Sống chung với 'rác'?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

"Cuộc chiến" với tin nhắn rác đã trải qua hàng thập kỷ, từ chiến dịch thu hồi SIM rác, đăng ký SIM chính chủ và mới nhất là Nghị định 91 nhưng kết quả vẫn chưa cao.

Có lẽ đến lúc này, nhiều người đành phải chép miệng chấp nhận sống chung với "rác" cuộc gọi, rác tin nhắn bởi Nghị định 91/2020/NĐ-CP được coi là niềm hy vọng lớn nhất để dẹp vấn nạn này mới có hiệu lực được vài tháng đã giảm tác dụng rõ rệt.

Biểu hiện đầu tiên là tin nhắn rác, cuộc gọi rác đã trở lại "lợi hại hơn xưa". Nói "lợi hại hơn" là vì trước đây, rác này đa số xuất phát từ SIM 11 số, nên "kinh nghiệm" của khổ chủ là cứ thấy 11 số lạ thì không nghe, không trả lời. Nhưng bây giờ, rác cuộc gọi đến từ chính các số di động 10 số của các nhà mạng, có cảnh giác cỡ nào thì trong 10 cuộc gọi rác cũng "dính" vài cuộc.

Biểu hiện thứ hai là rất nhiều người thực hiện theo cách được hướng dẫn, nghĩa là vào website của Cục An toàn thông tin đăng ký số điện thoại di động cá nhân vào danh sách không nhận cuộc gọi quảng cáo bán hàng (DoNotCall) nhưng rồi mỗi ngày vẫn nhận 5 - 7 cuộc gọi rác.

Có người thì làm thủ công, nghĩa là cứ số nào gọi điện đến quảng cáo bất động sản, mời mua chứng khoán gọi đến thì "chặn" luôn. Nhưng chặn số này thì số khác gọi tới, chẳng bõ tốn công, chưa kể một số dịch vụ chặn tin nhắn, điện thoại rác nạn nhân còn phải mất tiền.

Ngoài ra còn tin nhắn rác từ chính các nhà mạng cũng "dội bom" khách hàng. Đặc biệt, mức phạt về phát tán tin nhắn rác, cuộc gọi rác theo Nghị định 91 cũng khá nặng tay.

Theo đó, người quảng cáo, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, internet gọi điện quảng cáo đến người sử dụng đã từ chối nhận cuộc gọi quảng cáo hay gửi tin nhắn đăng ký quảng cáo khi người sử dụng đã từ chối sẽ bị phạt tiền từ 5 - 10 triệu đồng; phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng nếu thực hiện quá 1 cuộc gọi quảng cáo tới 1 số điện thoại trong vòng 24 giờ hay gọi sau 17 giờ; phạt đến 100 triệu đồng nếu gửi tin nhắn, gọi điện quảng cáo đến các số điện thoại nằm trong danh sách không quảng cáo...

Thế nhưng từ khi Nghị định có hiệu lực đến nay đã hơn nửa năm, tin nhắn rác, cuộc gọi rác đã hoành hành trở lại nhưng chưa thấy công bố trường hợp nào bị phạt.

Để chặn rác tin nhắn, điện thoại, nhà mạng có vai trò rất lớn, nói đúng ra là lớn nhất. Vì thế nên trong các chiến dịch, giải pháp... cơ quan quản lý luôn yêu cầu nhà mạng tham gia. Cách đây vài năm, tất cả nhà mạng lớn thậm chí đã ký cam kết chặn tin nhắn rác. Thế nhưng tỷ lệ ngăn chặn trên thực tế vẫn còn khá thấp. Đơn cử trong tháng 2, nhà mạng Viettel đã ngăn chặn được 68% tổng số cuộc gọi rác, VNPT chặn được 23%, MobiFone chặn được 8%, ITelecom chặn được 1% còn Vietnamobile chỉ chặn có 0,19%. Phải chăng nhà mạng chưa quyết liệt vì mỗi cuộc gọi rác, tin nhắn rác đang mang lại doanh thu, lợi nhuận cho họ?

Rác tin nhắn, cuộc gọi có chặn được không? Câu trả lời là có. Chặn như thế nào, cũng được các chuyên gia đề xuất, dẫn chứng kinh nghiệm của các nước rất nhiều. Thế nhưng "cuộc chiến" với tin nhắn rác đã trải qua hàng thập kỷ, từ chiến dịch thu hồi SIM rác, đăng ký SIM chính chủ và mới nhất là Nghị định 91 nhưng kết quả vẫn chưa cao.

Cần thiết việc cơ quan có thẩm quyền quyết liệt chế tài những nhà mạng nào để cho tin nhắn rác, cuộc gọi rác “làm khổ” khách hàng triền miên.

 

Theo NGUYÊN KHANH (TNO)

Có thể bạn quan tâm

'Thuế hàng xa xỉ' với xăng, sai từ đầu

'Thuế hàng xa xỉ' với xăng, sai từ đầu

Thuế tiêu thụ đặc biệt được "định nghĩa" rất rõ, là áp cho một số loại hàng hóa, dịch vụ mang tính chất xa xỉ (như rượu, tàu bay, du thuyền…) nhằm điều tiết việc sản xuất, nhập khẩu và tiêu dùng xã hội. Trong khi đó, có đánh thuế bao nhiêu thì người dân vẫn phải mua xăng để chạy xe.

'Xóa mù AI' – cơ hội trao cho tất cả

'Xóa mù AI' – cơ hội trao cho tất cả

Việc phổ cập – “xóa mù” AI không chỉ giúp người lao động không bị tụt hậu mà còn tạo ra một xã hội năng động, sáng tạo, nơi mỗi cá nhân đều có thể tận dụng sức mạnh của công nghệ để nâng cao đời sống và đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.

Tận dụng tối đa cơ hội thu hút FDI

Tận dụng tối đa cơ hội thu hút FDI

Tháng 3, Việt Nam đón tiếp 2 đoàn doanh nghiệp Hoa Kỳ, với hơn 60 thương hiệu lớn. Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC), ông Ted Osius, nguyên Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, cho biết đây là phái đoàn doanh nghiệp Hoa Kỳ lớn nhất từng đến Việt Nam.

Trị sốt đất để dồn sức cho tăng trưởng

Trị sốt đất để dồn sức cho tăng trưởng

Thật phi lý khi vừa qua những thông tin đồn sốt đất đã bùng lên với lý do sáp nhập tỉnh thành, cho dù thực tế chẳng ăn nhập gì với nhau. Mục đích sáp nhập nhằm tinh gọn bộ máy, tiết giảm chi phí để dành nguồn lực phát triển kinh tế chứ không phải hướng đến phát triển bất động sản (BĐS).

Tư duy mới cho tác phẩm đặt hàng

Tư duy mới cho tác phẩm đặt hàng

MV Bắc Bling của Hòa Minzy đạt hơn 77 triệu lượt xem sau 20 ngày phát hành, đứng tốp 1 Trending YouTube Việt Nam liên tục gần 2 tuần lễ. Đây là thành công của một sản phẩm âm nhạc, minh chứng cho cách một tác phẩm có thể khơi dậy niềm tự hào văn hóa dân tộc mà không cần những khẩu hiệu cứng nhắc.

Bước then chốt về sáp nhập

Bước then chốt về sáp nhập

Cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, sau giai đoạn tăng tốc vừa qua, hiện đứng trước bước quyết định: Sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp.