Thành phố Pleiku: Tăng trưởng mạnh thương mại, dịch vụ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Với những kết quả khả quan đạt được trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ trong thời gian qua, nhất là sự tăng trưởng của các chỉ tiêu về tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ; giá tiêu dùng trong 3 tháng đầu năm 2013… TP. Pleiku tự tin là “đầu tàu” phát triển kinh tế của tỉnh.

Là trung tâm kinh tế của tỉnh, TP. Pleiku là nơi tập trung nhiều công ty, doanh nghiệp lớn và cũng là địa điểm được chọn để tổ chức các sự kiện kinh tế-văn hóa trọng đại… Chính vì thế, sự giao thương, buôn bán diễn ra khá nhộn nhịp. Trong 3 tháng đầu năm 2013, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn thành phố đạt 3.600 tỷ đồng, tăng 20,64% so với cùng kỳ năm ngoái.

 

Ảnh: Lê Lan
Ảnh: Lê Lan

Trong đó, tăng mạnh là các nhóm hàng vật liệu xây dựng, chất đốt (tăng 9,9%), giao thông-vận tải (tăng 6,27%) với doanh thu đạt 207,39 tỷ đồng, vận chuyển được 986.000 lượt khách, vận tải hàng hóa đạt 1.040.000 tấn... Hoạt động xuất, nhập khẩu của thành phố cũng đạt được kết quả khá cao so với năm 2012. Cụ thể tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 59,27 triệu USD (tăng 79,02% so với cùng kỳ năm ngoái), các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là cà phê với 27.621 tấn; cao su 138 tấn…

Đặc biệt, chỉ số giá tiêu dùng 3 tháng đầu năm 2013 tăng 8,29% so với cùng kỳ năm ngoái… Có thể nói, đây là những tín hiệu vui đối với lĩnh vực kinh tế thương mại, dịch vụ của thành phố, nhất là trong thời điểm kinh tế đang gặp nhiều khó khăn như hiện nay.

Theo ông Bùi Hồng Quang- Trưởng phòng Kinh tế TP. Pleiku, để có được kết quả trên, thời gian qua thành phố luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn về thủ tục hành chính như cấp giấy phép kinh doanh… Đồng thời, quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng tạo điều kiện phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng phục vụ nhu cầu giao thương, mua bán của nhân dân trên địa bàn như triển khai xây dựng mới và cải tạo lại hệ thống chợ nông thôn, các siêu thị, trung tâm thương mại thông qua nguồn ngân sách của Nhà nước và kêu gọi đầu tư tư nhân.

Hiện chợ Hoa Lư trên đường Nguyễn Bá Lân đã được xây dựng xong và đang tiến hành tổ chức đấu thầu các ki ốt, dự kiến sẽ đưa vào hoạt động trong quý II-2013. Còn chợ Chi Lăng và Yên Thế thành phố đang xúc tiến, lập dự án và kêu gọi người dân và các thành phần kinh tế tư nhân tham gia đầu tư. Ngoài ra, dự án Trung tâm Thương mại Hội Phú cũng đang được triển khai và sắp đưa vào hoạt động… Khi dự án xây dựng chợ và trung tâm thương mại hoàn thành sẽ góp phần không nhỏ cho phát triển thương mại trên địa bàn thành phố, đáp ứng tối đa nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của người dân.

Bên cạnh đó, thành phố cũng quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các ngành dịch vụ nông nghiệp, du lịch, dịch vụ tài chính, tín dụng. Cụ thể, trên địa bàn thành phố hiện đã có hơn chục ngân hàng thương mại cổ phần, các tổ chức tài chính đến đầu tư mở chi nhánh, văn phòng đại diện. Các dịch vụ ăn uống, nhà nghỉ, khách sạn và giải trí những năm gần đây phát triển mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng, nhiều khách sạn đạt tiêu chuẩn 1- 4 sao đáp ứng nhu cầu lưu trú của du khách.

Ngay cả các dịch vụ về y tế, khám-chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cũng được mở rộng và nâng cao chất lượng như việc đưa Bệnh viện Đại học Y Dược Hoàng Anh Gia Lai vào hoạt động; các phòng khám tư nhân được đầu tư, nâng cấp, mở rộng quy mô hoạt động. “Sự phát triển mạnh mẽ của các loại hình dịch vụ đã chứng tỏ đời sống nhân dân ngày càng phát triển hơn, nhu cầu, thu nhập của nhân dân cũng tăng cao hơn”- ông Bùi Hồng Quang cho hay.

Trước những định hướng phát triển kinh tế đúng đắn của UBND thành phố Pleiku, sự nỗ lực của các thành phần kinh tế, cơ sở kinh doanh trên địa bàn, ngành thương mại, dịch vụ của TP. Pleiku ngày một khởi sắc. Đây chính là cơ sở, động lực quan trọng thúc đẩy kinh tế TP. Pleiku phát triển toàn diện, xứng đáng là trung tâm kinh tế-chính trị của tỉnh.

Lê Lan

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.