Tháng người dưng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tôi gọi tên tháng Giêng như thế vì chẳng ai thân được với thứ thời tiết này cả. Sau những đỉnh cao của rét buốt, sương muối, trời bỗng dửng dưng không lạnh nữa nhưng cũng chưa ấm áp. Như thể, một người vừa qua phố có gì quen thuộc, thân thương lắm nhưng chưa bao giờ thuộc về mình.
Tháng Giêng, có một chuyện chắc chả đáng để nhắc tới nhưng vẫn lặng lẽ đến ấy là bao giờ thì hạ cành đào? Gọi là hạ cho sang chứ thực chất là dọn dẹp một góc Tết còn vương lại. Có lẽ tôi là người thường làm cái việc ấy muộn nhất và đắn đo lắm. Hoa còn thì xuân còn, nụ còn thì hãy để bung nở nốt những bông hoa cuối của dòng nhựa sót. Cành đào từng gõ cửa những căn phòng trên tòa nhà cao báo tin xuân, từng mang không khí ấm áp đến bao gia đình quanh năm lấn bấn, va chạm chuyện mắm muối tương cà. Tết là bỏ qua, là bao dung, vì có cành đào mà lòng ta rộng lượng.
Có người nhắc tôi khi đang ngồi cà phê ở góc phố buồn: “Đấy, người đấy, họ đấy”. Chẳng hiểu đó là một cô gái đẹp hay một người mình từng quen, từng có chút kỷ niệm. Mùa này ai cũng áo ấm, khăn choàng hờ hững, ký ức cũng như cái lạnh bỏ ngoài tai chỉ hướng về lửa ấm đang đợi mình. Sống để lo tiếp củi vào bếp lửa ấy cũng đã vất vả lắm rồi, tâm trí đâu mà ngoái lại miền se lạnh man mác buồn xưa cũ…
Nhưng có ai không vấn vương một người dưng? Mắt có thể không nhìn, chân có thể không bước theo nhưng trong lòng đâu có yên. Tai vẫn cứ nghe thấy tiếng bước chân ai đó xa dần, đi về phía nảo phía nao mà vọng vào tim mình thì ngày một rõ. Cũng chỉ có mùa này, đất trời mới nhàn nhã thế, không bận nắng, không mải mưa. Chỉ có mùa này, người xưa mới thảnh thơi mà qua phố ghé lại bên phố. Mưa bụi. Mưa nhỏ đến không vang thành tiếng trên mái xưa, không đủ ướt con đường mới trải nhựa nhưng lấm tấm trên tóc ai. Một lọn tóc ngược gió mà trào lên như sóng, ngược lại với mọi trải chuốt yên ả kia. Hình như khi mọi thứ đã quá xa xôi như một dòng sông sâu vô hình mà không ai dám băng qua thì chỉ còn biết gửi vào mưa bụi. Mưa đọng trên mi ai, một chớp mắt làm tất cả tan biến. Có hạt mưa tan vào hư vô, có giọt đọng lại tâm hồn. Người dưng thì ai mà hiểu được.
Minh họa: Huyền Trang
Minh họa: Huyền Trang
Tháng này, dòng sông, cây cầu và những cánh đồng, làng mạc như bức vẽ vừa mới phác chì. Trời đất phác những nét nguyên sơ để mỗi người tự điểm tô cho riêng mình một sắc màu. Tôi nhớ những chuyến xe khách trong quá khứ. Ngày đó đường nhỏ, gập ghềnh, xe cộ ít, những chuyến đi xa đầy lưu luyến. Có anh chàng đeo kính ngồi ôm cây đàn ghi ta cũ, một anh thợ hồ với cái thước thợ bám đầy vữa đã cóc két, một người nông dân mặc chiếc áo và đội mũ bằng vải nhuộm chàm đang say ngủ… Xe lắc lư, họ cứ ngồi như thế mà lặng lẽ từ biệt cố hương. Ngoài kia, rừng núi giá rét vùn vụt như thước phim. Họ khó nhọc lắm mới dứt tình quê mà về với đô thị để thực hiện các dự định của mình.
Rồi cả xe xôn xao, một cô giáo cắm bản giờ mới được về với đồng bằng sau mấy năm lam lũ vừa vẫy tay bắt xe. “Xe đông lắm rồi, em tự tìm chỗ”-cậu phụ xe nói vậy. Bác nông dân đứng dậy nhường cô giáo: “Cô giáo! Cô giáo chủ nhiệm về xuôi thật à?”. Anh thợ hồ đứng dậy hất hàm về phía chỗ ngồi cười nhẹ: “Em khổ lâu rồi, nhường em”. Nhưng cô gái vẫn đứng lặng như thế, cô đang nhìn chàng trai đã lặng lẽ ôm cây đàn lui xuống cuối xe. Hình như họ từng quen nhau, hình như họ đã không vượt qua được những sự tự ái để rồi xa nhau. Tháng Giêng vang lên trong tiếng đàn ghi ta từ phía cuối xe. Người dưng, tháng đầu tiên của một năm man mác mà đầy hy vọng phía trước…
BÙI VIỆT PHƯƠNG

Có thể bạn quan tâm

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

(GLO)- Mặc nhiên, việc sáng tạo văn học nghệ thuật luôn mang tính độc lập và tự giác cao độ của mỗi văn nghệ sĩ, nhưng hành trình ấy sẽ không đơn độc nếu có sự dìu dắt chân tình của người đi trước. Tại phố núi Pleiku, nhiều tác giả trẻ đã tìm được điểm tựa tinh thần đáng quý như thế.

