Theo chân tổ phản ứng nhanh đến nhà F0 - Bài 2: Ân cần như người thân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ngồi ngoài cửa vừa đo huyết áp, đo thân nhiệt cho bệnh nhân, anh Phong vừa ân cần hỏi han như người thân. Kiểm tra, sàng lọc thấy có 2 người bắt đầu có triệu chứng, anh hướng dẫn tỉ mỉ việc sử dụng thuốc trong túi thuốc dành cho F0 tại nhà...
"Cô có khó thở không, có sốt, mệt không?"
Mặc đồ phòng hộ, Võ Thanh Phong, tổ phòng chống dịch Trạm y tế phường 8, quận 11 xách túi thuốc F0 đi vào khu dân cư trên đường Dương Đình Nghệ. "Gia đình này có 6 người thì 5 người là F0, trong đó có em bé 4-5 tuổi. Các F0 đều có triệu chứng nhẹ, nhà có tầng lầu nên được bố trí cách ly tại nhà", anh Phong cho biết.
Ngồi ngoài cửa vừa đo huyết áp, đo thân nhiệt cho bệnh nhân, anh Phong vừa ân cần hỏi han như với người thân trong gia đình: "Cô Thanh có sốt không, có ho, khó thở không? Bé được mẹ cho uống siro ho chưa con?". Kiểm tra, sàng lọc thấy có 2 người bắt đầu có triệu chứng, anh Phong tận tình hướng dẫn từng người phải sử dụng gói thuốc nào trong túi thuốc cho F0 tại nhà. Hai người bắt đầu có dấu hiệu bệnh được cam kết và hướng dẫn sử dụng thuốc kháng virus Molnupiravir vừa được Sở Y tế cấp phát.
Lặn lội như anh Phong, chị Nguyễn Thị Tĩnh, tổ phòng chống dịch Trạm y tế phường Hiệp Bình Chánh, TP.Thủ Đức ân cần hỏi thăm sức khỏe của F0 như hỏi thăm người nhà. Dù cách nhau bằng dây cách ly nhưng cô Nguyễn Thị Thanh Thúy, 57 tuổi, vợ của một F0 58 tuổi được cách ly tại nhà ở phường Hiệp Bình Chánh vẫn nhiệt tình chia sẻ: "Chồng cô bị lây từ em bé hàng xóm khi bé qua nhà chơi. Lúc đầu khi mới biết bị bệnh, cả hai vợ chồng đều rất sợ, vì chú là người nước ngoài, nếu phải đi cách ly tập trung thì sẽ không thích ứng được. Rất may, y tế phường cho biết gia đình cô đủ điều kiện để cách ly tại nhà, cô là F1 nhưng âm tính. Hàng ngày, Tĩnh đều hỏi thăm tình hình sức khỏe của gia đình cô, thân thiết như người nhà vậy".
Cô Thúy cho biết thêm, gia đình cô tuân thủ nghiêm ngặt quy định về cách ly, đồ dùng của người nhiễm bệnh được để riêng, khử trùng trước và sau khi sử dụng. Cô thường xuyên cho chồng ăn thức ăn loãng như cháo, súp và phải ăn nóng, cùng với đó là uống thuốc theo hướng dẫn của nhân viên y tế. Sau 3 tuần được cách ly, sức khỏe F0 bình thường, xét nghiệm lại cho thấy chỉ số tải lượng virus thấp, ở mức 33 (CT ≥ 30). Tuy nhiên, vợ chồng cô vẫn tuân thủ nghiêm ngặt việc cách ly.
Qua quá trình chăm sóc chồng mắc Covid-19, cô Thúy cho rằng yếu tố tâm lý của F0 rất quan trọng. "Điều quan trọng là không lo lắng, không nghĩ quá nhiều. Những ngày đầu tiên tôi khóc, chồng tôi khuyên nhủ phải thật bình tĩnh. Mỗi lần 2 vợ chồng gọi video call nói chuyện thì đều động viên, chồng tôi cũng cảm thấy ở nhà thoải mái. Mỗi ngày đều đo nhiệt độ, chỉ số oxy, chúng tôi đã sát cánh cùng nhau để vượt qua", cô Thúy chia sẻ.
Cánh tay nối dài đến gần F0
Tại huyện Bình Chánh, ngoại trừ xã được đánh giá là "vùng xanh", còn lại trên địa bàn huyện có 15 trạm y tế lưu động. Mỗi trạm tập trung nhân lực từ các nguồn như y bác sĩ tình nguyện, nhân viên y tế tại chỗ, các cán bộ hỗ trợ…
Bác sĩ Phạm Văn Tuấn, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Bình Chánh cho biết, các F0 khi điều trị tại nhà đều được phát một túi thuốc chăm sóc sức khỏe. Bác sĩ tại các trạm y tế lưu động sẽ tiếp nhận khám và kê đơn thuốc cho bệnh nhân. Nhân viên y tế Trạm y tế lưu động thường xuyên đến tận nhà dân để đo SpO2, hỗ trợ oxy, tiến hành các bước sàng lọc, liên hệ chuyển tuyến khi F0 trở nặng.

