầu Đà Rằng.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Thứ trưởng Lê Đình Thọ, lãnh đạo các Bộ ngành TƯ, tỉnh Phú Yên, Ban QLDA Thăng Long nhấn nút khởi công xây dựng cầu Đà Rằng.

Đây là một trong những sự kiện trọng tâm, hưởng ứng sự kiện Xúc tiến đầu tư 2018 của tỉnh Phú Yên do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cùng sự tham dự của lãnh đạo các Bộ ngành, cơ quan TƯ, tỉnh Phú Yên.

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên Hoàng Văn Trà nhấn mạnh: Dự án cầu mới Đà Rằng là đòi hỏi bức thiết của chính quyền, người dân trên địa bàn trong việc phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, xóa "điểm nghẽn" lưu thông cửa ngõ phía Nam thành phố Tuy Hòa.

 

Phối cảnh cầu Đà Rằng mới.
Phối cảnh cầu Đà Rằng mới.

Qua gần 50 năm sử dụng, cầu Đà Rằng hiện hữu đã xuống cấp, quá tải trước nhu cầu phát triển, lưu thông của người dân, kết nối các vùng kinh tế động lực của tỉnh. Phần lớn hệ dầm của cầu bị hư hỏng. "Cây cầu là niềm mơ ước từ lâu của nhân dân, địa phương. Việc xây dựng cầu mới Đà Rằng có ý nghĩa rất lớn đối với quá trình phát triển KT-XH của tỉnh, góp phần hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng giao thông, nâng cao năng lực thông hành, thu hút đầu tư trên địa bàn...", ông Trà cho biết.

Thứ trưởng Lê Đình Thọ đánh giá: Việc đầu tư xây dựng cầu Đà Rằng và dự án cầu Đà Rằng, cầu Sông Chùa cấp bách. Thời gian qua, Bộ GTVT cùng địa phương khẩn trương rà soát, kiến nghị, trình Trung ương để chấp thuận triển khai dự án.

Phát lệnh khởi công dự án, Thứ trưởng Lê Đình Thọ chỉ đạo các đơn vị triển khai dự án nỗ lực, tập trung cao nhất nhân vật lực với tinh thần phấn đấu hoàn thành dự án với tiến độ sớm nhất, chất lượng cao nhất, đảm bảo tuyệt đối an toàn và tiết kiệm đầu tư cho dự án. Bộ đề nghị địa phương sớm hoàn thành công tác GPMB, người dân chia sẻ, hỗ trợ tối đa cho dự án.

"Công trình hoàn thành, sớm đưa vào khai thác sẽ đồng bộ quy mô 4 làn xe cho QL1 đoạn qua TP Tuy Hòa, góp phần tăng năng lực thông hành trên trục đường Nguyễn Tất Thành, giảm thiểu ùn tắc, nâng cao ATGT QL1 đoạn qua TP.Tuy Hòa nói riêng, Phú Yên nói chung", Thứ trưởng Thọ nhấn mạnh.

 

Các đơn vị tham gia dự án tập trung nhân vật lực, thiết bị đồng loạt thi công sau buổi lễ.
Các đơn vị tham gia dự án tập trung nhân vật lực, thiết bị đồng loạt thi công sau buổi lễ.

Theo ông Dương Viết Roãn, Giám đốc Ban QLDA Thăng Long (đại diện chủ đầu tư dự án), với bề dầy kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý và điều hành các dự án giao thông trọng điểm quốc gia, Ban cùng liên danh Tư vấn thiết kế, liên danh Nhà thầu xây lắp (Công ty Licogi 18.6 và Công ty CP xây dựng công trình 510), là các đơn vị có đủ năng lực, kinh nghiệm, đã từng tham gia rất nhiều dự án lớn, cam kết tổ chức triển khai dự án đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, an toàn công trình, an toàn lao động và vệ sinh môi trường. "Dự án đặt mục tiêu cán đích cuối năm 2018 sau 12 tháng thi công", ông Roãn báo cáo.

