​Tại sao chấn thương phần mềm không được xoa dầu nóng?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Thói quen xoa bóp dầu nóng mà nhiều người thường dùng khi bị chấn thương phần mềm là một trong những hiểu lầm khiến cho tình trạng chấn thương trở nên nghiêm trọng hơn.

Xoa bóp chấn thương mềm bằng dầu nóng có nguy cơ kích thích xuất huyết ngoài mạch, sưng tấy và đau nhức hơn
Xoa bóp chấn thương mềm bằng dầu nóng có nguy cơ kích thích xuất huyết ngoài mạch, sưng tấy và đau nhức hơn


Trong một lần đi cắm trại cùng lớp, anh Hoàng Xuân Phong (21 tuổi, ngụ Q.7, TP. Hồ Chí Minh) chơi đá bóng và bị ngã. Vùng mắt cá và cổ chân anh Phong bị đau và sưng tấy lên.

Theo thói quen, một vài người bạn đã dùng dầu nóng xoa bóp vì nghĩ là dầu nóng có tác dụng “tan máu bầm, dãn cơ và giảm đau”. Cứ sau 10 phút, phần chân bị chấn thương lại được xoa bóp thêm dầu.

“Càng xoa càng đau, càng sưng, càng nóng, tôi càng la hét lớn. Nhưng có một người bạn lại bảo phải đau mới là có tác dụng nên cứ ra sức xoa bóp”, anh Phong kể lại.

Kết quả là anh Phong la hét, cùng chấn thương sưng đấy, nóng và đỏ như một “khúc xúc xích khổng lồ” khi được đưa tới bệnh viện.

Theo bác sĩ Đậu Thế Canh, Bệnh viện Chấn thương - Chỉnh hình TP. Hồ Chí Minh, chấn thương phần mềm bao gồm các chấn thương ở cơ, gân và dây chằng (không phải ở xương).

Cụ thể, bong gân có 3 cấp độ gồm: cấp độ 1 là tổn thương nhẹ; mức độ 2 là do sức kéo mạnh hơn làm đứt nhiều sợi collagen; ở cả hai mức bong gân độ 1 và 2 khớp xương vẫn vững chắc chưa bị lỏng lẻo; mức độ nặng nhất là toàn bộ dây chằng bị đứt hoàn toàn, làm khớp xương bị lỏng lẻo ở các mức độ khác nhau.

Bong gần thường trải qua 3 giai đoạn gồm: viêm tấy (xảy ra trong vòng khoảng 72 giờ sau chấn thương, xuất huyết ngoài mạch, phù nề, đau nhức), phục hồi và tạo hình lại.

“Đối với chấn thương phần mềm thì trong vòng 4 - 6 tuần đầu tuyệt đối không chườm nóng hoặc xoa bóp bằng dầu nóng, vì phương pháp này làm kéo dài giai đoạn viêm tấy, kích thích tình trạng xuất huyết ngoài mạch dẫn đến giai đoạn hồi phục cũng bị ảnh hưởng xấu theo”, bác sĩ Canh giải thích.

Chườm lạnh, chứ không chườm nóng!

Cũng theo bác sĩ Canh, chườm lạnh là một trong những biện pháp tiện lợi cả về tính năng lẫn kinh tế.

Cách chườm đá đúng là đá lạnh nên được giã nhỏ bỏ vào túi nilon hoặc túi hạt đậu đông lạnh, hoặc nếu có điều kiện hơn thì mua túi chườm đá ở hiệu thuốc.

Tại vùng tổn thương đặt sẵn một tấm vải nỉ có tẩm qua nước lạnh (giúp tránh bị bỏng lạnh). Đặt túi chườm đá lên chỗ đặt tấm vải nỉ trong vòng 5-10 phút, ngừng chườm 3-5 phút, cứ như vậy duy trì cho được 30-40 phút. Mỗi lần chườm đá cách nhau 2-3 tiếng.

Trong giai đoạn tạo hình lại thì việc chườm nóng rất có hiệu quả khi kết hợp với việc tập luyện để tránh sự co cứng dẫn đến giảm chức năng của chi thể.

Theo Tuoitre

Khi gặp chấn thương phần mềm, nên áp dụng công thức RICE:

- Rest (nghỉ ngơi, hạn chế vận động);

- Ice (chườm đá);

- Compression (băng ép);

- Elevation (nâng cao chi thể).

Có thể bạn quan tâm

Giảm cân nhờ ăn bơ

Giảm cân nhờ ăn bơ

Bạn muốn giảm cân? Hãy thử ăn bơ vì bơ có thể giúp giảm trọng lượng cơ thể, cũng như giúp vòng eo nhỏ hơn, theo nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Internal Medicine Review.
Phụ nữ cũng cần tráng dương, ích thận

Phụ nữ cũng cần tráng dương, ích thận

Phụ nữ ở độ tuổi trung niên trở lên, tùy theo từng tình trạng khác nhau, mà có thể uống thêm một ít thuốc tráng dương, ích thận hoặc các loại thuốc pha chế sẵn như các loại cao bổ sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, kéo dài tuổi thanh xuân.
Đạm đậu nành giúp trị viêm ruột

Đạm đậu nành giúp trị viêm ruột

Thí nghiệm của các nhà khoa học Mỹ thuộc Học viện Khoa học Nông nghiệp bang Pennsylvania mới được công bố trên tờ The Journal of Nutritional Biochemistry cho thấy việc bổ sung chất đạm có nguồn gốc từ đậu nành có thể hỗ trợ trị liệu viêm ruột.
Bí quyết giữ sức khỏe khi du lịch

Bí quyết giữ sức khỏe khi du lịch

Những ngày lễ, mùa hè mọi người thường về thăm quê, du lịch trong hoặc ngoài nước. Nên chuẩn bị hành trang đầy đủ tuân theo một số quy định, nguyên tắc về an toàn để chuyến du lịch vui vẻ, sức khỏe và thoải mái.
Mau đói do... ăn mặn

Mau đói do... ăn mặn

Trong lúc thực hiện sứ mệnh giả định đến sao Hỏa, một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế phát hiện ăn mặn gây đói cồn cào hơn là khiến đối tượng khát nước.