Thế nào là "một bữa ngon"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chao ôi! Nếu người ta không phải ăn thì đời sẽ giản dị biết bao? Thức ăn không bao giờ tự nhiên chạy vào mồm - đấy là “một bữa no”. Đấy là Nam Cao. Đấy là cái lẽ “có làm có ăn”.

 

Một bữa cơm của người lao động với rất nhiều...giản dị. Nhưng thanh thản. Ảnh: Tất Thảo
Một bữa cơm của người lao động với rất nhiều...giản dị. Nhưng thanh thản. Ảnh: Tất Thảo


“Ăn cơm thôi” – Lò Văn Loàn bảo vợ Lò Thị Đông. Hai người ngồi ăn trên một tấm vỏ bao bì thay cho chiếc chiếu, với 2 chiếc bát, 2 đôi đũa, bát canh.

Loàn và Đông, cặp vợ chồng quê Sơn La, đang xuống thủ đô, tá túc trong 1 căn phòng trọ 4m2 giá thuê 700 ngàn mỗi tháng.

Quê hương không có việc làm, “đói đầu gối phải bò”, nên vợ chồng Loàn tha hương kiếm sống. Công việc phụ hồ vất vả, không nghỉ bất cứ ngày nào, nhưng mỗi tháng, anh có thể kiếm được 7-8 triệu đồng. Con số này, ở quê anh không bao giờ dám nghĩ tới.

Hãy nhìn bữa cơm của 2 người lao động, hai con người tuổi 20. Nó chỉ có một bát canh hổ lốn sụn - đậu - cà chua. Một xoong con con như thế được nấu từ sáng, để ăn cả ngày.

Cách đó không xa, Lan - công nhân Công ty Molex - đang đau đầu tính đếm cho một bữa cơm.

Giá rau tăng khiếp đảm. “Bó mồng tơi trước chỉ 5.000 đồng, giờ 13.000 đồng; cải chíp 6.000 đồng/bó, nay 16.000 đồng...

Và “phép tính” của chị là một phép trừ: Gia đình 4 người từ mỗi bữa một bó rau thì nay 1 bó chia 3 bữa.

Cái gì cũng đang tăng lên. Từ chai dầu ăn, đến mớ rau, bình ga. Và từ 5.000 đồng lên 13.000 đồng, 6.000 đồng lên 16.000 đồng... Nó không chỉ là tăng gấp đôi nữa.

Chỉ số giá, hay những cơn nóng lạnh của thịt lợn, rau xanh, xăng dầu đang tác động cực mạnh tới những người lao động vừa trải qua những tháng giãn cách xã hội vì dịch bệnh.

Nhưng nó sẽ khủng khiếp hơn rất nhiều nếu họ không có việc làm.

Tại hội nghị Đoàn Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam sáng nay, Chủ tịch Nguyễn Đình Khang có một phát biểu quan trọng: Chính phủ đang xây dựng chương trình phục hồi kinh tế... Vì vậy, năm 2022, Công đoàn sẽ tập trung vào vấn đề việc làm cho người lao động.

Mong muốn của người lao động đúng là rất rộng, nhu cầu của họ cũng rất nhiều: Những bữa ăn ngon, đời sống tinh thần được thoả mãn... Nhưng chắc chắn mong muốn nhất của họ là có việc làm. Và việc làm, chính là tiền đề để đảm bảo những cái tối thiểu được thoả mãn.

Đối với những công nhân như chị Lan, với những người lao động như Loàn, như Đông, một bữa ngon có nghĩa là một bữa no, để chí ít, đủ năng lượng tái tạo sức lao động.

Nhưng một bữa ngon, xét cho cùng- cũng không cần cao lương mĩ vị gì lắm - nó trước hết là một bữa cơm thanh thản để sau đó có thể gối cao đầu mà ngủ, thay vì phải lo ăn.

 

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/the-nao-la-mot-bua-ngon-970924.ldo

Theo Đào Tuấn (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Chiêu trò nguy hại

Chiêu trò nguy hại

Những ngày vừa qua, một cuộc tranh cãi đã diễn ra trên mạng xã hội, bắt nguồn từ nhiều ý kiến cá nhân trước một hoạt động của doanh nghiệp. Cuộc tranh cãi đã trở nên ồn ào, gây nhiều phản ứng hơn khi xuất hiện một làn sóng định hướng thông tin bằng phương pháp seeding.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...

Rạng rỡ Việt Nam

Rạng rỡ Việt Nam

Hôm nay, người dân TPHCM cùng cả nước hân hoan Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước - thành quả vĩ đại nhất trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, trong niềm vui, tự hào và xúc động dâng trào.

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

(GLO)- Nửa thế kỷ hòa bình thống nhất là nửa thế kỷ xây dựng lại non sông từ vỡ vụn chiến tranh. Vượt qua những trở lực từ bên ngoài, dám nhìn nhận những sai lầm nội tại, chúng ta tiến hành công cuộc đổi mới và đạt được những thành tựu mà 40 năm trước, nhiều người không thể hình dung.

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Trong những ngày cả nước hướng về đại lễ của dân tộc, câu chuyện hào hùng được tiếp nối qua bao thế hệ, người trẻ hôm nay kể về niềm tự hào bằng ngôn ngữ thế hệ gen Z, gen Y, những video, hình ảnh, bài viết ngập sắc cờ đỏ sao vàng phủ kín mạng xã hội.

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Di sản nếu không được số hóa, không được kể lại theo cách của thời đại sẽ dần bị đứt gãy trong trí nhớ cộng đồng. Một thế hệ lớn lên không thấy được những giá trị đã tạo nên cội nguồn sẽ khó tìm thấy niềm tự hào, khó kiến tạo tương lai có chiều sâu văn hóa.