Thanh Hóa: Nữ sinh không tay được đặc cách vào ngành Sư phạm Tiếng Anh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sau những nỗ lực không biết mệt mỏi của "nữ sinh không tay" Lê Thị Thắm, mơ ước trở thành “cô giáo làng” của em đang dần trở thành hiện thực. Trong ngày đầu tiên nộp hồ sơ xét tuyển, em đã được Đại học Hồng Đức xét đặc cách vào ngành Sư phạm Tiếng Anh của trường.

Từ khi sinh ra, em Lê Thị Thắm (cựu học sinh lớp 12A4, Trường THPT Đông Sơn 1, huyện Đông Sơn, Thanh Hóa) đã không có đôi tay. Khi lớn lên, thấy các bạn cùng trang lứa được cắp sách tới trường, Thắm cũng đòi bố mẹ cho đi học. Thấy con không có đôi tay đi học rất khó khăn, nhưng vì thương con vốn thiệt thòi so với các bạn nên Thắm cũng được bố mẹ tạo điều kiện cho đến trường.

 

Kỳ thi THPT Quốc gia vừa qua, tổ hợp 3 môn xét tuyển Đại học của Thắm được 17,83 điểm.
Kỳ thi THPT Quốc gia vừa qua, tổ hợp 3 môn xét tuyển Đại học của Thắm được 17,83 điểm.

Và cứ thế, suốt 12 năm học phổ thông, dù nắng hay mưa, chị Lê Thị Tình - mẹ Thắm cũng đưa con đến trường. Cuộc sống của gia đình còn muôn vàn khó khăn, nhưng anh chị vẫn bấm bụng cho con được theo học chữ.

Không có đôi tay, em phải tập viết bằng chân, hơn nữa, do chân phải ngắn hơn nên Thắm tập viết bằng chân trái. Những ngày bắt đầu tập viết, có những lúc chân em bị phồng rộp lên, xước da, tứa cả máu. Rồi bao tháng ngày khổ luyện, cùng với sự trợ giúp của mẹ, Thắm cũng đọc thông, viết thành thạo các chữ cái. Những nỗ lực phi thường của em đã đem lại kết quả khi từ lớp 1 đến lớp 12, Thắm đều đạt danh hiệu học sinh tiên tiến và học sinh giỏi.

Năm lớp 3 em còn đạt giải nhì cuộc thi vẽ tranh do Hội bảo trợ Người khuyết tật và Trẻ mồ côi tỉnh Thanh Hóa tổ chức. Năm lớp 5 em đi thi viết chữ đẹp và đoạt giải Nhất ở huyện và giải xuất sắc ở tỉnh. Lớp 8 em đạt giải vẽ tranh ở huyện và thi giải Tiếng Anh trên mạng. Năm lớp 9 em đi thi học sinh giỏi môn Văn do trường tổ chức...

Nhìn cô bé với thân hình khẳng khiu, không có đôi tay, dù đã 19 tuổi nhưng chỉ như một học sinh cấp 2 bước vào trường thi khiến mọi người chứng kiến đều cảm phục. Mơ ước của Thắm là được đi học đại học, trở thành một cô giáo dạy ngoại ngữ để về quê dạy các em nhỏ trường làng.

 

Thắm có thêm điều kiện viết tiếp ước mơ của mình trên đôi chân.
Thắm có thêm điều kiện viết tiếp ước mơ của mình trên đôi chân.

Trong kỳ thi THPT quốc gia 2016 vừa qua, Thắm dự thi tại Cụm thi số 34 do Đại học Hồng Đức chủ trì. Kết quả tổ hợp 3 môn xét tuyển đại học của em là 17,83 điểm, cùng với 1 điểm ưu tiên khu vực, Thắm có tổng điểm là 18,83 điểm.

Sáng ngày 1-8, Thắm đã được mẹ đưa đến Đại học Hồng Đức để nộp hồ sơ xét tuyển vào ngành Sư phạm Tiếng Anh. Được biết, năm 2015, ngành Sư phạm Tiếng Anh của Đại học Hồng Đức có điểm chuẩn là 17,25 điểm.

Chị Lê Thị Tình chia sẻ: “Trong quá trình đi thi, do sức khỏe yếu nên cháu bị choáng không làm được bài thi tốt lắm. Sau khi đi thi về, vì làm bài thi không được như ý muốn nên cháu buồn lắm, mấy ngày đầu cháu khóc suốt”.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Mạnh An - Hiệu trưởng Đại học Hồng Đức, với trường hợp của em Lê Thị Thắm, nhà trường xét đặc cách cho em vào học ngành Sư phạm Tiếng Anh. Để tạo điều kiện cho em học tập thuận lợi, nhà trường sẽ bố trí bàn học phù hợp và cho em ở ký túc xá của nhà trường.

Đồng thời, thầy An cũng hứa sẽ bố trí cho chị Tình một việc làm phù hợp trong trường để có điều kiện đưa đón con đi học. Ngoài ra, nhà trường cũng sẽ cố gắng tìm các suất học bổng hỗ trợ cho Thắm có thêm điều kiện trong quá trình học tập.

“Trước khi đi thi, thầy hiệu trưởng cũng đã cho biết sức khỏe cháu yếu quá, không phải thi, trường hợp của em sẽ được đặc cách. Nguyện vọng của em học 12 năm nên em quyết định đi thi. Dù sao gia đình cũng rất biết ơn nhà trường đã tạo điều kiện cho cháu có cơ hội được học tập trong môi trường tốt, tôi sẽ cố gắng để cháu đạt được ước mơ của mình”, chị Tình chia sẻ.

Theo dantri

Có thể bạn quan tâm

Cửu Trại Câu du ký

Cửu Trại Câu du ký

Nơi chúng tôi đến trong chuyến đi dài ngày lần này là vùng đất Cửu Trại Câu xinh đẹp, một trong những danh lam thắng cảnh của Tứ Xuyên, rất đắc địa về mặt phong thủy của Trung Hoa lục địa.

Bát nháo 'cò' vùng biên

Bát nháo 'cò' vùng biên

Tình trạng 'cò' đưa người qua lại biên giới Campuchia diễn ra bát nháo ở khu vực gần cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) và Mỹ Quý Tây (Long An) tiềm ẩn nguy cơ về an ninh trật tự, tội phạm trốn truy nã, cờ bạc, buôn lậu, ma túy...

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Cán bộ an ninh gặp gỡ, tuyên truyền người dân không nghe kẻ xấu lôi kéo vượt biên. Ảnh: T.T

Buôn làng rộng lòng bao dung - Kỳ cuối: Thức tỉnh những người lầm lỡ

(GLO)-Giữa tháng 3-2024, Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh cùng đoàn công tác của Bộ Công an có chuyến sang Thái Lan để gặp gỡ những người dân tộc thiểu số Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp ở 2 địa điểm thuộc huyện Bang Yai, tỉnh Nonthaburi.

'Bảo mẫu' đàn chim trời

'Bảo mẫu' đàn chim trời

Dựng trang trại trồng tre, nuôi vịt nhưng thấy đàn chim trời hàng nghìn con về trú ngụ, làm tổ, ông Nguyễn Mạnh Cường (Hà Tĩnh) đã dừng việc chăn nuôi, nhường vườn cây xanh tốt cho đàn chim trú ngụ, làm tổ.