Thể hiện tinh thần hòa quyện giữa Phật giáo VN và non sông đất nước

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Kính mừng Đại lễ Vu Lan năm 2019 (Phật lịch 2563), kỷ niệm 74 năm Cách mạng tháng Tám (19/8/1945-19/8/2019) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945-2/9/2019), kỷ niệm 72 năm Ngày Thương binh liệt sỹ (27/7/1947-27/7/2019), tối 10/8, tại Hà Nội, Ban Thông tin Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam phối hợp Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức Chương trình Nghệ thuật “Tự hào Tổ quốc-Mẹ Việt Nam”.
 Đại biểu dự chương trình. Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN
Đại biểu dự chương trình. Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN
Dự sự kiện có các Ủy viên Trung ương Đảng: Phó Trưởng Ban Dân vận Trung ương Điểu Kré; Chủ nhiệm Ủy ban  về các vấn đề xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh; Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam Nguyễn Thế Kỷ.
Cùng dự có: Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Việt Nam; Hòa Thượng Thích Gia Quang, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng Ban Thông tin truyền thông Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng Ban Tổ chức Chương trình; Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ Vũ Chiến Thắng. Đặc biệt, Chương trình còn có sự tham dự của 10 Mẹ Việt Nam anh hùng, 20 thân nhân người có công với Cách mạng cùng các tăng, ni, phật tử tại Hà Nội.
Phát biểu khai mạc Chương trình, Hòa Thượng Thích Gia Quang cho biết: Chương trình nghệ thuật “Tự hào Tổ quốc - Mẹ Việt Nam” được tổ chức trong mùa Vu Lan năm 2019 nhằm khơi dậy và phát huy đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, ngợi ca Mẹ Việt Nam anh hùng; khẳng định ý nghĩa đỉnh cao của “Chân Thiện Mỹ” trong triết lý Phật giáo và truyền thống dân tộc qua bốn phương diện “Tứ trọng Ân”: Ân Quốc gia xã hội-Ân cha mẹ-Ân tam bảo sư trưởng và Ân chúng sinh vạn loại.
Chương trình cũng nhằm tưởng nhớ và tri ân sâu sắc công lao to lớn của các Anh hùng Liệt sỹ vị quốc vong thân, đã anh dũng chiến đấu, hy sinh vì sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, vì hòa bình, độc lập, tự do và thống nhất đất nước. Hòa thượng Thích Gia Quang khẳng định, Chương trình là sự kiện mang ý nghĩa thể hiện tinh thần hòa quyện, gắn bó giữa Đạo và Đời, giữa Phật giáo Việt Nam với non sông đất nước. 
 Tiết mục hát múa
Tiết mục hát múa "Phật bà nghìn mắt nghìn tay". Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN
Tại Chương trình, ông Vũ Chiến Thắng, Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ khẳng định: Trải qua mấy nghìn năm du nhập và phát triển ở Việt Nam, tư tưởng, triết lý, đạo đức của Phật giáo có nhiều ảnh hưởng, tác động đến đời sống tình cảm, tín ngưỡng cũng như phong tục, tập quán văn hóa, lối sống của đa số người dân đất Việt. “Lễ Vu Lan trong truyền thống của Phật giáo từ lâu đã trở thành lễ hội lớn không chỉ có ý nghĩa tôn giáo thuần túy mà đã trở thành một lễ hội văn hóa thấm đẫm tình người. Mỗi mùa Vu Lan về là dịp để mỗi người chúng ta tưởng nhớ, tri ân, báo ân tới các bậc tiền nhân, tới ông bà, tổ tiên, các đấng sinh thành và rộng ra là đối với quốc gia, xã hội”, ông Vũ Chiến Thắng nói.
Theo ông Vũ Chiến Thắng, Chương trình nghệ thuật “Tự hào Tổ quốc - Mẹ Việt Nam”, ngoài ý nghĩa tri ân, báo ân của những người có Phật, trong mùa Vu Lan, Giáo hội Phật giáo Việt Nam còn tổ chức các hoạt động từ thiện nhân đạo, thăm và tặng quà các gia đình chính sách, Mẹ Việt Nam anh hùng, trẻ em mồ côi, không nơi nương tựa và nhiều hoàn cảnh khó khăn khác. Đây là những việc làm có ý nghĩa, đầy tình  người, không chỉ việc chia sẻ, cảm thông với những hoàn cảnh khó khăn mà còn khơi dậy trong toàn xã hội tinh thần bác ái, từ bi của Đức Phật.
Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ Vũ Chiến Thắng tin tưởng với đường hướng đạo pháp, dân tộc và chủ nghĩa xã hội, Giáo hội Phật giáo Việt Nam sẽ tiếp tục có những đóng góp hơn nữa trong các hoạt động ích đạo lợi đời, đem lại hạnh phúc an lành cho nhân quần và xã hội. Các thiện hữu phật tử hướng theo đức hạnh của các bậc già lam chân đế, hiện thực hóa các giá trị nhân văn nhân bản của giáo hóa Đức Phật Thích Ca thành những hành động thiện nguyện cụ thể hơn nữa, để Phật pháp được tỏa đến muôn nơi, mang lại hạnh phúc cho con người. Ông Vũ Chiến Thắng cũng đề nghị Giáo hội Phật giáo Việt Nam hãy chung tay cùng các tầng lớp nhân dân trong khối đại đoàn kết tôn giáo, đại đoàn kết dân tộc để xây dựng một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
 Ca khúc
Ca khúc "Phật là ánh từ quang" được biểu diễn trong chương trình. Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN
Nhân dịp này, Ban Tổ chức cũng trao quà tặng 10 Mẹ Việt Nam anh hùng dự Chương trình nghệ thuật. Chương trình nghệ thuật “Tự hào Tổ quốc-Mẹ Việt Nam” gồm nhiều tiết mục đặc sắc, được dàn dựng công phu, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc của Phật giáo, thể hiện tinh thần gắn bó giữa Đạo với Đời.
Thu Phương (TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

