Tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp phát triển

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trước yêu cầu hội nhập kinh tế, cộng đồng doanh nghiệp (DN) đòi hỏi phải theo kịp sự phát triển chung của xã hội, nếu giậm chân tại chỗ có nghĩa là đang thụt lùi. Do đó, cải cách, đổi mới, nâng cao chất lượng điều hành là yêu cầu tất yếu…

Thời gian qua, sự phát triển của DN đã góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Mỗi năm cộng đồng DN trên địa bàn đã đóng góp hơn 50% vào tổng thu ngân sách nhà nước, giải quyết việc làm ổn định cho trên 70.000 lao động và ủng hộ hàng trăm tỷ đồng vào công tác an sinh xã hội của địa phương.

Nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh

Việc công khai thủ tục hành chính theo hướng tinh gọn, giảm thời gian giải quyết theo quy định các thủ tục liên quan đến đăng ký kinh doanh, đầu tư, nộp thuế, bảo hiểm xã hội, cấp phép đầu tư xây dựng, đơn giản quy trình, hồ sơ và thủ tục hải quan… đã được các cơ quan quản lý thực hiện hiệu quả trong thời gian qua. Theo đánh giá của nhiều DN, công tác cải cách thủ tục hành chính đã có chuyển biến tích cực, tuy nhiên nó cần phải được xác định là khâu quan trọng, tạo sự chuyển biến căn bản về chất lượng bộ máy hành chính, phấn đấu nâng cao chỉ số cải cách hành chính đạt nhóm trung bình khá so với cả nước.

 

Các doanh nghiệp cần được tạo điều kiện thuận lợi để phát triển. Ảnh: Đức Thụy
Các doanh nghiệp cần được tạo điều kiện thuận lợi để phát triển. Ảnh: Đức Thụy

Trong bảng xếp hạng về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2015, Gia Lai đứng thứ 47/63 tỉnh thành trên cả nước và đứng thứ ba khu vực Tây Nguyên sau Lâm Đồng và Đak Lak với nhiều chỉ số tụt hạng và thấp điểm so với điểm trung vị. Báo cáo đánh giá PCI cũng đã chỉ ra nhiều nguyên nhân dẫn đến kết quả chưa đạt như mong đợi. Trong đó, công tác cải cách thủ tục hành chính chưa được các cấp, các ngành cập nhật, thống kê, trình công bố một cách thường xuyên; sự phối hợp của lãnh đạo các cấp, các ngành, địa phương có lúc, có nơi chưa đồng bộ; công tác thanh tra, kiểm tra chưa được phối hợp chặt chẽ dẫn đến việc DN phải tiếp nhiều đoàn trong năm, gây phiền hà, lãng phí thời gian của DN.

Bà Đặng Thị Mỹ Dung-Chủ nhiệm Câu lạc bộ Nữ DN tỉnh cho rằng: “Môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế là rất cần thiết, tỉnh nên công khai quy hoạch sử dụng đất, dự án đầu tư; ưu tiên dự án lớn cho DN trên địa bàn nếu DN có khả năng làm được. Các cơ quan nhà nước phải quan tâm chia sẻ và đồng hành với DN. Ngoài những chương trình gặ pmặ tva  đố ithoạ ithườ ng niê n, nên tổ chức các buổi gặp gỡ doanh nhân, để DN có cơ hội tiếp xúc với lãnh đạo tỉnh trong một không gian gần gũi, cởi mở hơn; đồng thời nên lập đường dây nóng để DN phản ánh những vướng mắc liên quan, chắc chắn việc giải quyết cũng sẽ kịp thời hơn”.

Ông Phạm Duy Du-Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết: Việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho DN trong vấn đề sử dụng đất, tăng cường đối thoại với DN để kịp thời nắm bắt những đề xuất, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc sẽ thực hiện hiệu quả hơn; đặc biệt là công khai, minh bạch các quy hoạch, kế hoạch, quy trình, thủ tục hồ sơ, các chính sách về đất đai để DN dễ dàng tiếp cận; công tác giải phóng mặt bằng, cơ chế đền bù cũng sẽ triển khai tốt hơn trong thời gian tới…

Chuyển từ vai trò quản lý sang phục vụ

Theo thống kê của Sở Kế hoạch và Đầu tư, trên địa bàn tỉnh có khoảng 12% DN thuộc loại nhỏ và có đến 79% là DN thuộc loại siêu nhỏ. Bên cạnh những khó khăn, thách thức trong việc tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm và trước yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, có những vấn đề nhũng nhiễu được xem là “rào cản” đối với sự phát triển của DN, trong đó có việc tự đặt các thủ tục riêng ngoài quy định của pháp luật. Nhiều DN thừa nhận việc thương lượng với cán bộ thuế là phần thiết yếu trong hoạt động kinh doanh; các DN thường phải trả thêm các khoản chi phí không chính thức; hiện tượng nhũng nhiễu khi giải quyết thủ tục cho DN vẫn phổ biến; hợp đồng, đất đai và các nguồn lực kinh tế khác chủ yếu rơi vào tay các DN lớn có liên kết chặt chẽ với chính quyền địa phương…

Chỉ ra một số hạn chế trong công tác điều hành của các cơ quan quản lý nhà nước, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Ngọc Thành đánh gia  mứ cđo  hài lòng của người dân và DN đã phản ánh đúng chất lượng điều hành của các sở, ban, ngành. Do đó, phải đặt người lãnh đạo vào vị trí số 1, nếu cấp dưới không hoàn thành nhiệm vụ thì người đứng đầu sẽ phải chịu trách nhiệm. “Các sở, ban, ngành phải chủ động vai trò tham mưu cho tỉnh những công việc trong phạm vi, nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn của mình, chứ không cần chờ cấp trên yêu cầu. Có những vấn đề thấy cần phải phân cấp để giải quyết bất cập trong thực hiện thì đề xuất ngay; nếu trong vòng 3 ngày chưa thấy trả lời hãy gọi ngay cho tôi”- ông Võ Ngọc Thành nhấn mạnh khi đề cập đến vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước trong giải quyết các vấn đề phát sinh cho DN, cho nhà đầu tư.

Thời gian tới, tỉnh sẽ tập trung rà soát thủ tục hành chính tại các ngành, lĩnh vực, loại bỏ nhiều giấy phép còn bất hợp lý gây cản trở đối với DN; đẩy nhanh tiến độ xây dựng chính quyền điện tử; xây dựng quy chế phối hợp trong việc giải quyết khó khăn, vướng mắc của DN. Đặc biệt, tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ thông qua việc phát huy vai trò của người đứng đầu; xây dựng lực lượng cán bộ, công chức, viên chức qua các cơ chế chính sách và trên tinh thần chuyển từ quản lý sang phục vụ người dân và DN… Cùng với đó, thông qua nhiều chính sách thúc đẩy sản xuất-kinh doanh, tháo gỡ khó khăn cho hoạt động của DN được thực hiện, như việc triển khai nhiều gói hỗ trợ lãi suất thấp, cơ cấu lại thời hạn nợ, điều chỉnh giảm lãi suất sẽ tiếp tục là động lực kích thích DN đầu tư phát triển.

Thảo Nguyên

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.