Sự kiện-Bình luận: Lơ là, chủ quan sẽ phải trả giá đắt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tính đến sáng 4-2, tỉnh Hồ Bắc-trung tâm dịch viêm phổi cấp do chủng mới của vi rút corona (nCoV) của Trung Quốc đã có thêm 64 ca tử vong. Tỉnh này cũng ghi nhận thêm 2.345 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm bệnh tại đây lên 13.522 trường hợp.
Ảnh internet
Ảnh internet
Theo số liệu mới nhất của Bộ Y tế nước ta, đến chiều 4-2, toàn thế giới có 20.622 người mắc bệnh, 427 người đã tử vong (trong đó Trung Quốc là 425 trường hợp, Philippines 1 trường hợp, Hồng Kông 1 trường hợp). Tại Việt Nam, đến chiều 4-2 đã có 10 người nhiễm nCoV. Trong đó có 2 cha con người Trung Quốc (1 người đã được chữa khỏi), 5 công dân Việt Nam trở về từ Vũ Hán (1 người đã khỏi và được xuất viện), 1 công dân Việt Nam là nhân viên lễ tân khách sạn tại ở Khánh Hòa có tiếp xúc gần với 2 cha con người Trung Quốc, 1 công dân Việt Nam có người nhà trở về từ Vũ Hán nhiễm nCoV và 1 công dân Mỹ đến Việt Nam nhưng trước đó có quá cảnh tại Vũ Hán.
Có thể nói, sau 17 năm kể từ dịch SARS, dịch bệnh nCoV gây ra lần này đang khiến cả thế giới vô cùng lo lắng và nỗ lực tìm cách ứng phó. Điều đáng lo nhất là dịch bệnh nguy hiểm này đến nay chưa có thuốc đặc trị, mà vi rút corona lại dễ dàng tán phát qua đường hô hấp với tốc độ lây lan rất nhanh. Người ủ bệnh gần như không có triệu chứng gì trong những ngày đầu để nhận biết, cách ly. Đó là lý do tại sao chỉ trong thời gian ngắn, dịch đã lây lan ra nhiều quốc gia với gần 20.000 người nhiễm bệnh. 
Là quốc gia láng giềng với Trung Quốc, Việt Nam được dự báo là sẽ chịu ảnh hưởng nặng nhất từ dịch bệnh nguy hiểm này. Thực tế cho thấy, tuy chưa nhiều nhưng số người nhiễm bệnh ở Việt Nam cũng đã tăng dần cùng với thời gian. Vì vậy, chúng ta không thể chủ quan dù ngành Y tế đã khuyến cáo là “không nên hoang mang”.
Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ và Bộ Y tế đã kịp thời ban hành các công văn, công điện, chỉ thị về phòng-chống dịch bệnh nCoV. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp ngày 30-1 đã nhấn mạnh quan điểm “chống dịch như chống giặc”; kiên quyết ngăn chặn dịch bệnh kể cả phải chấp nhận thiệt hại về kinh tế để bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe nhân dân; phải chủ động, bình tĩnh, xử lý kiên quyết hơn nữa và phải có phương án, kế hoạch cụ thể để kiểm soát tốt nhất dịch bệnh này theo phương châm “4 tại chỗ”, không để dịch lan rộng.
Những ngày qua, cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương đều rốt ráo vào cuộc phòng-chống dịch bệnh nCoV. Các phương tiện thông tin đại chúng liên tục đưa tin, cảnh báo, nhắc nhở, hướng dẫn mọi người cách phòng-chống dịch bệnh. Các lễ hội phải tạm dừng tổ chức để hạn chế tập trung đông người; nhiều địa phương đã cho học sinh, sinh viên nghỉ học, đồng thời yêu cầu mọi người đeo khẩu trang nơi công cộng để đề phòng dịch bệnh nguy hiểm này.
Cùng với cả nước, Gia Lai cũng đã huy động toàn lực cho công tác phòng-chống dịch. Chỉ trong vòng 4 ngày (từ ngày 1 đến 4-2), Chủ tịch UBND tỉnh Võ Ngọc Thành đã 3 lần chủ trì hội nghị triển khai công tác phòng-chống dịch đến các sở, ngành, chính quyền địa phương trên tinh thần xem “phòng-chống dịch là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị”, “chống dịch như chống giặc” bất kể thứ bảy, chủ nhật để đảm bảo an toàn tính mạng người dân theo phương châm “4 tại chỗ”. Các trường học trên địa bàn tỉnh đều đã cho học sinh nghỉ học, người dân được khuyến khích đeo khẩu trang để phòng bệnh. Tỉnh cũng đã triển khai các biện pháp tại khu vực Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh, các đường mòn, lối mở ở biên giới nhằm cách ly nguồn lây bệnh qua đường biên; tạm dừng các hoạt động hội họp đông người cho đến khi hết dịch bệnh….
Sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền và ngành chức năng là rất cần thiết. Nhưng cần hiểu rằng, việc phòng-chống dịch bệnh nCoV nói riêng và các dịch bệnh nói chung sẽ chỉ có hiệu quả nếu tất cả mọi người đều có nhận thức đúng và tự giác thực hiện các khuyến cáo của cơ quan chức năng. Bằng không, chỉ cần vài học sinh không đeo khẩu trang là cả lớp, cả trường có nguy cơ lây nhiễm bệnh, rồi ngần ấy gia đình học sinh và rất nhiều người mà họ tiếp xúc cũng có nguy cơ trở thành nạn nhân.
Tự giác thực hiện nghiêm các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh không chỉ để giữ gìn sức khỏe, tính mạng cho bản thân mà còn là bảo vệ cuộc sống của tất cả người thân, gia đình và cộng đồng. Với dịch bệnh nCoV lần này, nếu ai đó còn lơ là, chủ quan tất sẽ trả giá đắt bằng chính sinh mạng của mình.
 NGUYỄN VÂN

