"Sốt" đất nông nghiệp vùng ven các đô thị

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Đất trồng cà phê, đất lúa vùng ven các đô thị Tây Nguyên đang được chào mời với giá từ 500 triệu đến 1 tỷ đồng/sào. Tình trạng mua đi bán lại, phân lô bán nền đang ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của không ít nông dân.
Sau khi “cày xới” khu vực trung tâm TP.Buôn Ma Thuột (Đăk Lăk), gần đây giới đầu cơ đổ xô về các xã vùng ven để mua đất nông nghiệp… Theo lý giải của giới đầu cơ, giá đất trung tâm đã tăng gấp 2 – 3 lần so với 2 năm trước đây, muốn đầu tư thì cần vốn rất lớn, mặt khác giá đất gần như đã “chạm đỉnh” nên đầu tư khó sinh lời. Trong khi đó, quỹ đất nông nghiệp vùng ven còn nhiều, cùng với đà mua bán sôi động như hiện nay, dự báo không lâu  nữa cũng sẽ đắt như “vàng”.
 
Ruộng lúa tại xã Ia Der, huyện Ia Grai (Gia Lai) bị san lấp để phân lô bán nền. Ảnh:  Khuất Nguyên
Cơn sốt đất từ TP.Buôn Ma Thuột đã lan nhanh về các huyện lân cận như Cư M’Gar, Cư Kuin, Krông Păk…, thậm chí cả huyện Cư Jút thuộc tỉnh Đăk Nông. Vốn là đất nông nghiệp thuần túy, hàng trăm ha cà phê xung quanh hồ Ea Nhái (thuộc huyện Cư M’Gar và huyện Krông Pắk), cách TP.Buôn Ma Thuột đến 20km bỗng sôi lên vì “cò” đất. “Đất view hồ Ea Nhái là 500 triệu đồng/sào, thích hợp để làm khu du lịch sinh thái, homestay hoặc đầu tư sinh lời nhanh” - một “cò” đất nhiệt tỉnh giới thiệu với phóng viên.
Tại Gia Lai, sốt đất từ TP.Pleiku cũng đã lan đến các huyện giáp ranh như Đăk Đoa, Ia Grai, Chư Pah. Mới đây, UBND huyện Ia Grai đã có văn bản buộc 3 cá nhân khắc phục hậu quả việc tác động trái phép trên đất trồng lúa tại xã Ia Der, hoàn thành trước ngày 15/6/2019, nếu không sẽ bị thu hồi đất. 3 người này (đều ở TP. Pleiku) đã đến xã Ia Der mua ruộng lúa của người dân với giá vài trăm triệu đồng/sào rồi san lấp, mở đường với ý định phân lô bán nền, khi đang thi công thì bị lập biên bản.
Nguyên nhân sốt đất được ngành chức năng nhận định là do “nhà nhà buôn đất, người người buôn đất”. Thậm chí giới đầu cơ còn tung tin Buôn Ma Thuột sắp trở thành thành phố trực thuộc T.Ư, được chia làm 8 quận trung tâm. Một lãnh đạo UBND TP.Buôn Ma Thuột khẳng định, theo định hướng thì phấn đấu đến năm 2045 Buôn Ma Thuột mới trở thành thành phố trực thuộc T.Ư nên không có chuyện chia tách thành 8 quận trong nay mai. Cũng theo lãnh đạo này, UBND thành phố đang nghiên cứu các biện pháp sao cho không ảnh hưởng đến quyền sử dụng đất của người dân, phù hợp Luật Đất đai nhưng vẫn hạn chế được tình trạng chuyển mục đích sử dụng đất, phân lô bán nền ồ ạt như hiện nay.
Đồng Nguyên (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Ngày 3.12, UBND TP.HCM đã phân công cho Chủ tịch, 5 Phó chủ tịch theo dõi, chỉ đạo giải quyết cụ thể từng dự án tồn đọng, dừng thi công để khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát. Điều này hứa hẹn sẽ giúp cho các dự án trùm mền nhiều năm trời có cơ hội hồi sinh trở lại.

An Khê chủ động phòng ngừa cháy nổ tại chợ

Phòng ngừa cháy nổ tại các chợ An Khê

(GLO)- Thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) có 12 chợ truyền thống. Thời điểm này, cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, các ban quản lý chợ, chính quyền địa phương, lực lượng Công an chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn cháy nổ.