Tâm sự thắt lòng người mẹ bỏ rơi 2 con nhỏ ở Sài Gòn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

“Đau đớn, rứt ruột đẻ con, mẹ nào nỡ xa chứ nhưng cuộc sống quá khó khăn, túng quẫn nên tôi bấm bụng làm liều bỏ 2 con nhỏ trước Làng Thiếu niên Thủ Đức với hy vọng các con sẽ được chăm sóc tốt hơn”.

Tiếp nhận 2 con chị T. cho biết nguyên nhân mình bỏ con là do cuộc sống quá khó khăn, một mình chị phải gồng gánh để nuôi 3 con nhỏ.
Tiếp nhận 2 con chị T. cho biết nguyên nhân mình bỏ con là do cuộc sống quá khó khăn, một mình chị phải gồng gánh để nuôi 3 con nhỏ.


Đó là chia sẻ của chị T. (27 tuổi, quê Bến Tre), người phụ nữ bỏ hai con nhỏ trước Làng Thiếu niên Thủ Đức (quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh) gây xôn xao dư luận.

Ngày 19-6, đại diện Làng Thiếu niên Thủ Đức (quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh) phối hợp với lực lượng chức năng đã hoàn tất thủ tục và bàn giao 2 trẻ bị bỏ rơi trên vỉa hè cho mẹ ruột của 2 bé là chị T.

Bà Nguyễn Thị Hồng Châu, Phó giám đốc Làng Thiếu niên Thủ Đức (LTNTĐ) cho biết 3 hôm trước, 1 bé trai (6 tuổi) và bé trai (2 tháng tuổi) được bảo vệ phát hiện bị bỏ rơi trước cổng đơn vị. Sau đó, các bé được đưa vào LTNTĐ tiếp nhận, chăm sóc cũng như phối hợp với chính quyền địa phương tìm người thân của 2 cháu.

 

Chị T. cùng hai con
Chị T. cùng hai con


Theo bà Châu, 1 ngày sau khi tiếp nhận 2 trẻ thì chị T. đến nói mình là mẹ ruột của hai bé trai và xin nhận lại các cháu. Kiểm tra các giấy tờ chứng minh, bé trai 6 tuổi cũng tỏ ra mừng rỡ nhận mẹ, cơ quan chức năng xác định người phụ nữ là mẹ của 2 bé.

“LTNTĐ chuyên nhận những trẻ mồ côi, cơ nhỡ. Do đó, ai cần gửi trẻ vì hoàn cảnh nào thì Làng cũng tiếp nhận các bé để nuôi dưỡng, chăm sóc. Đối với trường hợp chị T. đến nhận lại con về nuôi thì phía Làng phải trao trả lại"-bà Châu nói và cho biết sau khi trao trả, chị T. đưa con đi đâu, như thế nào thì phía đơn vị không được quản.

Tại buổi trao lại hai con, mẹ con chị T. được LTNTĐ, chính quyền địa phương và một số nhà hảo tâm tặng quà cùng một ít tiền để trang trải cuộc sống.

Tiếp nhận 2 con chị T. cho biết nguyên nhân mình bỏ con là do cuộc sống quá khó khăn, một mình chị phải gồng gánh để nuôi 3 con nhỏ.

“Con mình rứt ruột, đau đớn đẻ ra. Mẹ nào nỡ xa con chứ nhưng vì cuộc sống quá khó khăn, bữa đói bữa no nên tôi đành bấm bụng làm liều bỏ 2 con trước LTNTĐ với hy vọng các con sẽ có cái ăn và được chăm sóc tốt hơn”, chị T. nói trong nấc nghẹn.

Theo người phụ nữ này, năm 2011, sau khi sinh con trai đầu lòng, chị ly hôn với chồng và đưa con lên TP.HCM sinh sống. Mưu sinh nơi đất khách quê người khiến cuộc sống càng thêm khó khăn nên chị quyết định đi thêm bước nữa và có 2 con nhỏ với người chồng sau. Tuy nhiên, không may người chồng này qua đời vì bạo bệnh.

Chị T. một nách nuôi 3 con nheo nhóc và thuê phòng trọ giá rẻ sống ở quận 2. Hằng ngày, chị gửi con gái 1 tuổi rồi bồng đứa con trai 2 tháng tuổi đi rong ruổi khắp nhiều tuyến đường ở quận 2 để bán vé số mưu sinh. Con trai 6 tuổi cũng lăn lộn trên nhiều tuyến phố bán vé số phụ mẹ nuôi các em.

Do khó khăn trong cuộc sống nên rạng sáng 16.6, chị chở đứa con trai lớn (6 tuổi) và đứa nhỏ (2 tháng tuổi) đến bỏ trước Làng Thiếu niên Thủ Đức, quận Thủ Đức.Tuy nhiên, khi trở về nhà trọ vì quá nhớ con, người mẹ này đã quay trở lại LTNTĐ để xin nhận lại các con.

Theo Danviet

Có thể bạn quan tâm

Bạo lực gia đình “hạ nhiệt”

Bạo lực gia đình “hạ nhiệt”

(GLO)- Tổng số vụ bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Gia Lai giảm mạnh từ 1.800 vụ (năm 2014) xuống còn 44 vụ (6 tháng đầu năm 2024) đã cho thấy hiệu quả đáng ghi nhận trong nỗ lực đẩy lùi, “hạ nhiệt” thực trạng này bằng sự chung tay từ nhiều phía.
An toàn từ mỗi bếp ăn gia đình

An toàn từ mỗi bếp ăn gia đình

Trong Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng vừa được Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành, có việc cho phép thành lập Sở An toàn thực phẩm (ATTP) Đà Nẵng.
Kông Chro kéo giảm tình trạng tảo hôn

Kông Chro kéo giảm tình trạng tảo hôn

(GLO)- Những năm qua, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, nâng cao hiểu biết của người dân về hôn nhân và gia đình. Nhờ đó, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đã được kéo giảm.