Thi thăng hạng viên chức, chúng ta không thể cứ đi riêng một đường

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Công chức, viên chức cả nước đang hồ hởi với thông tin tới đây, Bộ Nội vụ sẽ bỏ thi và xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức để trả lương theo vị trí việc làm.
Bộ Nội vụ đề xuất bỏ quy định thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức, chỉ giữ hình thức xét thăng hạng nhằm giảm gánh nặng thi cử. Ảnh: Hải Nguyễn

Bộ Nội vụ đề xuất bỏ quy định thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức, chỉ giữ hình thức xét thăng hạng nhằm giảm gánh nặng thi cử. Ảnh: Hải Nguyễn

Tại cuộc làm việc của Chính phủ (do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì) với Hội Nhà báo Việt Nam mới đây, một lần nữa, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, Bộ đang đề xuất Chính phủ bỏ thi và xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức để trả lương theo vị trí việc làm.

Đây là một đề xuất cần thiết và kịp thời, được sự quan tâm, đồng tình cao của đông đảo đội ngũ công chức, viên chức và của các bộ, ngành, địa phương.

Theo thống kê của Bộ Nội vụ, cả nước hiện có đến 1,8 triệu viên chức và suốt bao nhiêu năm nay, các kỳ thi và xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp là một nỗi ám ảnh khủng khiếp đối với lực lượng này.

Ám ảnh bởi từ khi sinh ra cho đến khi trở thành một viên chức, mỗi một người trong 1,8 triệu người này đã buộc phải trải qua không biết bao nhiêu kỳ thi khốc liệt, đôi khi là sống còn.

Nhiều người đến khi "toan về già", thậm chí sắp nghỉ hưu, họ vẫn không thoát được gánh nặng và sự phiền toái của thi cử.

Những kỳ thi và xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp còn gây tốn kém rất lớn về ngân sách, trong khi hiệu quả, theo như thừa nhận của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà thì các kỳ thi thời gian qua chưa gắn với yêu cầu nâng cao chất lượng viên chức bởi nội dung còn hình thức, chưa sát vị trí việc làm và đặc thù công việc.

Viên chức trước và sau khi thăng hạng không có sự khác biệt về chất lượng công việc, năng lực. Việc thăng hạng hiện nay chủ yếu giải quyết chế độ tiền lương và thu nhập của viên chức.

Nghĩa là, nói trắng ra, thi cử chẳng mang lại hiệu quả gì về nâng cao chuyên môn hay chất lượng công vụ ngoài việc “thí sinh” được tăng lương và thu nhập nếu “qua ải” thành công!

Là chưa nói đến việc, các kỳ thi còn dịp phát sinh tiêu cực, vi phạm, như trong năm 2022, một loạt cán bộ tỉnh Phú Yên, Lạng Sơn… bị phát hiện, xử lý vì gian lận trong thi cử, mua bán đề thi kỳ thi nâng ngạch chuyên viên chính.

Và cũng năm ngoái trên Báo Lao Động, một bạn đọc đang công tác tại Sở Tư pháp tỉnh Kon Tum nêu một đề xuất không giống ai là cần bổ sung quy định các cơ quan báo chí tham gia vào việc giám sát các cuộc thi cử, nhất là các cuộc thi “khép kín” có nhiều khả năng bị gian lận, tiêu cực như thi nâng ngạch, thăng hạng công chức, viên chức.

Cũng theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ thì trên thế giới không có nước nào thi hay xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức. Nghĩa là lâu nay chúng ta đang đi riêng một đường.

Lối đi riêng, đôi khi là suy tôn bản sắc, nhưng trong trường hợp này là sự lạc hậu về chính sách!

Sự lạc hậu này không chỉ mang đến cảm giác "không giống ai" trong việc hội nhập quốc tế sâu rộng mà còn gây nhiều hệ luỵ khi thực hiện cải cách công vụ, đổi mới phương thức quản lý đội ngũ, cải cách thủ tục hành chính...

Có thể bạn quan tâm

Xe dù chui lọt lỗ kim

Xe dù chui lọt lỗ kim

Những năm qua, lực lượng chức năng cũng như các ban ngành hữu trách đã đề ra một số biện pháp nhằm dẹp bỏ loại 'xe dù, bến cóc', nhất là tại khu vực trung tâm, thì căn bệnh trầm kha này lại 'di căn' ra đến khu vực đường dẫn cao tốc.

Số hóa toàn diện, tinh gọn bộ máy

Số hóa toàn diện, tinh gọn bộ máy

Khi gợi mở các định hướng chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, Tổng Bí thư Tô Lâm không ít lần khẳng định phải xây dựng xã hội số, số hóa toàn diện hoạt động quản lý nhà nước; cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao.

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Dù chưa có những quy định cụ thể về tài sản kỹ thuật số nhưng công nghệ số liên quan thì chúng ta không cấm. Tình trạng không cấm nhưng không quản tiền số không chỉ lãng phí một khoản không nhỏ cho ngân sách, mà còn gây nhiều hệ lụy cho đời sống người dân suốt mấy năm qua.

Tạo xung lực mới cho phát triển

Tạo xung lực mới cho phát triển

Cải cách bộ máy hành chính nhà nước sao cho tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là vấn đề đã được Đảng quan tâm rất nhiều và rất sớm, ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI vào năm 1986. Nhưng cũng phải bắt đầu từ năm 1994, công cuộc cải cách này mới được triển khai với quy mô lớn.