Thầy giáo Đỗ Văn Minh: Xứng đáng với danh hiệu công dân trẻ tiêu biểu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Với những thành tích xuất sắc trong giảng dạy, thầy giáo Đỗ Văn Minh (Trường THPT Nguyễn Thái Học, huyện Chư Pưh) đã được bình chọn là một trong 10 công dân trẻ tiêu biểu của tỉnh năm 2019.

“Năng động, sáng tạo và tràn đầy nhiệt huyết”-đó là nhận xét của cô Nguyễn Thị Thỏa-Phó Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Thái Học khi nhắc đến thầy giáo trẻ Đỗ Văn Minh, giáo viên môn Ngữ văn của nhà trường.


 

Thầy giáo Đỗ Văn Minh. Ảnh: H.Đ.T
Thầy giáo Đỗ Văn Minh. Ảnh: H.Đ.T

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo ở thị xã Hương Trà (tỉnh Thừa Thiên-Huế), ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, anh Minh đã mơ ước trở thành giáo viên dạy Ngữ văn. Vì vậy, sau khi tốt nghiệp THPT, anh liền đăng ký thi vào Khoa Ngữ văn (Trường Đại học Khoa học Huế). Với tấm bằng tốt nghiệp loại giỏi, anh được Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Thừa Thiên-Huế phân công giảng dạy ở Trường THCS và THPT Hương Giang. Tuy nhiên, với mong muốn tiếp tục theo học thạc sĩ, Minh gác lại sự nghiệp “trồng người”.

Cuối năm 2013, anh hoàn thành chương trình thạc sĩ và chọn Gia Lai là quê hương thứ 2 để lập nghiệp. Sở GD-ĐT tỉnh Gia Lai tuyển dụng và phân công anh về giảng dạy tại Trường THPT Phan Chu Trinh (huyện Ia Pa). Là giáo viên trẻ, lại công tác ở vùng khó, học sinh chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, song với nhiệt huyết của tuổi trẻ, anh Minh đã nỗ lực khắc phục khó khăn để truyền đạt kiến thức cho học sinh. Để có giáo án phù hợp với học sinh nơi đây, anh mày mò tìm đọc tài liệu liên quan, xem bài giảng trực tuyến... nhằm tạo cho các em niềm say mê và hứng thú khi học môn Ngữ văn. Ngoài dạy trên lớp, anh còn dành thời gian bồi dưỡng thêm kiến thức cho học sinh lớp 12 ôn thi THPT; chú trọng khơi gợi lòng say mê và rèn luyện tinh thần tự học của các em. Bên cạnh đó, anh còn hướng dẫn 2 học sinh dân tộc thiểu số của trường thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học “Lai căng văn hóa trong đối tượng học sinh THPT huyện Ia Pa”. Kết quả, đề tài này đã đạt giải ba cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học cấp tỉnh.

Sau 3 năm giảng dạy tại Ia Pa, năm học 2017-2018, thầy giáo Đỗ Văn Minh chuyển về Trường THPT Nguyễn Thái Học (huyện Chư Pưh). Tại môi trường mới, anh tiếp tục nỗ lực mang những kiến thức đã học để truyền đạt cho học sinh. Anh chia sẻ: Ngữ văn là môn học đầy chất nghệ thuật. Vì vậy, để học sinh hứng thú với môn học này, bản thân người thầy khi lên lớp phải như một nghệ sĩ, rút ruột ra mà giảng, có vậy mới đem lại cảm xúc cho học sinh. “Tôi còn tạo điều kiện cho học sinh trải nghiệm thực tế để các em hiểu rằng môn Ngữ văn không xa rời cuộc sống. Tôi cũng hay đan xen những kiến thức có vẻ không liên quan đến bài học để tạo hứng thú, thư giãn cho học sinh nhưng thực ra đó lại là con đường tự nhiên nhất để đưa kiến thức đến với học trò”-anh Minh chia sẻ thêm. Thêm nữa, anh luôn đề cao sự giản dị: giản dị trong ăn mặc, trong giao tiếp và trong cả cách truyền đạt kiến thức tới học trò. Anh quan niệm: Sự giản dị sẽ xóa tan khoảng cách giữa thầy và trò.

