Tấm lòng vàng của chàng trung úy

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Trung úy Dương Hải Anh, Bí thư Đoàn Thanh niên Công an tỉnh Sơn La, lan tỏa những việc làm tử tế xuất phát từ trái tim người chiến sĩ công an hết lòng vì dân, vì những em nhỏ vùng cao Sơn La.

Tôi vừa có dịp quay trở lại thăm xã biên giới Lóng Sập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Một bức tranh thiên nhiên với những làn sương trắng ấp ôm bản làng, đồi núi. Khung cảnh yên bình ấy đã để lại trong tôi ấn tượng khó phai của hơn 10 năm trước, khi tôi nhận nhiệm vụ về mảnh đất biên giới ấy làm cô giáo thực tập.

Những bữa cơm ấm bụng trẻ em nghèo

Ngày ấy, học trò của chúng tôi nghèo lắm. Các em đến trường trên tay còn cầm theo những cặp lồng chỉ có cơm trắng, nước trắng đã ám ảnh chúng tôi. Nhưng nay, Lóng Sập đã có bước chuyển mình. Đặc biệt xã biên giới ấy đã có sự thay da đổi thịt, nhất là hình ảnh những nụ cười ở lớp học trò mầm non nhờ lòng yêu thương ấm áp của một bí thư Đoàn. Đó là trung úy Dương Hải Anh, sinh năm 1996, công tác tại phòng công tác Đảng, công tác chính trị Công an tỉnh Sơn La. Hiện Hải Anh là Bí thư Đoàn Thanh niên Công an tỉnh Sơn La.

Tấm lòng vàng của chàng trung úy  ảnh 1

Các em nhỏ được mặc áo ấm từ chương trình “Đông ấm cho em”

Tốt nghiệp đại học năm 2019, Dương Hải Anh về nhận công tác tại Đội CSGT Công an huyện Mộc Châu. Qua những lần tuần tra công tác cơ sở tại các xã biên giới, có điều kiện sống cùng người dân nơi đây, người chiến sĩ công an trẻ tuổi ấy đã có dịp chứng kiến những hoàn cảnh, bữa cơm của các em nhỏ vùng cao chỉ là những cặp lồng cơm trắng chan cùng nước lã hay sang hơn là chút rau, củ măng rừng đã nguội lạnh được bố mẹ chuẩn bị cho các em từ sáng sớm để mang tới lớp học ăn trưa, chiều học tiếp. Rồi hình ảnh nhiều em nhỏ đi bộ băng rừng về nhà để rồi cũng vì đường xa, các em không trở lại lớp học.

Những hình ảnh khó khăn, thiếu thốn của lớp học trò tuổi mầm non đó đã ám ảnh để rồi thôi thúc Hải Anh nảy ra ý định vận động các nhà hảo tâm và bàn với các cấp lãnh đạo của cơ quan, hỗ trợ anh cho ra đời dự án "Nuôi em Mộc Châu" vào tháng 1-2021. Hải Anh nhận nhiệm vụ là chủ nhiệm của dự án với sứ mệnh mang tới cho các em những bữa ăn với thịt, cá, rau, đậu… tại những điểm trường đầu tiên chính là xã Lóng Sập. Lần đầu tiên những em bé lớp mầm, lớp lá… nơi đây đã được ăn những suất cơm nóng hổi, đầy đủ dưỡng chất, giúp các em no bụng khi tới trường và quan trọng hơn, các em không phải tự mang cơm đi. Từ những suất cơm ấm nóng tình người ấy mà tỉ lệ học sinh đi học đạt 100%.

Tấm lòng vàng của chàng trung úy  ảnh 2

Dương Hải Anh cùng đồng đội tại ngôi nhà trao tặng cho gia đình em Nguyễn Thị Giang.

Bộ trưởng Bộ Công an biểu dương, ủng hộ

Dự án "Nuôi em Mộc Châu" ra đời cũng là lúc tinh thần nhân ái được lan tỏa mạnh mẽ hơn. Bếp ăn của các em hằng ngày có sự trợ giúp của các thầy cô giáo trong trường cùng sự giúp đỡ luân phiên của các bậc phụ huynh. Cũng nhờ sự thành công bước đầu ấy mà dự án "Nuôi em Mộc Châu" đã có sự lan tỏa mạnh mẽ tới nhiều điểm trường của huyện. Dương Hải Anh đã cùng những đồng đội của mình đến nhiều điểm trường trong toàn huyện, khảo sát tình hình, thu thập thông tin về các em nhỏ, sau đó tập hợp và kết nối hoàn cảnh của các em thông qua website, mạng xã hội Facebook, sử dụng nhiều công nghệ cũng như cấp mã cho người nhận nuôi các em...

