Thiếu nhà ở xã hội, ế nhà tái định cư

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Một nghịch lý là nhiều hộ thuộc diện tái định cư vẫn đang loay hoay với bài toán an cư thì có những dự án nhà tái định cư xây xong rồi… để đấy, bán đấu giá mòn mỏi không ai mua.
Khu nhà tái định cư thuộc Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Ảnh: Ngọc Tiến
Khu nhà tái định cư thuộc Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Ảnh: Ngọc Tiến
UBND TPHCM vừa chấp thuận đề xuất của Sở Tài nguyên và Môi trường về phương án đấu giá tài sản tạo lập bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước đối với giá trị quyền sử dụng đất và công trình xây dựng trên đất, tài sản khác gắn liền với đất tại các lô đất R1, R2, R3 thuộc khu 38,4 ha Khu đô thị mới Thủ Thiêm (phường Bình Khánh, quận 2).
Đây là 3 lô đất có diện tích 45.971,4 m2, đã xây dựng xong 14 block với 2.220 căn hộ, có hồ bơi, nhà sinh hoạt cộng đồng, khu công viên và các công trình phục vụ. Hệ thống cấp nước, cấp điện cũng đã được thi công hoàn tất.
Phương thức đấu giá là trả giá lên, đấu giá trực tiếp bằng lời nói tại cuộc đấu giá. Trung tâm Phát triển quỹ đất là đơn vị tổ chức thực hiện đấu giá. Trong đề xuất của Sở Tài nguyên và Môi trường cũng nhấn mạnh, do tài sản đưa ra đấu giá là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại 3 lô đất trên có giá trị lớn, việc tham gia đấu giá không phải mục đích sử dụng để ở của hộ gia đình, cá nhân mà là hoạt động kinh doanh bất động sản, nên đối tượng tham gia đấu giá phải là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản. 
Đáng nói đây không phải là lần đầu tiên quỹ nhà tái định cư này được đem ra bán đấu giá. Trước đó, đã có 3 lần thành phố tổ chức bán đấu giá hàng ngàn căn hộ tái định cư thuộc khu 38,4 ha Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Cụ thể, năm 2017, TPHCM bán đấu giá 3.790 căn với mức giá khởi điểm 8.800 tỉ đồng, năm 2018 đấu giá lần thứ 2 và mức giá khởi điểm là 9.100 tỉ đồng và lần thứ 3 có giá khởi điểm là 9.900 tỉ đồng nhưng không có doanh nghiệp nào mua.
Do không có người về ở nên nhiều khu tái định cư bị xuống cấp nghiêm trọng. Trong khi đó một nghịch cảnh là hàng trăm nghìn người vẫn đang khát khao chỗ ở, thậm chí nhiều hộ thuộc diện tái định cư vẫn đang loay hoay với bài toán an cư thì có những dự án nhà tái định cư xây xong rồi… để đấy.
Những bất cập xung quanh câu chuyện nhà tái định cư đã được chỉ ra rất nhiều năm nay nhưng vẫn chưa có giải pháp khắc phục triệt để. Việc xây dựng quá nhiều căn hộ nhưng không thể tái định cư được có nhiều nguyên nhân. Trong đó xuất phát điểm từ việc người dân không chấp nhận tái định cư, bởi chung cư ở quá xa, hạ tầng kết nối chưa hoàn chỉnh. Ngoài ra, việc nhiều lần bán đấu giá không thành công những căn hộ tái định cư trên là do chính sách chưa hợp lý.
Việc TPHCM mang hàng nghìn căn tái định cư ra đấu giá sẽ giúp tăng thêm một lượng lớn nguồn cung căn hộ, song cái khó hiện nay của nhiều doanh nghiệp là lượng căn hộ mang ra đấu giá quá lớn, sẽ không có nhiều doanh nghiệp đủ năng lực tài chính tham gia mặc dù rất quan tâm. Để giải quyết tình này, nhiều doanh nghiệp cho rằng thay vì chia theo 1 - 2 gói thầu lớn, thì thành phố nên chia theo nhiều gói thầu nhỏ để thu hút nhiều hơn các doanh nghiệp.
Theo GIA MIÊU (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Chờ sửa luật Đất đai

Chờ sửa luật Đất đai

Đó là tâm trạng của người dân và doanh nghiệp khi Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định: Chính phủ sẽ đề xuất sửa đổi Nghị quyết 18, làm cơ sở sửa luật Đất đai 2024 nhằm khắc phục bất cập về thu hồi đất, tài chính đất đai, kiểm soát giá đất.

Xe đưa đón cán bộ công chức xuống Quy Nhơn làm việc

Nhu cầu đi lại tuyến Pleiku-Quy Nhơn tăng đột biến sau khi sáp nhập tỉnh

(GLO)- Sau khi sáp nhập, tỉnh Gia Lai đặt trụ sở hành chính tại phường Quy Nhơn. Nhu cầu đi lại của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động từ tỉnh Gia Lai (cũ) đến nơi làm việc mới cũng tăng mạnh, kéo theo hoạt động vận tải hành khách tuyến Pleiku-Quy Nhơn và ngược lại cũng tăng đột biến.

Suối Bứa lại tiếp tục bị băm nát

Suối Bứa lại tiếp tục bị băm nát

(GLO)- Hoạt động khai thác cát trái phép tại suối Bứa (đoạn qua xóm 2, thôn Long Thành, phường Quy Nhơn Tây) tưởng chừng đã chấm dứt nay lại tiếp tục diễn ra rầm rộ bằng các loại máy móc phương tiện khiến người dân lo lắng, bất an.

null