Tạo “cú hích” cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Một trong 4 bộ trưởng đăng đàn trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV là Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh với những vấn đề thuộc lĩnh vực công tác dân tộc của Chính phủ; việc thực thi các chính sách, chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Việc lựa chọn vấn đề dân tộc và công tác dân tộc để chất vấn tại nghị trường cho thấy sự quan tâm đặc biệt của Quốc hội và cử tri cả nước đối với một lĩnh vực rất quan trọng trong quá trình thực hiện đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế-xã hội đất nước nói chung và sự phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS, miền núi nói riêng.

Những năm qua, nhờ thực hiện nhiều chương trình, dự án dành cho vùng đồng bào DTTS và miền núi mà tình hình kinh tế, đời sống của người dân khu vực này đã cơ bản ổn định và phát triển. Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giảm bình quân 1-1,5%/năm. Trong đó, tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS giảm trên 3%/năm; tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm 4-5%/năm.

Tuy nhiên, việc thực hiện công tác dân tộc và chính sách dân tộc tại các địa phương vẫn gặp không ít khó khăn cả về khách quan lẫn chủ quan. Vùng đồng bào DTTS và miền núi đã và đang là “lõi nghèo của cả nước”; thu nhập bình quân của hộ đồng bào DTTS nhiều nơi chỉ bằng 40-50% bình quân thu nhập trong khu vực; tuy chỉ chiếm 14,7% về dân số nhưng tỷ lệ hộ nghèo DTTS lại chiếm gần 60% tổng số hộ nghèo của cả nước.

Là người Mông, trưởng thành từ cơ sở, nay đảm nhận vị trí lãnh đạo cơ quan phụ trách công tác dân tộc của Chính phủ, hẳn Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh hiểu được miền núi và đồng bào DTTS cần gì? Do đó, những giải pháp ông đề xuất được cho là căn cơ, sát thực tiễn, khả thi khi thực hiện, có thể khắc phục những bất cập để phát triển vùng DTTS và miền núi đạt hiệu quả cao nhất. Đó là đẩy mạnh triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia gắn với phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030; chính sách thu hút nguồn lực hỗ trợ đầu tư phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn; giải pháp tháo gỡ những vướng mắc trong chính sách về đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS; chấn chỉnh tình trạng du canh du cư, phá rừng làm nương rẫy...

Thiếu vốn, thiếu kiến thức, kinh nghiệm đã đành, thiếu đất ở, đất sản xuất đối với đồng bào các DTTS, đặc biệt là ở Tây Nguyên-nơi có quỹ đất khá dồi dào, là một nghịch lý cần phải khắc phục. Do đó, việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, lồng ghép với các chương trình, chính sách khác trên địa bàn được xem là một trong những giải pháp mang tính đột phá để phát triển kinh tế-xã hội vùng Tây Nguyên-nơi có đến 2,2 triệu người DTTS sinh sống, chiếm hơn 1/3 dân số toàn vùng.

Quá trình chất vấn và trả lời chất vấn của Bộ trưởng Hầu A Lềnh và một số bộ trưởng, trưởng ngành liên quan là cơ sở để tiếp tục thúc đẩy các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong việc đầu tư phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi nói chung, Tây Nguyên nói riêng, gắn tái cơ cấu ngành nông nghiệp với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường bền vững. Nhất là khi Tây Nguyên ngày càng khẳng định vị trí là vùng sản xuất, xuất khẩu nông sản hàng đầu của đất nước như: cà phê, cao su, hồ tiêu, sầu riêng…

Chủ trương, chính sách đã có, còn lại là quá trình vận dụng vào thực tiễn. Để đồng bào DTTS sống được, làm giàu được với đất, với rừng, không chỉ no đủ mà còn phải giàu có về đời sống văn hóa tinh thần, không còn cách nào khác hơn là giải quyết triệt để nhu cầu đất ở, đất sản xuất cho bà con; hạn chế và tiến tới ngăn chặn hiệu quả tình trạng phá rừng; đổi mới phương thức xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn, vùng biên giới theo hướng giảm dần cơ chế “cho không”, tăng chính sách tín dụng ưu đãi, hỗ trợ có điều kiện; phát huy tinh thần tự lực tự cường và quyền làm chủ của đồng bào các dân tộc để bà con vươn lên trong cuộc sống.

Có thể bạn quan tâm

Hãy luôn giữ giá trị bản thân!

Hãy luôn giữ giá trị bản thân!

