'Tấm lá chắn' chủng ngừa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus sởi gây ra. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp, có khả năng gây ra các biến chứng nặng nề như viêm phổi, nhiễm trùng ruột, viêm não...

Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC), tính từ đầu năm 2024 đến nay, tổng số ca sốt phát ban nghi sởi được ghi nhận tại cộng đồng và cơ sở y tế trên địa bàn TP HCM là 597 ca, trong đó số ca dương tính với sởi là 346 ca (bao gồm 153 trẻ cư ngụ tại TP HCM và 193 trẻ cư ngụ tại các tỉnh, thành khác). Trong khi đó, 3 năm từ 2021-2023, cả thành phố chỉ có 1 ca bệnh sởi.

Nhận định về nguyên nhân tăng các ca bệnh gần đây, ngành Y tế TP HCM cũng cho biết do gián đoạn tiêm chủng trong và sau đại dịch COVID-19; tỉ lệ tiêm chủng sởi mũi 1 cho trẻ sinh năm 2023 trên địa bàn thành phố chỉ mới đạt 89,2% và chưa có quận, huyện nào đạt trên 95% (tỉ lệ bao phủ vắc-xin sởi giúp phòng ngừa dịch sởi bùng phát). Đồng thời, tỉ lệ tiêm chủng vắc-xin sởi mũi 2 cho trẻ sinh năm 2019 đến năm 2022 cũng chưa đạt 95%.

Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus sởi gây ra. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp, có khả năng gây ra các biến chứng nặng nề như viêm phổi, nhiễm trùng ruột, viêm não... Đáng chú ý, virus sởi lây rất nhanh, hơn 90% người chưa tiêm chủng hoặc chưa từng mắc bệnh chắc chắn sẽ nhiễm khi tiếp xúc với mầm bệnh. Trong đó, trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, trẻ mắc các bệnh nền, hệ miễn dịch suy yếu... sẽ có nguy cơ nhiễm sởi cao hơn và dễ trở nặng.

Theo chu kỳ, dịch sởi có khả năng bùng phát 4-5 năm/lần. Ví dụ, nếu năm nay tiêm sót vắc-xin sởi cho 100 trẻ thì một năm sau, 100 trẻ này vẫn được những đứa trẻ đã chủng ngừa khác bảo vệ. Tuy nhiên, nếu cứ mỗi năm tiêm sót 100 trẻ thì 5 năm sau, số trẻ chưa được chủng ngừa nhân lên 500, lúc này cộng đồng xung quanh không thể bảo vệ hết được, các ca nhiễm bệnh trong cộng đồng bắt đầu tăng cao. Đó là nguyên nhân tại sao cứ chu kỳ 4-5 năm, bệnh sởi sẽ bùng phát một lần.

Đặc biệt, virus sởi chủ yếu tấn công vào nhóm trẻ chưa được chủng ngừa vắc-xin hoặc đã tiêm phòng nhưng không đủ liều, từ đó lây lan cho các nhóm đối tượng có hệ miễn dịch kém khác. Bên cạnh đó, những trẻ này có khả năng trở thành "cầu nối" lây nhiễm cho người lớn chưa được chủng ngừa sởi trước đây, thậm chí lây cho cả trẻ nhỏ chưa đến tuổi chỉ định tiêm ngừa sởi.

Do đó, khi tỉ lệ miễn dịch trong cộng đồng đạt trên 95% với 2 liều vắc-xin, bệnh sởi mới có thể được loại trừ hoàn toàn. Tuy nhiên, hiện tỉ lệ tiêm chủng trên địa bàn thành phố chưa đạt, bệnh lây lan nhanh, trẻ chưa được tiêm ngừa đủ mũi có thể khiến nguy cơ bùng phát dịch sởi.

Ngoài ra, bệnh sởi không chỉ xảy ra ở trẻ nhỏ mà ngay cả người trưởng thành cũng có thể mắc bệnh và thường không xuất hiện các triệu chứng điển hình. Điều này cũng khiến người bệnh vẫn sinh hoạt và tiếp xúc cộng đồng bình thường, tăng nguy cơ lây lan mầm bệnh.

Để phòng ngừa bệnh, cần chủ động tiêm đủ mũi vắc-xin ngừa sởi (mũi 1 khi trẻ 9 tháng, mũi 2 trẻ 18 tháng) cho trẻ khi đến tuổi. Đồng thời, với phụ nữ trước khi mang thai cần tiêm chủng vắc-xin sởi - quai bị - rubella tránh biến chứng thai kỳ.

BS Trương Hữu Khanh,
nguyên Trưởng Khoa Nhiễm-Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP HCM)

(Dẫn nguồn NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

'Cách mạng số' từ dân, vì dân

'Cách mạng số' từ dân, vì dân

Từ một thôn nghèo, người dân Lô Lô Chải, xã Lũng Cú (H.Đồng Văn, Hà Giang) đã biết áp dụng mô hình kinh doanh homestay và đặc biệt là sử dụng các nền tảng số như Agoda, Booking và Facebook để quảng bá, thu hút hàng chục nghìn du khách trong nước và quốc tế.

Tính mạng con người là trên hết

Tính mạng con người là trên hết

Can dự vào sức khỏe của ai đó là điều mà những người có lương tri tối thiểu đều hết sức cân nhắc và thận trọng về trách nhiệm đạo đức cũng như trách nhiệm pháp lý. Vậy cớ sao lại cứ để tình trạng cơ sở khám chữa bệnh hoạt động không phép và vận hành sai quy định?

Thước đo dân sinh

Thước đo dân sinh

Cuối năm 2024, tổng dư nợ tín dụng cho vay tiêu dùng trên địa bàn TPHCM đạt trên 1 triệu tỷ đồng, tăng 6,3% so với cuối năm 2023 và tăng 12% so với cùng kỳ. Trong đó tín dụng phục vụ đời sống bao gồm mua đồ dùng, trang thiết bị gia đình tăng trưởng cao nhất.

Việt Nam là điểm sáng về giảm nghèo của thế giới

Việt Nam là điểm sáng về giảm nghèo của thế giới

Với những kết quả đã đạt được, VN được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng trên thế giới trong cuộc chiến chống đói nghèo và là một trong những quốc gia tiên phong trong tiếp cận và áp dụng phương pháp giảm nghèo đa chiều để thực hiện mục tiêu an sinh xã hội toàn dân và giảm nghèo bền vững.

Hóa giải thách thức để đạt mức tăng trưởng 8%

Hóa giải thách thức để đạt mức tăng trưởng 8%

(GLO)- Mức tăng trưởng GDP 7,09% năm 2024 được ghi nhận là rất tích cực của nền kinh tế đất nước, thể hiện sự quyết tâm, nỗ lực của toàn hệ thống chính trị trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và thích ứng nhanh, kịp thời với những biến động kinh tế thế giới, khắc phục thiên tai.