Về công tác tại ngôi trường mới này, ngoài hoạt động giảng dạy, anh Minh lại quyết tâm thắp lên ngọn lửa đam mê nghiên cứu khoa học cho học sinh. Ngay trong năm học đầu tiên, anh đã hướng dẫn học sinh tham gia cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học cấp tỉnh với đề tài: “Quan niệm sống trong lứa tuổi học sinh THPT huyện Chư Pưh (Gia Lai)-Góc nhìn tâm lý, biểu hiện, hành vi xã hội” (đạt giải ba). Năm học 2018-2019, Minh tiếp tục hướng dẫn học sinh tham gia cuộc thi trên với đề tài: “Nghiên cứu tâm lý, thái độ, ý thức và kỹ năng quản lý, sử dụng tiền trong học sinh THPT trên địa bàn tỉnh Gia Lai”. Em Đoàn Thị Mộng Hương (lớp 11A2) cho biết: “Thầy Minh là giáo viên dạy môn Ngữ văn mà em yêu thích nhất. Phương pháp dạy của thầy giúp tụi em nắm bắt vấn đề nhanh, dễ hiểu và yêu thích môn học này”. Thầy Minh còn tham gia viết sáng kiến và đạt giải cao. Năm học 2017-2018, anh được Sở GD-ĐT đánh giá đạt loại A với sáng kiến “Quan niệm sống trong lứa tuổi học sinh THPT huyện Chư Pưh (Gia Lai)-Góc nhìn tâm lý, biểu hiện, hành vi xã hội”. Năm học 2018-2019, với đề tài “Văn học so sánh-Một hướng tiếp cận hiệu quả bộ môn Ngữ văn trong trường THPT”, anh tiếp tục được Sở GD-ĐT đánh giá đạt loại B.

Với sự nhanh nhẹn, lòng say mê nghề nghiệp và sự nỗ lực hết mình, thầy giáo Đỗ Văn Minh luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, nhận được sự tin tưởng của đồng nghiệp, học sinh và phụ huynh học sinh.

Hà Đức Thành

Có thể bạn quan tâm

Tuổi trẻ Điện Biên thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ

Tuổi trẻ Điện Biên thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ

Tối 6/5, tại Nghĩa trang liệt sĩ A1 - nơi yên nghỉ của hàng trăm chiến sĩ đã anh dũng hy sinh trong Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử, Tỉnh Đoàn Điện Biên long trọng tổ chức Lễ thắp nến và dâng hương tri ân các anh hùng liệt sĩ nhân kỷ niệm 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 07/5/2025).

Hành động nhỏ, ý nghĩa lớn

Hành động nhỏ, ý nghĩa lớn

(GLO)- Thời gian qua, các thành viên nhóm “Cỏ cây” tại TP. Pleiku đã tổ chức nhặt rác tại những khu vực công cộng trên địa bàn thành phố và một số địa phương lân cận. Không chỉ làm sạch không gian sống, các bạn trẻ còn góp phần nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường.

Gia Lai có 7 đại biểu tham dự Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ X-năm 2025

Gia Lai có 7 đại biểu tham dự Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ X-năm 2025

(GLO)- Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ X-năm 2025 sẽ diễn ra trong 3 ngày (13 đến 15-5) tại TP. Hà Nội. Đại hội có sự tham gia của hơn 500 đại biểu là đội viên, thiếu nhi có thành tích xuất sắc đến từ các tỉnh, thành phố trong cả nước, trong đó tỉnh Gia Lai có 7 đại biểu.

“Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”

“Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”

(GLO)- Nhiều năm qua, ông Trần Ngọc Dũng (SN 1967, trú tại 85/17 Sư Vạn Hạnh, TP. Pleiku) đã trở thành người dạy thư pháp cho trẻ mồ côi, bị câm điếc, tự kỷ… để các em tự tin vươn lên trong cuộc sống. Ông rất tâm đắc với câu thơ của Tố Hữu: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.

Thầy Vũ Văn Tùng (hàng sau, thứ 3 từ trái sang, người phụ trách "Tủ bánh mì 0 đồng") phối hợp với Ban Giám hiệu Trường Tiểu học và THCS Lê Văn Tám trao học bổng cho học sinh vượt khó học giỏi của trường. Ảnh: Văn Tùng

Tủ bánh mì 0 đồng trao học bổng “Vì em hiếu học”

(GLO)- Sáng 29-4, thầy Vũ Văn Tùng-người phụ trách "Tủ bánh mì 0 đồng" phối hợp với Ban Giám hiệu Trường Tiểu học và THCS Lê Văn Tám (xã Đăk Pơ Pho, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) tổ chức lễ trao học bổng “Vì em hiếu học” cho học sinh vượt khó học giỏi của trường.

Hòa bình đẹp lắm!: Thế hệ trẻ viết tiếp bản hùng ca dân tộc trong kỷ nguyên mới

Hòa bình đẹp lắm!: Thế hệ trẻ viết tiếp bản hùng ca dân tộc trong kỷ nguyên mới

50 năm đất nước thống nhất, thế hệ trẻ tự hào, biết ơn và hạnh phúc khi được sinh ra trong hòa bình, độc lập. Hòa bình hôm nay thật đẹp! Lớp lớp thế hệ thanh niên VN nguyện gìn giữ và quyết tâm tiếp nối những tượng đài thanh xuân bất tử để dựng xây, phát triển và cùng đất nước vươn mình.

Số hóa dữ liệu các “địa chỉ đỏ”

Số hóa dữ liệu các “địa chỉ đỏ”

(GLO)- Để tạo thuận lợi cho du khách, đặc biệt là các bạn trẻ tìm hiểu ý nghĩa, giá trị của di tích lịch sử, khơi dậy niềm tự hào về quê hương, đất nước, các tổ chức Đoàn-Hội-Đội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã ứng dụng công nghệ thông tin để số hóa dữ liệu nhiều “địa chỉ đỏ”.