(GLO)- Những ngày gần đây, trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội rần rần câu chuyện một cựu hoa hậu của một cuộc thi nhan sắc tham gia vào đường dây bán dâm hàng trăm triệu đồng, dù tuổi của cô hoa hậu này đã tiệm cận 40. Không biết ở độ tuổi này, cô hoa hậu này bị dụ dỗ hay bị cám dỗ hoặc là để đáp ứng được kiểu sống vừa sang vừa chảnh nên phải bán dâm để lấy tiền?
Sự chậm trễ đáng lo

Sự chậm trễ đáng lo

Vấn đề xâm phạm bản quyền được đặt ra với rất nhiều bức xúc tại hội thảo quốc tế 'Bảo vệ bản quyền sách trên không gian mạng' do Hiệp hội Xuất bản Đông Nam Á, Hội Xuất bản VN, Cục Xuất bản in và phát hành, Sở TT-TT TP.HCM đồng tổ chức vào ngày 15.9.
Bất an với pin và xe điện

Bất an với pin và xe điện

Vụ cháy lớn tại chung cư mini ở Khương Hạ (quận Thanh Xuân, Hà Nội) hiện vẫn đang được cơ quan chức năng điều tra làm rõ, nhưng dư luận xã hội cho rằng, nguyên nhân là do chập điện. Thực tế, các vụ nổ pin, chập bình ắc quy xe điện đã từng xảy ra thời gian gần đây, dẫn đến các vụ hỏa hoạn nguy hiểm, gây chết người.
Để khen thưởng là động lực phát triển

Để khen thưởng là động lực phát triển

(GLO)- Như chúng ta đã biết, mục tiêu của khen thưởng là nhằm khuyến khích, động viên các cá nhân, tập thể, hộ gia đình hăng hái thi đua trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nói cách khác, khen thưởng là động lực giúp các tập thể, cá nhân nỗ lực phấn đấu để đạt thành tích cao nhất; khen thưởng là biện pháp thúc đẩy các phong trào thi đua yêu nước đạt hiệu quả và lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng.
Kiến tạo các thị trường hiệu quả

Kiến tạo các thị trường hiệu quả

Báo cáo của Tổng cục Thống kê cho thấy, 'sức khỏe' doanh nghiệp vẫn chưa được cải thiện khi từ đầu năm 2023 đến nay số doanh nghiệp trong cả nước rời khỏi thị trường tiếp tục gia tăng, bình quân mỗi tháng có đến 16.200 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Trong bối cảnh hiện nay, rất cần kiến tạo được các thị trường vận hành hiệu quả nhằm đạt được mục tiêu phát triển.
Có công khai mới minh bạch

Có công khai mới minh bạch

Tại phiên họp 26 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cho ý kiến Báo cáo kết quả kiểm toán năm 2023, dự kiến kế hoạch kiểm toán năm 2024, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã nhắc nhở Kiểm toán Nhà nước 'có vẻ ngày càng giảm nhiệt đi'.
Bất cập cung cầu lao động

Bất cập cung cầu lao động

TP.HCM có thị trường lao động lớn nhất nước với hơn 5 triệu người trong độ tuổi lao động. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu về an sinh xã hội, thị trường lao động của địa phương vận hành chưa thật sự hiệu quả.
Để không lãng phí sách giáo khoa

Để không lãng phí sách giáo khoa

(GLO)- Năm học 2023-2024, con gái chị P.T.T. (thôn 2, xã Trà Đa, TP. Pleiku) bước vào lớp 1. Chị T. cho biết: Năm học 2022-2023, khi cháu gái của chị ở thị trấn Chư Sê bước vào lớp 1, chị đã mua tặng cháu 1 bộ sách giáo khoa (SGK) Kết nối tri thức với cuộc sống theo chương trình học của Trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai. Kết thúc năm học, bộ sách vẫn còn rất mới nhưng chị không thể sử dụng cho con gái vì trường học của con chọn giảng dạy bộ sách Cánh diều. Do đó, chị phải bỏ tiền để mua 1 bộ SGK mới cho con.
Nghịch lý cửa khẩu quốc tế

Nghịch lý cửa khẩu quốc tế

Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Nam Giang (đóng tại H.Nam Giang, Quảng Nam) được mệnh danh là khu kinh tế tổng hợp, cửa ngõ quan trọng của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, kết nối nam Lào, đông bắc Thái Lan.
Chuyến thăm lịch sử

Chuyến thăm lịch sử

Trong thông điệp chúc mừng Quốc khánh Việt Nam ngày 2-9 vừa qua, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken cho biết, ông đang rất trông chờ vào 'chuyến thăm lịch sử' tới Việt Nam từ ngày 10 đến 11-9 của Tổng thống Joe Biden. Đánh giá đó chắc chắn không phải là ngẫu nhiên.