(GLO)- Trong khuôn khổ chuyến thăm, tặng quà quân và dân trên huyện đảo Trường Sa, thăm các chiến sĩ ở nhà Nhà giàn DK1 của Đoàn Công tác số 11 (vừa kết thúc vào ngày 16-5), Công ty Lịch Xuân Phương Nam đã tặng 3 tủ sách thiếu nhi cho trẻ em ở 3 đảo Trường Sa Lớn, Sinh Tồn và Song Tử Tây.
Giám đốc Công ty Lịch Xuân Phương Nam Nguyễn Hà Quốc Anh (ngoài cùng, bên phải) trao tặng tủ sách thiếu nhi cho thầy giáo ở huyện đảo Trường Sa. Ảnh: Hoàng Liêm
Đoàn công tác gồm hơn 200 thành viên thuộc các cơ quan: Ban Tuyên giáo Trung ương, Kho bạc Nhà nước Việt Nam, huyện Mỹ Lộc (tỉnh Nam Định) và tỉnh Kon Tum. Đoàn do Chuẩn Đô đốc Đoàn Văn Chiều-Phó Chủ nhiệm Chính trị, Bộ Tư lệnh Hải quân làm Trưởng đoàn. Trong hải trình 10 ngày, Đoàn đã đến thăm, động viên, tặng quà quân và dân trên các đảo Song Tử Tây, Đảo Đá Nam, Đá Thị, Sơn Ca, Sinh Tồn, Trường Sa Đông, Đá Tây, Trường Sa lớn và Nhà giàn DK1. Đảo Trường Sa Lớn, Sinh Tồn và Song Tử Tây hiện có hơn 10 thiếu nhi mỗi đảo.
Trẻ em ở huyện đảo Trường Sa thích thú đọc những quyển sách mới do Công ty Lịch Xuân Phương Nam tặng.Ảnh: Hoàng Liêm
Trước đây, các em chỉ có sách giáo khoa và gần như chưa có sách tham khảo hay sách giải trí để đọc. Giám đốc Công ty Lịch Xuân Phương Nam Nguyễn Hà Quốc Anh đã trực tiếp trao tặng cho thiếu nhi ở các đảo này 3 tủ sách thiếu nhi, mỗi tủ sách có 400 quyển; bao gồm sách tham khảo, truyện tranh, văn học thiếu nhi, thường thức khoa học...
(GLO)- “Một ngày Pleiku” của Nguyễn Thanh Mừng là những cảm nhận đầy tinh tế về tiết trời phố núi trong ngày với đầy đủ biến chuyển xuân, hạ, thu, đông. Ở đó còn có tấm chân tình nối liền duyên hải-cao nguyên để mà “chén vui chạm với chén ngông”, “bạn hiền gọi tiếp bạn hiền”…
(GLO)- Cùng với các địa phương trong cả nước, hoạt động văn hóa, văn nghệ trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 trên địa bàn tỉnh Gia Lai được quan tâm triển khai đồng bộ, phong phú, đa dạng.
(GLO)- Vẫn là cái cảm thức đau đáu yêu Tây Nguyên, yêu Pleiku đến như có thể ngơ ngác, đến như phát hiện chiều “như vừa bong vỏ”, Văn Công Hùng “chợt tôi” vừa như một cuộc trở về lại như sắp sửa ra đi. Cái dùng dằng hóa thân ấy để có một bài thơ đầy day dứt...
Mèo - con vật biểu tượng của năm Quý Mão 2023 - được nhiều nghệ sỹ Việt Nam quan tâm và trở thành chủ đề sáng tác trong nghệ thuật hội họa, điêu khắc với muôn vàn dáng vẻ độc đáo.
Chiều ngày 19-1 (28 tết), Sở TT-TT TPHCM cùng các đơn vị phối hợp tổ chức khai mạc Lễ hội Đường sách Tết Quý Mão 2023 với chủ đề “Thành phố Hồ Chí Minh - Xuân an vui, xuân thịnh vượng” trên tuyến đường Lê Lợi (từ đường Nguyễn Huệ đến bùng binh Quách Thị Trang, quận 1).