Em bé F0 đang được đo chỉ số oxy máu. Ảnh: B.D
Em bé F0 đang được đo chỉ số oxy máu. Ảnh: B.D
Tại "điểm nóng Covid-19" của huyện Bình Chánh là xã Bình Hưng, có nhiều thời điểm, Trạm y tế lưu động hoạt động xuyên đêm. Nhân viên y tế và lực lượng tình nguyện liên tục điện thoại hướng dẫn, nắm bắt sức khỏe các ca F0 tại nhà. Hiện riêng tại xã này có gần 50 F0 đang điều trị tại nhà đều do trạm chăm sóc là chính. 
Theo cử nhân hộ sinh Lê Thị Kiều Ngân, phụ trách Trạm y tế lưu động xã Bình Hưng, người dân cũng đã tìm đến để được tư vấn, nắm kỹ hơn về phòng chống dịch Covid-19, xét nghiệm sàng lọc kịp thời hoặc gọi điện tư vấn khi có triệu chứng nghi ngờ. Trạm y tế hiện có 8 tình nguyện viên và còn mong muốn được hỗ trợ thêm để công tác phục vụ, chăm sóc sức khỏe cho người dân được nhanh chóng, kịp thời hơn.
Bác sĩ Lâm Phước Trí, Trưởng trạm y tế phường Tân Quý, quận Tân Phú cho biết, do có sự chọn lọc, nên những ca chuyển nặng không nhiều. Một số F0 là do người dân tự test phát hiện dương tính, sau đó báo lên y tế địa phương, nếu không có triệu chứng thì được dặn dò theo dõi sức khỏe tại nhà, hẹn 14 ngày sau test lại. Phường này cũng đã có các túi sức khỏe được đoàn thanh niên, dân quân tự vệ phát từng nhà F0.

Chị Tĩnh hỏi tình hình sức khỏe F0 tại nhà ở phường Hiệp Bình Chánh. Ảnh: B.D
Chị Tĩnh hỏi tình hình sức khỏe F0 tại nhà ở phường Hiệp Bình Chánh. Ảnh: B.D
"Thường những người triệu chứng nhẹ hoặc không triệu chứng thì sốt mình sẽ cho hạ sốt, có đờm thì cho uống long đờm, hoặc tăng cường sức khỏe thì vitamin C, Multivitamin. Còn thuốc đặc trị hoặc thuốc kháng viêm, kháng đông, kháng virus, bệnh nhân bắt đầu có triệu chứng tức ngực, khó thở, nhịp thở nhanh, tức là mình thấy bệnh nhân có khả năng chuyển nặng thì bác sĩ ra chỉ định", BS Lâm Phước Trí cho biết.
Từ ngày 19/8 đến nay, TP.HCM đã thiết lập được hơn 400 trạm y tế lưu động chăm sóc F0 tại nhà ở tất cả các quận huyện. Dự kiến trong thời gian tới, tùy vào tình hình dịch bệnh và số ca F0 chăm sóc theo dõi ở nhà, ngành y tế TP.HCM sẽ tiếp tục thiết lập các trạm y tế lưu động nhằm đảm bảo mỗi trạm quản lý từ 50 đến 100 F0.
(còn nữa)
Theo Bạch Dương (Dân Việt)

https://danviet.vn/theo-chan-to-phan-ung-nhanh-den-tan-nha-f0-bai-2-an-can-nhu-nguoi-than-20210830142945966.htm

Có thể bạn quan tâm

Mật danh B29

Mật danh B29

Cuối tháng 10/2020, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã long trọng tổ chức buổi gặp mặt các đồng chí cán bộ thuộc Quỹ đặc biệt (Tiền thân là Quỹ ngoại tệ đặc biệt) chi viện chiến trường miền Nam, gọi tắt là Quỹ hoặc Ban B29.
Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Những ngày đầu đất nước thống nhất, Tây Nguyên vẫn chưa được yên ổn bởi sự quấy phá của tổ chức phản động Fulro. Bộ Công an đã tăng cường một tiểu đoàn tinh nhuệ gồm 310 quân vào Tây Nguyên. Một nhân chứng sống trực tiếp chiến đấu đã chia sẻ cùng Tiền Phong cuộc chiến đẩy lùi “bóng ma” Fulro.
Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

(GLO)- Trong những bưu thiếp đơn sơ và bị kiểm duyệt gắt gao từ phía chính quyền bờ Nam chứa đựng biết bao điều mà niềm nhớ nhung khắc khoải của người xa xứ đã lầm lỡ nghe theo lời dụ dỗ và ép buộc của kẻ thù mà rời xa quê hương.

Ký ức 30/4

Ký ức 30/4

Đã 49 năm trôi qua, kể từ Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), nhưng với những người lính “Bộ đội Cụ Hồ” ký ức ngày 30/4/1975 không thể nào quên.
Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

(GLO)- Giữa tiết trời nóng nực hơn 40℃, trên những ngọn núi, triền đồi, lực lượng bảo vệ rừng Gia Lai vẫn kiên nhẫn sải bước tuần tra. Khó khăn của thực tại là động lực để họ vượt lên nhằm ngăn ngừa "bà hỏa", giữ màu xanh của rừng cho mai sau.

Người trở về

Người trở về

Sự trở về là minh chứng sinh động cụ thể nhất cho việc vượt qua định kiến và mặc cảm về những gì họ đã từng nghĩ, từng hành động.