Dự án Cầu Đà Rằng có tổng chiều dài gần 1,7 km. Trong đó, cầu dài gần 1,2km, chiều dài đường dẫn hai đầu cầu là 336m; chiều dài nút giao cuối tuyến là 173,17 mét. Quy mô: Mặt cắt ngang cầu là 10,5m gồm 02 làn xe cơ giới rộng 7,0m; dải an toàn rộng 1,0m; lan can và lề đi bộ rộng 2,5m. Kết cấu nhịp cầu bằng dầm Super-T BTCT DƯL đúc sẵn, sơ đồ nhịp gồm (39,1+26x40+39,1)m; kết cấu mố, trụ bằng BTCT đặt trên móng cọc khoan nhồi đường kính 1,5m.

Dự án có tổng mức đầu tư 340, 4 tỷ đồng; trong đó Chi phí xây dựng là 255,1 tỷ đồng từ nguồn vốn dư TPCP của các dự án cải tạo, nâng cấp QL1A và đường HCM đoạn qua Tây Nguyên.

Công trình do Bộ GTVT làm chủ đầu tư, Ban QLDA Thăng Long làm đại diện chủ đầu tư. Nhà thầu xây lắp: Liên danh Công ty CP Đầu tư và Xây dựng cầu đường số 18.6 - Công ty CP Xây dựng công trình 510. Nhà thầu tư vấn giám sát: Liên danh Công ty CP Tư vấn xây dựng Công trình giao thông 2 và Công ty CP Tư vấn giám sát chất lượng công trình Thăng Long. Nhà thầu tư vấn thiết kế: Liên danh Tổng công ty Tư vấn thiết kế GTVT - CTCP và Công ty CP xây dựng VNC.

Xuân Huy-Quốc Nhựt/giaothong

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Yêu cầu các địa phương thường xuyên rà soát đối tượng, nhu cầu vay vốn nhà ở xã hội

Gia Lai: Yêu cầu các địa phương thường xuyên rà soát đối tượng, nhu cầu vay vốn nhà ở xã hội

(GLO)- Ngày 28-3, UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành Công văn số 746/UBND-KTTH về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 24-5-2024 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển nhà ở xã hội trong tình hình mới gắn với hoạt động tín dụng chính sách.

Pleiku đối thoại với hộ dân thuộc diện thu hồi đất thuộc Dự án Đường hành lang kinh tế phía Đông

Pleiku đối thoại với hộ dân thuộc diện thu hồi đất thuộc Dự án Đường hành lang kinh tế phía Đông

(GLO)- Sáng 28-3, Ban Thực hiện cưỡng chế thu hồi đất của UBND TP. Pleiku đã tổ chức họp vận động, thuyết phục, đối thoại với hộ ông Thái Văn Kiệm (trú tại thôn Tiên Sơn 1, xã Biển Hồ) thuộc Dự án Đường hành lang kinh tế phía Đông (đường tránh Quốc lộ 19) tỉnh Gia Lai.

Đường Hai Bà Trưng (TP. Pleiku) được đầu tư nâng cấp ngày càng hiện đại và khang trang. Ảnh Minh Tiến

Pleiku khởi sắc từ hạ tầng giao thông

(GLO)-Thành phố Pleiku là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của tỉnh Gia Lai. 50 năm sau ngày giải phóng, phố núi đã khoác lên mình diện mạo mới của một đô thị trẻ giàu tiềm năng phát triển. Trong đó, đáng chú ý nhất là hạ tầng giao thông được đầu tư đồng bộ, hiện đại và khang trang.

 “Chợ dân sinh giảm thiểu rác thải nhựa-túi nilon” nâng cao ý thức bảo vệ môi trường

“Chợ dân sinh giảm thiểu rác thải nhựa-túi nilon” nâng cao ý thức bảo vệ môi trường

(GLO)- Mô hình “Chợ dân sinh giảm thiểu rác thải nhựa-túi nilon” do Đoàn phường Yên Thế (TP. Pleiku) triển khai tại chợ Yên Thế đã góp phần nâng cao ý thức của người dân trong việc giảm thiểu sử dụng túi nilon và sản phẩm nhựa dùng một lần khi đi chợ để bảo vệ môi trường.

Tổ thu gom rác thải thôn 1 (xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh) được thành lập từ tháng 10-2022, duy trì các hoạt động thu gom rác thải, góp phần bảo vệ môi trường. Ảnh: Văn Dư

Nông dân xử lý rác để giảm phát thải khí nhà kính

(GLO)- Sáng 24-3, tại Trung tâm Hội nghị Pleiku Palace (TP. Pleiku), Hội Nông dân tỉnh tiến hành hội thảo và tổng kết Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” tại Gia Lai.