(GLO)- Từ ngày 17-1 đến 10-2, Bảo tàng tỉnh Gia Lai tổ chức triển lãm ảnh với chủ đề “Quảng trường Đại Đoàn Kết-10 năm đi vào hoạt động” trong khuôn viên của đơn vị. Đây là một cách để nhắc nhớ về sự kiện chính trị, văn hóa có ý nghĩa quan trọng đối với tỉnh nhà.
(GLO)- Vẫn bằng thủ pháp lạ hóa với “tiếng chim nghiêng qua mái”, “bài ca chín rồi”, “hương trầm nâng khăn”…, những lời thơ trong bài “Mẹ và mùa xuân” của nhà thơ Lê Từ Hiển dạt dào xúc cảm, thổn thức nỗi nhớ thương.
(GLO)- Hồi nhỏ, bữa cơm Tết gia đình thường có nhiều món ăn ngon nhưng tôi thích nhất món thịt heo thưng. Thịt heo nạc đem thưng đương nhiên ngon; nhưng kỳ lạ, thịt mỡ thưng lên rồi ăn cũng rất ngon. Gia vị thấm vào khiến thịt không còn vị béo gây ngán. Vậy nên, thịt thưng ăn hao. Cũng do vậy ngày thường mẹ tôi không dám làm, chỉ có dịp Tết.
Tác phẩm của nhiếp ảnh gia Trần Tuấn Việt và Chinh Vu Xuan đạt giải danh dự tại cuộc thi nhiếp ảnh đen trắng thường niên International Monochrome Photography Awards.
(GLO)- Sáng 11-1, Hội Văn học Nghệ thuật Gia Lai tổ chức hội nghị tổng kết năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023 với sự tham dự của đông đảo hội viên.
(GLO)- Đàn goong được ví như “cây đàn tình yêu“ của người Jrai, Bahnar khi hợp duyên cho biết bao chàng trai, cô gái. Âm nhạc từ cây đàn mộc mạc này mỗi khi vang lên đều khiến bao “nhịp tim xôn xao“, “chim rừng quên hót“.
Chuyên đề mùa Đông dành nhiều không gian để tưởng nhớ nhà văn Lê Lựu thông qua những trang viết của nhà thơ Trần Đăng Khoa, nhà báo Yên Ba, cùng nhiều tranh của các họa sỹ Thành Chương, Đức Phạm.
(GLO)- Tôi đã đi qua biết bao mùa đông với những buổi trưa đong đầy thương nhớ. Trong se lạnh, một tiếng gà đâu đó vang lên xa vắng, như từ xưa cũ vọng về. Cứ vào độ này, khi tiết trời giá lạnh, khô hanh tràn ngập không gian, tưởng như những ban trưa cứ thế dài đằng đẵng.
(GLO)- Những ngày này, các nghệ sĩ, diễn viên Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San đang gấp rút tập luyện cho chương trình nghệ thuật mừng Đảng, mừng Xuân Quý Mão 2023 dự kiến diễn ra vào tối 21-1 (đêm 30 Tết) tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku).
(GLO)- 40 năm phục vụ trong quân ngũ nên thơ của tác giả Lã Văn Mùi nhiều những hoài niệm về những tháng ngày trên chiến trường. Thơ của ông mộc mạc, giản dị, trong sáng như tâm hồn của người lính. “Mơ xuân“ là một bài thơ như thế.
Với những giá trị văn hóa truyền thống độc đáo, nghệ thuật trình diễn chiêng ba của người Hrê ở Ba Tơ được Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
(GLO)- Nỗi nhớ tuổi thơ mênh mang, thao thiết với hình ảnh gần gũi, mộc mạc, thân thương như tiếng chim dồng dộc, con dế than, đống rơm khô, con đò, bến sông, ngọn khói chiều mồ côi… được tác giả Nguyễn Ngọc Hạnh thể hiện giàu xúc cảm qua bài thơ “Lạc mất đường về“.