Với sự minh bạch về nguồn kinh phí hỗ trợ từ các nhà hảo tâm, các tổ chức, cơ quan, dự án của Hải Anh cùng các đồng nghiệp đã có tác động sâu sắc đến những địa bàn khó khăn của tỉnh Sơn La. "Nuôi em Mộc Châu" còn được Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an, ủng hộ 10 triệu đồng cũng như đánh giá dự án của chàng chiến sĩ công an trẻ tuổi là một trong những dự án "Dân vận khéo" của Đoàn Thanh niên Công an tỉnh Sơn La. Cũng chính nhờ dự án "Nuôi em Mộc Châu" mà đến nay đã có hơn 2 triệu bữa cơm với trị giá 6.800 đồng/suất và 150.000 đồng/tháng/em với đầy đủ dưỡng chất đã được lan tỏa tới hơn 3.500 trẻ em mầm non của huyện Mộc Châu. Với nhiều điểm trường đã được thực hiện như: Phiêng Cài, A Lá, Pha Nhiêng, Pha Đón, Tân Lập..., giúp cho con đường đến trường của các em dường như được ngắn lại, con đường đến tương lai của các em như được nối dài thêm.

Không chỉ đem lại cho các em học sinh những bữa ăn no, đủ dưỡng chất, Dương Hải Anh còn mong muốn mang thêm nhiều điều tốt đẹp hơn đến với các em. Chính vì vậy, dự án "Hạnh phúc cho em" đã ra đời.

Tấm lòng vàng của chàng trung úy  ảnh 3

Dương Hải Anh bên những em nhỏ với những bữa cơm trong dự án “Nuôi em Mộc Châu”. (Ảnh do nhân vật cung cấp)

Điều kỳ diệu đến từ trái tim

Với dự án "Nuôi em Mộc Châu", Hải Anh nhận thấy bên cạnh nhiều điểm trường khang trang vẫn còn có rất nhiều điểm trường chỉ được dựng lên bằng những miếng lợp tạm, xuống cấp trầm trọng vì mưa nắng, không có nước sạch. Dự án "Hạnh phúc cho em" nhằm xóa những điểm trường tạm, nhà tranh vách lá, thay thế những lớp học ấy bằng những lớp học được bê-tông hóa, khang trang để các em tiếp tục cuộc hành trình đi tìm con chữ để sau này có cuộc sống tốt đẹp hơn. "Hạnh phúc cho em" đã thực hiện được 12 dự án nhỏ như: "Đông ấm cho em" với hơn 5.000 chiếc áo ấm đã được gửi đến các em nhỏ ở nhiều điểm trường, chăn ấm ngủ trưa, bình nước lọc, tủ đồ chơi cũ, tủ sách… Vừa qua, chương trình "Ngôi nhà hạnh phúc" dành cho những em học sinh mồ côi hiện đang ở những ngôi nhà tre dựng tạm đã được hoàn thành và trao cho gia đình em Nguyễn Thị Giang - cô học sinh nghèo ở xã biên giới Chiềng Sơn, huyện Mộc Châu. Hoàn cảnh gia đình Giang rất khó khăn, mẹ em bị khuyết tật chỉ có thể làm những công việc nhẹ. Mọi chi phí sinh hoạt của hai mẹ con chỉ dựa vào đồng lương ít ỏi mẹ kiếm được. Dù vậy, cô bé Giang vẫn rất lạc quan, yêu đời và mơ ước lớn lên được làm một chiến sĩ công an nhân dân. Ngoài ngôi nhà cho hai mẹ con, Giang còn nhận được tài trợ học bổng 3 triệu đồng mỗi tháng đến năm em 18 tuổi, một chiếc xe đạp mới, đồ dùng học tập, bàn học cùng 10 triệu đồng tiền mặt…

Hiện 5 ngôi nhà hạnh phúc của dự án được xây dựng ở các huyện biên giới, 14 điểm trường đã được xây dựng ở các huyện: Mộc Châu, Phù Yên, Bắc Yên, Sông Mã, Yên Châu… của tỉnh Sơn La với chi phí 350 triệu đồng/trường; 100% điểm trường của huyện Mộc Châu đã được cung cấp nước sạch. Hai chương trình góp phần thúc đẩy nền giáo dục của tỉnh Sơn La cũng như tạo môi trường dạy và học cho thầy và trò vùng cao nơi đây được tốt hơn. Tổng kinh phí 2 dự án "Nuôi em Mộc Châu" và "Hạnh phúc cho em" là hơn 11 tỉ đồng sau hơn 2 năm hoạt động. Mới đây, khi Tết Quý Mão tới gần, dự án "Nuôi em Mộc Châu" cũng đã tặng bao lì xì yêu thương đến hơn 500 em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn của tỉnh Sơn La.