Có thể bạn quan tâm

Số hóa toàn diện, tinh gọn bộ máy

Số hóa toàn diện, tinh gọn bộ máy

Khi gợi mở các định hướng chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, Tổng Bí thư Tô Lâm không ít lần khẳng định phải xây dựng xã hội số, số hóa toàn diện hoạt động quản lý nhà nước; cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao.

Kỳ vọng đầu tư công 'chạy nước rút'

Kỳ vọng đầu tư công 'chạy nước rút'

Theo dự kiến, hơn 10 ngày nữa một sự kiện đặc biệt sẽ diễn ra tại TPHCM: tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) chính thức được đưa vào vận hành! Sự kiện này sẽ đem lại luồng sinh khí mạnh mẽ không chỉ cho giao thông mà còn cho cả sự nhộn nhịp kinh tế - xã hội của TPHCM.

Bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Úc đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới không cho phép người dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội. Tuy vẫn còn tranh cãi xung quanh quyết định này nhưng rõ ràng, xu thế chung của thế giới đều lo ngại các rủi ro khi trẻ em sử dụng mạng xã hội.

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Thời điểm cuối năm, ô nhiễm bụi đang ở mức cao, đặc biệt là ở hai thành phố lớn Hà Nội và TPHCM. Số ngày có chỉ số chất lượng không khí (IQAir) ở mức kém, xấu và rất xấu chiếm tỷ lệ khá lớn, tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân.

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Dù chưa có những quy định cụ thể về tài sản kỹ thuật số nhưng công nghệ số liên quan thì chúng ta không cấm. Tình trạng không cấm nhưng không quản tiền số không chỉ lãng phí một khoản không nhỏ cho ngân sách, mà còn gây nhiều hệ lụy cho đời sống người dân suốt mấy năm qua.

Tạo xung lực mới cho phát triển

Tạo xung lực mới cho phát triển

Cải cách bộ máy hành chính nhà nước sao cho tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là vấn đề đã được Đảng quan tâm rất nhiều và rất sớm, ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI vào năm 1986. Nhưng cũng phải bắt đầu từ năm 1994, công cuộc cải cách này mới được triển khai với quy mô lớn.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Cần chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành đường sắt tốc độ cao

(GLO)- Theo chương trình, tuần này, Quốc hội sẽ ra nghị quyết về việc đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam. Bên cạnh nguồn vốn, công việc cần được tiến hành song song là chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành công trình với số lượng dự kiến có thể hơn 14 ngàn người.

Cách để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Cần bảo vệ các thầy cô để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo, nhưng làm thế nào để đảm bảo cơ chế giám sát của xã hội, cơ chế bảo vệ tự thân của chính nhà giáo cả về năng lực chuyên môn cũng như đạo đức của nghề đặc biệt này ?

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Mới đây, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Bộ GTVT đã trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam (ĐSTĐC) với đề xuất “19 chính sách đặc thù, đặc biệt và giải pháp áp dụng cho dự án”.