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

(GLO)- Nhà giáo Tạ Chí Tào (trú tại huyện Chư Sê) mang trọng bệnh đã nhiều năm nhưng chưa bao giờ chịu ngừng nghỉ. Anh vẫn đều đặn sáng tác văn học, nghiên cứu lịch sử. Đến nay, anh đã có gần 10 đầu sách, chính xác là 9 tập đã phát hành, còn 1 cuốn nghiên cứu lịch sử đang có kế hoạch xuất bản.

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời lúc 10h45 sáng 13/3 tại Hà Nội. Năm cuối đời, ông chống chọi với bệnh ung thư. Vài tháng gần đây, nhiều đồng nghiệp chia sẻ hình ảnh thăm nhạc sĩ Thụy Kha trong bệnh viện. 

Tiết mục múa của đơn vị Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng trình diễn tại Liên hoan nghệ thuật quần chúng huyện Ia Grai năm 2025.

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang huyện Ia Grai: Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng giành giải nhất toàn đoàn

(GLO)- Trong 2 đêm (11 và 12-3), huyện Ia Grai tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang năm 2025. Liên hoan quy tụ 13 đơn vị tham gia. Mỗi đơn vị đăng ký trình diễn từ 3 đến 5 tiết mục ca, múa và diễn tấu các loại nhạc cụ.

Thơ Bút Biển: Nắng chưa qua

Thơ Bút Biển: Nắng chưa qua

(GLO)- "Nắng chưa qua" của Bút Biển là một bài thơ đầy hoài niệm. Bằng những câu thơ nhẹ nhàng mà day dứt, tác giả khắc họa nỗi buồn của sự xa cách, khi ký ức vẫn còn đó nhưng hiện tại chỉ còn lại gió lùa, hoa rụng và căn phòng trống,... dường như có ai đang ngóng về một vệt nắng chưa qua.

Bản hòa ca cùng triền ký ức

Bản hòa ca cùng triền ký ức

(GLO)- Dù đã có hơn 30 năm sống ở Pleiku nhưng khi đọc tập “Vân môi say phố” của Ngô Thanh Vân (NXB Hội Nhà văn, 2024), tôi lại có cảm tưởng được khám phá một miền đất tưởng chừng quá đỗi quen thuộc.

Giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Giải phóng tỉnh tại xã Gào

Giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Giải phóng tỉnh tại xã Gào

(GLO)- Tối 10-3, tại làng C (xã Gào), Đội Thông tin lưu động-Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao TP. Pleiku tổ chức chương trình giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh (17/3/1975-17/3/2025), chào mừng Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV.

Hội viên Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh tại chương trình chào mừng Ngày Âm nhạc Việt Nam năm 2024. Ảnh: H.N

Nhạc sĩ Gia Lai kiếm tìm tác phẩm có sức ảnh hưởng lớn

(GLO)- Bám sát hơi thở cuộc sống và đưa bản sắc dân tộc vào tác phẩm, các nhạc sĩ Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh Gia Lai đã thực sự cố gắng trong hoạt động sáng tác nhằm ghi dấu ấn. Song, làm gì để tác phẩm lan tỏa rộng rãi, ghi đậm trong tâm trí người nghe đang là trăn trở của những người tâm huyết.

Lá cỏ hát thơ

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Lá cỏ hát thơ

(GLO)- Bài thơ "Lá cỏ hát thơ" của Nguyễn Ngọc Hưng đã khắc họa hình ảnh cỏ như một biểu tượng của sự kiên cường dù phải trải qua nhiều gian khó, đớn đau. Qua đây, tác giả muốn truyền tải thông điệp về sự bền bỉ, lòng yêu thương và tinh thần vượt qua khó khăn của con người trong mọi hoàn cảnh.

Thơ Sơn Trần: Nhớ Pleiku

Thơ Sơn Trần: Nhớ Pleiku

(GLO)- "Nhớ Pleiku" là một tác phẩm đầy cảm xúc của tác giả Sơn Trần. Từng câu thơ vẽ nên bức tranh phố núi đẹp mơ mộng với cảnh sắc yên bình, quyện hòa cùng ký ức, tình yêu và nỗi nhớ...

Thơ Vân Phi: Lâu không về nhà

Thơ Vân Phi: Lâu không về nhà

(GLO)- Bài thơ "Lâu không về nhà" của tác giả Vân Phi thấm đượm nỗi nhớ quê hương da diết của người con xa xứ-nơi cánh đồng, dòng sông và mẹ già vẫn chờ đợi theo tháng năm lở bồi. Từng câu thơ như những thước phim chậm rãi, gợi lại ký ức tuổi thơ ấm áp bên ánh đèn dầu, bên những thân gần mẹ cha.