Tôi đã được nghe ở đâu đó câu nói "Có những tia nắng được sinh ra từ lòng tốt, sưởi ấm những trái tim bé bỏng, mang hạnh phúc đi muôn nơi". Dương Hải Anh, chàng Bí thư Đoàn Thanh niên Công an tỉnh Sơn La, cũng chính là tia nắng lan tỏa tình yêu, những việc làm tử tế xuất phát từ trái tim người chiến sĩ hết lòng vì dân, vì những em nhỏ vùng cao Sơn La.

Một trong 10 Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2022

Với những hành động cùng lối sống đẹp của mình, Dương Hải Anh đã được đề cử giải thưởng là một trong 20 gương mặt trẻ tiêu biểu năm 2022 và vui hơn khi ngày 6-3 vừa qua, Hải Anh được Ban Tổ chức Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2022 công bố anh là một trong 10 gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2022. Trước đó, anh còn được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Giải thưởng Thanh niên sống đẹp, Giải thưởng Tình nguyện quốc gia... Dương Hải Anh xứng đáng là một trong những con người lan tỏa lòng nhân ái, những điều tốt đẹp cho xã hội bằng trái tim đầy yêu thương, cống hiến của mình.

Link bài gốc: https://nld.com.vn/phong-su-but-ky/tam-long-vang-cua-chang-trung-uy-20230309205352851.htm

Có thể bạn quan tâm

'Bố già' xóm chân cầu

'Bố già' xóm chân cầu

Là người đầu tiên sinh sống ở bãi giữa sông Hồng rồi từ từ mà tụ họp thành cả một xóm ngụ cư như hiện nay, dân ở đây coi ông Được Đen như trưởng làng của mình. Trẻ con sinh ra ở cái xóm chắp vá này, được người thầy đầu tiên là ông Được dạy chữ. Lại cũng là ông, chạy vạy ngược xuôi để đám trẻ ấy có giấy khai sinh, có thể đến trường lớp đàng hoàng...
'Tổ quốc nhìn từ biển…': Niềm tin và khát vọng

'Tổ quốc nhìn từ biển…': Niềm tin và khát vọng

Trở lại quê hương với khát khao có thêm hiểu biết về tình hình chủ quyền biển đảo trên Biển Đông, những người con đất Việt xa xứ đã chia sẻ nhiều câu chuyện trong việc góp phần gìn giữ bản sắc của người Việt ở nơi định cư, lập nghiệp mới, với niềm tin và khát vọng hướng về đóng góp cho nơi mình được sinh ra.
Tổ quốc nhìn từ biển: Cả nước vì Trường Sa

Tổ quốc nhìn từ biển: Cả nước vì Trường Sa

Kiên gan bền chí nơi tuyến đầu sóng gió, hình ảnh những người lính nơi đảo xa và nhà giàn DK1 chắc tay súng quyết giữ vững chủ quyền từng tấc đảo, sải biển thiêng liêng của Tổ quốc khiến mọi người trong đoàn công tác rưng rưng và cảm phục. Phút chia tay, những tiếng hô như vỡ tung lồng ngực vang lên át cả tiếng sóng biển gầm gào: Cả nước vì Trường Sa! Trường Sa vì cả nước!
'Tổ quốc nhìn từ biển…': Chung tay bảo vệ sơn hà

'Tổ quốc nhìn từ biển…': Chung tay bảo vệ sơn hà

Một trong những kỷ niệm mà Chuẩn Đô đốc Đỗ Minh Thái - nguyên Phó Tham mưu trưởng Hải quân nhớ nhất trong hành trình đưa kiều bào ra thăm Trường Sa là câu chuyện về cựu thiếu úy biệt động quân Nguyễn Ngọc Lập của chế độ Việt Nam Cộng hòa hiện đang sinh sống tại Mỹ. Trong suốt chuyến đi năm đó, ông Lập luôn mang theo mặc cảm hận thù. Thế nhưng một 'biến cố' xảy ra đã khiến người này thay đổi.
'Tổ quốc nhìn từ biển…': Niềm tin và khát vọng

'Tổ quốc nhìn từ biển…': Niềm tin và khát vọng

Trở lại quê hương với khát khao có thêm hiểu biết về tình hình chủ quyền biển đảo trên Biển Đông, những người con đất Việt xa xứ đã chia sẻ nhiều câu chuyện trong việc góp phần gìn giữ bản sắc của người Việt ở nơi định cư, lập nghiệp mới, với niềm tin và khát vọng hướng về đóng góp cho nơi mình được sinh ra.
Nữ chính trị viên phó sắm hai vai

