"Sống mãi với niềm tin"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Một cuộc gặp gỡ, giao lưu đầy ý nghĩa giữa các thế hệ cán bộ, phụ nữ trong tỉnh để cùng nhìn lại chặng đường 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và những kết quả đạt được trong học tập, làm theo Bác do Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tổ chức vừa diễn ra tại TP. Pleiku.
Tham gia chương trình giao lưu “Sống mãi với niềm tin” có những đại biểu rất đặc biệt. Đó là những nữ cán bộ tiêu biểu 50 tuổi Đảng hay những cán bộ, phụ nữ tuổi đời còn rất trẻ nhưng có đóng góp nổi bật trên các lĩnh vực. Họ mang đến buổi giao lưu những hồi ức sống động, những câu chuyện giản dị nhưng thấm nhuần tư tưởng của Bác. Di chúc của Bác đã được các thế hệ phụ nữ học tập, làm theo bằng sự đồng lòng, thống nhất. Và những đóng góp thiết thực của các tầng lớp phụ nữ Gia Lai trên mọi mặt trận là minh chứng sống động về việc học tập và làm theo Bác hiệu quả, đồng thời thể hiện sự tri ân sâu sắc đối với Người.
 Buổi giao lưu “Sống mãi với niềm tin”. Ảnh: N.B
Buổi giao lưu “Sống mãi với niềm tin”. Ảnh: N.B
Bà Rơ Lan Hsứ-nguyên Đại đội trưởng Đại đội 17-Đoàn vận tải Quân khu 5 (hiện sống ở làng Ốp, phường Hoa Lư, TP. Pleiku) là một trong những người con đại diện cho núi rừng Tây Nguyên dự lễ truy điệu Chủ tịch Hồ Chí Minh tại thủ đô Hà Nội tháng 9-1969. Bà cho biết, đó vừa là niềm vinh dự nhưng cũng đặt lên vai trách nhiệm lớn lao: phải làm gì để thực hiện lời dạy của Bác, để xứng đáng là người đảng viên. “Chúng tôi đã làm tròn nhiệm vụ trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước bằng lý tưởng của người đảng viên, bằng niềm tin sắt son vào sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ. Khi đất nước hòa bình, những đảng viên như chúng tôi càng phải gương mẫu, đi đầu trong các hoạt động để xây dựng, tái thiết quê hương. Bây giờ tuy đã già nhưng tôi vẫn luôn vận động bà con trong làng nỗ lực phát triển kinh tế, tham gia các phong trào, hoạt động thiết thực tại địa phương như xây dựng nông thôn mới, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Dù ở độ tuổi nào, chúng ta cũng có thể học tập và làm theo Bác. Học Bác là học cả đời, nhưng phụ nữ cần lựa chọn học nội dung gắn với thực tiễn, làm cho quê hương mình thay đổi, đời sống của đồng bào được nâng lên. Tôi thấy hiện nay phụ nữ có nhiều hoạt động học tập và làm theo Bác rất hiệu quả, sáng tạo”-bà Hsứ chia sẻ.
Những câu chuyện mà các nữ cán bộ tiêu biểu 50 tuổi Đảng như bà Hsứ, bà Đới Thị Thanh Trúc-nguyên Phó Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy hay bà Cao Thị Bảy-nguyên cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh chia sẻ tại buổi giao lưu đã lan tỏa nhiều cảm xúc đối với những người tham gia. Chị Rơ Châm Hyeoh-Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Ia Phí (huyện Chư Pah) cho rằng, những nữ cán bộ 50 tuổi Đảng chính là thế hệ tiên phong trong việc thực hiện Di chúc của Bác. Họ đã truyền cảm hứng và những bài học thực tiễn để thế hệ phụ nữ trẻ như chị tiếp tục hành trình thực hiện Di chúc của Người. Bản thân cũng là một trong những cá nhân tiêu biểu học tập và làm theo lời Bác nhưng chị cảm thấy nhỏ bé so với sự đóng góp, hy sinh to lớn của thế hệ đi trước. Chị chia sẻ: “Trong hoàn cảnh đất nước còn nhiều khó khăn nhưng thế hệ phụ nữ đi trước đã có những cống hiến to lớn, thực hiện lời dạy của Bác bằng trách nhiệm, tình cảm và lý tưởng cao đẹp. Đó thực sự là bài học quý giá cho thế hệ chúng tôi, khiến tôi suy nghĩ nhiều hơn về trách nhiệm của bản thân đối với các phong trào, hoạt động đang triển khai ở địa phương”.
Ý thức rõ hơn sự cần thiết phải học tập, làm theo lời Bác để phát huy vai trò của người phụ nữ trong gia đình và xã hội là vấn đề đặt ra đối với những người có mặt trong buổi giao lưu “Sống mãi với niềm tin”. Chị Hà Thị Tuyền-Chi hội trưởng chi hội phụ nữ thôn Lũng Vân (xã Ia Lâu, huyện Chư Prông) cho biết: “Học tập và làm theo lời Bác trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết, đặc biệt là phát huy sức mạnh tinh thần đại đoàn kết. Chi hội phụ nữ thôn Lũng Vân có hội viên thuộc 7 dân tộc anh em như: Mường, Thái, Nùng, Tày, Jrai, Dao… Bản thân tôi ý thức rất rõ dù là dân tộc nào nhưng sống trên vùng đất này đều cần có sự đùm bọc, giúp nhau cùng vươn lên. Tôi đã vận động chị em xây dựng nhiều mô hình như: câu lạc bộ gia đình hạnh phúc, không sinh con thứ 3, chung sức xây dựng nông thôn mới. Tôi rất vui vì chi hội phụ nữ thôn Lũng Vân là một trong những đơn vị đi đầu về xây dựng nông thôn mới, nhiều lần được cấp trên tuyên dương, khen thưởng”.
Sau 50 năm thực hiện Di chúc của Bác, đặc biệt sau 3 năm việc thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, việc học tập và làm theo Bác đã được triển khai sâu rộng trong các cấp Hội phụ nữ toàn tỉnh. Với các chủ đề cụ thể từng năm, mỗi cấp Hội, mỗi cán bộ, hội viên, phụ nữ đã học và làm theo Bác bằng những việc thiết thực, cụ thể, qua đó góp phần xây dựng tổ chức Hội ngày càng vững mạnh, xây dựng hình ảnh người phụ nữ Gia Lai “Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang”.
 NGUYÊN BÌNH

Có thể bạn quan tâm

Xếp sách nghệ thuật

Xếp sách nghệ thuật

(GLO)- Như một kiến trúc sư với nguyên vật liệu là sách, các nhân viên Thư viện tỉnh Gia Lai đã dày công sáng tạo và mô phỏng thành công nhiều công trình văn hóa-lịch sử đẹp mắt nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền về văn hóa đọc.
Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

(GLO)- Đất trời Tây Nguyên trong bung biêng thanh âm cồng chiêng, men cay rượu cần nồng nàn, vấn vít, nhịp xoang quyến luyến, tay nắm tay chẳng rời... được nhà thơ Ngô Thanh Vân một lần nữa nhắc đến trong bài thơ "Vào hội".

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

(GLO)- Đằng sau những người chiến sĩ cống hiến máu xương cho Tổ quốc là sự hy sinh lặng lẽ của những người mẹ. Họ lặng thầm tiễn lần lượt chồng, con lên đường để rồi mòn mỏi chờ đợi, nỗi đau dằng dặc đổi lấy niềm vui chung của quê hương, đất nước...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...