Tạm thở phào với... học phí

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

 Nỗi lo của nhiều phụ huynh đã tạm thời lắng xuống sau khi Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Phạm Ngọc Thưởng vừa cho biết Bộ GD-ĐT đã có văn bản báo cáo Chính phủ xem xét cho phép gia hạn áp dụng Nghị định 86/CP, giữ nguyên mức học phí hiện hành với tất cả cấp học.

Đúng là thở phào, bởi trước đó không lâu, Bộ GD-ĐT dự thảo lần thứ 2 nghị định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, giá dịch vụ trong lĩnh vực GD-ĐT, đã đề xuất tăng học phí các cấp học. Theo đó, từ năm học 2021-2022, học phí bậc đại học tăng 12,5%; học phí bậc mầm non, phổ thông tăng 7,5% so với năm học 2020-2021.

Mức tăng này không phải quá cao và nằm trong lộ trình tăng học phí theo các văn bản luật ban hành thời gian qua. Tuy vậy, trong điều kiện nền kinh tế bị tác động bởi dịch Covid-19, sinh kế từng gia đình bị ảnh hưởng nghiêm trọng thì mức tăng nào, dù nhỏ, cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến từng gia đình. Tăng giá nói chung, đều sẽ tác động mạnh đến lạm phát - điều tối kỵ trong tình hình hiện nay.

Cũng liên tục cả tháng qua, miền Trung oằn mình trong bão lũ, nhiều ngôi trường còn chưa kịp lợp lại mái, nhiều học sinh chưa kịp sắm lại tập vở, nhiều gia đình còn thở dài khi nghĩ về những ngày tới thì tăng học phí sẽ làm khó khăn chồng chất thêm lên vai người nghèo.

Kiến nghị tạm hoãn tăng học phí đã đưa ra kịp lúc, cho thấy sự cầu thị và chia sẻ khó khăn với phụ huynh. Nhưng đây cũng chỉ là hoãn tăng chứ không phải là không tăng. Phụ huynh có thể tạm nhẹ lòng và phải chuẩn bị tinh thần học phí sẽ tăng trong niên học kế tiếp 2022-2023.

Lý giải cho việc tăng học phí, đại diện Bộ GD-ĐT nêu rõ học phí theo lộ trình sẽ thực hiện theo Luật Giá. Tại Luật Giáo dục 2019 cũng quy định: Học phí là khoản tiền người học phải nộp để chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí của dịch vụ GD-ĐT; Chính phủ quy định cơ chế thu và quản lý học phí. Như vậy, bản chất học phí hiện nay là giá dịch vụ giáo dục và thực hiện theo cơ chế giá do Chính phủ hướng dẫn.

Đã là luật thì phải thực hiện. Tính đúng, tính đủ sẽ giảm gánh nặng trợ giá một phần cho giáo dục mà lâu nay chúng ta đã thực hiện. Nhưng nói về giá thì hãy xem giáo dục là mặt hàng hết sức đặc biệt, bởi phụ huynh sẽ không có chuyện muốn mua hay không, trả giá như thế nào, tùy ý lựa chọn người cung cấp, trong khi thu nhập nói chung chưa thể thong thả để thực hiện những toan tính rộng dài cho tương lai con em.

Luật Giáo dục năm 2019 quy định giáo dục tiểu học là bắt buộc, nhà nước thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi và phổ cập giáo dục THCS; học sinh tiểu học trong các trường công lập không phải đóng học phí... Những quy định này đã tạo điều kiện tối đa cho trẻ đến trường và mang lại cơ hội công bằng cho mọi học sinh được tiếp cận giáo dục. Học phí tăng, giảm không chỉ là chuyện mua dịch vụ giáo dục mà nó sẽ tác động đến tương lai của những thế hệ kế tiếp.

Theo PHẠM HỒ (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Di sản nếu không được số hóa, không được kể lại theo cách của thời đại sẽ dần bị đứt gãy trong trí nhớ cộng đồng. Một thế hệ lớn lên không thấy được những giá trị đã tạo nên cội nguồn sẽ khó tìm thấy niềm tự hào, khó kiến tạo tương lai có chiều sâu văn hóa.

Tự hào là người Việt Nam

Tự hào là người Việt Nam

(GLO)- Càng đến gần lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), không khí trên khắp mọi miền Tổ quốc lại càng thêm rộn ràng, náo nhiệt. Cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay. Gương mặt mỗi người con đất Việt cũng ánh lên niềm tự hào.

'Ngấm' bảng giá đất mới

'Ngấm' bảng giá đất mới

Gần nửa năm sau khi bảng giá đất mới có hiệu lực, nỗi lo về tác động của giá đất tăng kéo theo tiền sử dụng đất tăng đã trở thành hiện thực. Tại TP.HCM, hàng trăm người đã phải rút hồ sơ vì tiền chuyển mục đích sử dụng đất vượt quá khả năng tài chính của họ.

Làm giàu đừng bất nhẫn

Làm giàu đừng bất nhẫn

(GLO)- Có những người làm giàu được cả xã hội nể phục, bởi không chỉ làm giàu cho bản thân, họ còn góp sức để cộng đồng cùng phát triển. Họ chia sẻ lợi nhuận để làm công tác xã hội, giúp người nghèo, hỗ trợ những hoàn cảnh khó khăn.

Tạo giá trị mới cho trụ sở dôi dư

Tạo giá trị mới cho trụ sở dôi dư

Thực hiện chủ trương sắp xếp các đơn vị hành chính, các địa phương trên cả nước đang gấp rút sắp xếp đơn vị cấp cơ sở và sáp nhập tỉnh nhằm tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương. 

Mệnh lệnh vì sự phát triển

Mệnh lệnh vì sự phát triển

8 lần tới công trường cao tốc Cần Thơ - Cà Mau thị sát, kiểm tra, động viên và trong lần cuối tuần vừa rồi, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra thời hạn về đích cụ thể cho tuyến cao tốc này là ngày 19.12 tới.

Không phải lời xin lỗi nào cũng được tha thứ

Không phải lời xin lỗi nào cũng được tha thứ

(GLO)- Có những lời xin lỗi khiến người ta cảm động, song cũng có những lời xin lỗi mãi mãi không nhận được sự chia sẻ. Trường hợp của MC Bích Hồng-gương mặt từng quen thuộc trên sóng SCTV-là một ví dụ rõ ràng. Lời xin lỗi cô đưa ra không mang lại cảm thông mà chỉ khoét sâu thêm nỗi thất vọng.

Vì việc chọn người

Vì việc chọn người

Phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ 11 BCH Trung ương Đảng khóa XIII, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh đề nghị phải lấy tiêu chuẩn cao nhất là vì yêu cầu công việc, sau đó mới đến các tiêu chí khác, liên quan đến vấn đề sắp xếp nhân sự khi sáp nhập, hợp nhất và nhân sự Đại hội đảng bộ các cấp.