(GLO)- Đó là phát biểu của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn tại hội nghị tổng kết 50 năm nền văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra vào sáng 23-4 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

(GLO)- Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam có nhiều ca khúc không chỉ đơn thuần là tác phẩm nghệ thuật mà còn là biểu tượng của một vùng quê. Nơi ấy, tình yêu và nỗi nhớ không thể phai mờ. “Ngọn lửa cao nguyên” của nhạc sĩ Trần Tiến chính là một trong những ca khúc như thế.

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

(GLO)- “Dáng vẻ của một người yên lặng đọc sách khá giống với những gì tôi cảm thấy khi nghĩ về một người đang trưởng thành trong lặng lẽ”-đó là cảm nhận của chị Trần Thị Kim Phùng Thủy-Trưởng ban Điều hành dự án “Văn hóa đọc Gia Lai” về giá trị sâu bền mà sách mang lại.

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

(GLO)- Bài thơ "Mùa qua phố" của tác giả Lenguyen là một bức tranh dịu dàng, gợi cảm xúc, đưa người đọc bước vào không gian phố núi Pleiku trong thời khắc chuyển mùa. Với giọng điệu lãng mạn và sâu lắng, bài thơ khơi gợi vẻ đẹp bình dị nhưng đầy chất thơ của phố núi...

Con đường tất yếu

Con đường tất yếu

Vài năm trở lại đây, các sản phẩm văn hóa - nghệ thuật Việt đã được khai thác với tinh thần mới: vừa trân trọng truyền thống, vừa dấn thân khai phá cái mới.

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Ngày 4-4, tại Hà Nội, Bộ VH-TT-DL tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng Nghị định về khuyến khích phát triển văn học. Đây là một bước quan trọng nhằm tạo dựng hành lang pháp lý hỗ trợ nền văn học Việt Nam phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.

 Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

(GLO)- "Bầu trời trở lại" của Lữ Hồng là bài thơ giàu hình ảnh và cảm xúc, gợi lên sự chuyển mình của thiên nhiên, lòng người. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, cũng là một hành trình nội tâm sâu sắc, nơi con người giao hòa với đất trời, với những giấc mơ và niềm tin vào ngày mai.

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

(GLO)- Bài thơ "Đêm sang mùa" của Đào An Duyên là một bức tranh thơ mộng về những khoảnh khắc chuyển giao, khi đêm và mùa giao thoa, khi không gian và thời gian hòa quyện vào nhau, tạo nên một cảm giác lạ kỳ, huyền bí...