Nữ chính trị viên phó sắm hai vai

Có rất nhiều điều để kể về Nguyễn Thị Yến, Bí thư Đoàn xã kiêm Chính trị viên phó Ban chỉ huy quân sự (CHQS) xã Vân Côn, huyện Hoài Đức, TP Hà Nội, nhưng trên hết là sự nhiệt tình, năng nổ, trách nhiệm với công việc dù ở vai trò nào. Chị từng là một trong những cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong thực hiện phong trào “Tôi yêu Tổ quốc tôi” của Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và giành nhiều giải thưởng cao trong các hội thi, hội thao quân sự của huyện và thành phố.
Lớp học tình thương của anh bảo vệ dân phố

Lớp học tình thương của anh bảo vệ dân phố

Với mong muốn giúp những mảnh đời có hoàn cảnh khó khăn có được cái chữ, phép tính để thay đổi cuộc đời, tránh bị kẻ xấu dụ dỗ vào con đường lầm lạc, bằng nguồn kinh phí ít ỏi từ phụ cấp làm bảo vệ dân phố và làm công nhân khu công nghiệp, anh Trần Lâm Thắng, ngụ khu phố Long Bửu, phường Long Bình, TP Thủ Đức đã mở lớp học tình thương.
Những người hồi sinh “vùng đất chết” - Kỳ 3: Phên giậu Tổ quốc không rào mà vững

Những người hồi sinh “vùng đất chết” - Kỳ 3: Phên giậu Tổ quốc không rào mà vững

Với phương châm “Vườn cây đến đâu tổ chức các cụm dân cư đến đó”, các cụm dân cư được tổ chức gắn với các khu sản xuất tập trung của các công ty, đội sản xuất, tạo thành một lực lượng lao động vừa sản xuất, vừa sẵn sàng chiến đấu, trở thành dải gắn kết liên hoàn kinh tế-xã hội với quốc phòng-an ninh (QP-AN), tạo nên phên giậu vững chãi nơi vùng biên cương Tổ quốc.
20 năm làng tái định cư đìu hiu, làng cũ vẫn nhộn nhịp

20 năm làng tái định cư đìu hiu, làng cũ vẫn nhộn nhịp

(GLO)- Năm 1999, mấy chục hộ dân làng Kuái chuyển về khu tái định cư cách trụ sở xã Ia Blứ (huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) độ chục bước chân với mong ước cuộc sống sẽ khởi sắc. Vậy mà, hơn 20 năm sau, làng cũ vẫn nhộn nhịp, đông vui; trong khi ở làng mới, cảnh vật đìu hiu, cửa nhà im ỉm, người vắng hoe, chỉ có tiếng gió xào xạc.
Những người hồi sinh “vùng đất chết” - Kỳ 2: Giải quyết việc làm, đảm bảo đời sống cho người dân

Những người hồi sinh “vùng đất chết” - Kỳ 2: Giải quyết việc làm, đảm bảo đời sống cho người dân

Những năm tháng chiến tranh, đồng bào các DTTS ở Tây Nguyên một lòng theo cách mạng, che chở, giúp đỡ cho bộ đội. Hòa bình lập lại, đồng bào DTTS vẫn còn nghèo, nhận thức còn hạn chế, nhiều hủ tục chưa được xóa bỏ, phương thức sản xuất chủ yếu theo tập quán lâu đời nên hiệu quả mang lại chưa cao. Xuất phát từ thực trạng đó, Binh đoàn 15 được Quân ủy Trung ương giao trọng trách mới: giúp nhân dân địa phương sớm ổn định cuộc sống.
Những người hồi sinh vùng đất chết - Kỳ 1: Bản trường ca mới

Những người hồi sinh vùng đất chết - Kỳ 1: Bản trường ca mới

Được thành lập từ năm 1985, Binh đoàn 15 được Đảng, Quân đội giao trọng trách xây dựng và phát triển kinh tế kết hợp với quốc phòng trên địa bàn chiến lược Tây Nguyên. Gần 40 năm qua, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Binh đoàn đã biến những vùng đất hoang hóa, đồi trọc từ sự hủy diệt của bom na pan, chất độc hóa học đế quốc Mỹ rải xuống thời chiến tranh thành những dải rừng cao su, cà phê bạt ngàn; những cánh đồng lúa nước cùng các cơ sở chế biến công nghiệp, điện, đường, trường, trạm trên vùng đất Tây Nguyên lộng gió.
Ánh sáng từ thầy giáo mù

Ánh sáng từ thầy giáo mù

Ai đó đi ngang qua Trung tâm Hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập tư thục Hướng Dương Việt Quảng Nam trên đường Lê Nhân Tông (phường An Phú, TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam) sẽ không thể ngờ người sáng lập và điều hành suốt 15 năm qua lại là một người thầy không thể nhìn thấy ánh sáng.