Theo chân thợ săn đặc sản là 'biệt dược phòng the'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tuy chỉ diễn ra trong một thời gian khá ngắn, thế nhưng 'mùa' đào bắt đặc sản sùng đất thu hút khá nhiều người dân các xã Hành Tín Đông, xã Hành Tín Tây (huyện Nghĩa Hành), TP Quảng Ngãi và một số vùng lân cận.

 

 Thành quả
Thành quả



Mùa đào sùng hàng năm ở đây bắt đầu vào khoảng tháng 9, khi những đám đất trồng củ mì (sắn) đã được thu hoạch xong... và kéo dài đến gần hết tháng 11, thời điểm người dân canh tác trở lại thì chấm dứt.
 

Đào bắt sùng đất ở Nghĩa Hành - Ảnh Ng. Ngọc
Đào bắt sùng đất ở Nghĩa Hành - Ảnh Ng. Ngọc



Khác với vẻ ngoài xấu xí, sần sùi nhìn hơi “ghê”, món sùng đất nướng lại rất ngon và bổ dưỡng. Dù cùng loại, thế nhưng không như giống ở những nơi khác, sùng đất ở đây chỉ ăn rễ và củ mì (sắn), nên rất sạch.

 

 Hang ổ của sùng đất - ảnh Ng. Ngọc
Hang ổ của sùng đất - ảnh Ng. Ngọc



Hàng ngày, những người đào sùng đất thường bắt đầu từ khoảng 6 giờ đến 10 giờ sáng và tiếp tục từ 14 giờ đến 17 giờ. Dụng cụ đào sùng rất đơn giản chỉ 1 cây cuốc và một cái xô. Không như những con vật khác, sùng đất đào bắt được người dân bỏ ngay vào xô có đựng nước mang theo để giúp sùng không bị đổi màu, khô nước bên trong con sùng.
 

"Chiến lợi phẩm" - Ảnh Ng. Ngọc
"Chiến lợi phẩm" - Ảnh Ng. Ngọc




Anh Nguyễn Quốc Huy (45 tuổi, ở xã Hành Tín Tây, Nghĩa Hành, cho biết mỗi ngày anh đào được khoảng 1-1,5kg, chủ yếu là đem về nhà để thưởng thức và nhâm nhi cùng với bạn bè. Trong khi món này rất “hút hàng” tại các quán ăn quán nhậu, nhưng không có đủ để bán.

Theo chị Lê Thị Hà (36 tuổi, ở xã Hành Tín Đông), cách chế biến món sùng đất khá đơn giản: Ngắt phần đuôi và tuốt bỏ ruột, sau đó rửa sạch và chế biến thành nhiều món khác nhau. Như sùng nướng lá lốt, sùng tẩm bột để chiên, luộc, xào... Nhưng ngon nhất vẫn là món sùng đất nướng và chấm muối ớt.


 

 Thông tin truyền miệng về khả năng mạnh mẽ trong chuyện “chăn gối” mà món sùng đất đem lại khiến đặc sản sùng đất không đủ để cung cấp ra thị trường - ảnh Ng. Ngọc
Thông tin truyền miệng về khả năng mạnh mẽ trong chuyện “chăn gối” mà món sùng đất đem lại khiến đặc sản sùng đất không đủ để cung cấp ra thị trường - ảnh Ng. Ngọc



Sự khác lạ cùng với những hương vị dai, thơm, ngon, ngọt và béo ngậy của món sùng đất nướng, không chỉ làm mê hoặc các dân nhậu, mà cả những người sành ăn khó tính. Đặc biệt khi từ lâu trong dân gian đồn thổi về khả năng mạnh mẽ trong chuyện “chăn gối” mà món sùng đất đem lại.

Ngoài sử dụng để chế biến làm thức ăn trong gia đình, đặc sản sùng đất còn được người dân đào bán cho các quán nhậu để làm mồi nhậu với giá 200.000 đồng/kg.

Nguyễn Ngọc (TPO)

Có thể bạn quan tâm

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 8: Đồi A1 - bùn, máu và hoa

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 8: Đồi A1 - bùn, máu và hoa

Ngọn đồi A1 giờ đã ngủ yên dưới tán lá xanh ngát của những cây nhãn, vải, tếch, phượng đỏ, tùng, thông, đa, tre… và điểm xuyết thêm màu trắng tinh khôi của hoa ban. Du khách đến đây, ai cũng dừng lại hồi lâu trước dòng chữ “A1: bùn - máu và hoa” được đặt trang trọng trên đỉnh đồi.
Một lần 'chạm' Angkor (bài 1)

Một lần 'chạm' Angkor (bài 1)

Chuyến đi 4 ngày đến đất nước chùa tháp Campuchia tuy ngắn ngủi nhưng đã để lại trong chúng tôi những ấn tượng khó quên, nhất là trải nghiệm chạy bộ giữa kỳ quan thế giới – Công viên khảo cổ Angkor tại tỉnh Siem Reap.
Nhớ một “công việc quan trọng” thời kháng chiến

Nhớ một “công việc quan trọng” thời kháng chiến

(GLO)- Thượng tuần tháng 3 vừa qua, trong lần về thị xã An Khê gặp chị Văn Thị Ngọc-người đảng viên hoạt động trong lòng địch, nghe chị kể chuyện những lần chị bí mật rải truyền đơn, dán áp phích có nội dung chống chế độ Mỹ-ngụy trong thị trấn An Khê ngày trước, bao ký ức lại ùa về trong tôi.