Sôi động văn chương trẻ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Dịp cuối năm, rất nhiều tác giả trẻ ra sách. Trong số đó, có những tác giả lần đầu xuất hiện nhưng vẫn mang đến tâm thế tự tin và chững chạc. Tất cả cùng góp phần tạo nên một đời sống văn chương trẻ đầy sôi động và đáng để kỳ vọng.

Dịp cuối năm, rất nhiều tác giả trẻ ra sách. Trong số đó, có những tác giả lần đầu xuất hiện nhưng vẫn mang đến tâm thế tự tin và chững chạc. Tất cả cùng góp phần tạo nên một đời sống văn chương trẻ đầy sôi động và đáng để kỳ vọng.

Giàu suy tưởng

NXB Trẻ cùng lúc giới thiệu 4 tác giả trẻ với 4 tác phẩm, gồm: truyện dài Dị bản của Nguyễn Đinh Khoa (sinh năm 1984) mang đến thử nghiệm với đề tài khoa học viễn tưởng; tập truyện ngắn 2 người trong 1 ngăn tủ của Phát Dương (sinh năm 1995) thiết lập một thế giới giả tưởng nhưng vẫn khiến độc giả phải suy tư về con người; truyện dài Nơi không có tuyết của Huỳnh Trọng Khang (sinh năm 1994) được xem như một áng thơ đầy tinh tế về những điều bé nhỏ. Trong đó, đáng chú ý là trường hợp của Võ Đăng Khoa (sinh năm 2001) với tập truyện ngắn Lạc đà bay.

Nhà văn trẻ Huỳnh Trọng Khang tại chương trình ra mắt tác phẩm bể trăng côi

Nhà văn trẻ Huỳnh Trọng Khang tại chương trình ra mắt tác phẩm bể trăng côi

Là người trẻ tuổi nhất nhưng Võ Đăng Khoa sớm cho thấy một nội lực văn chương đáng để kỳ vọng. Chỉ với 10 truyện ngắn, khai thác bối cảnh, con người tưởng như đã quen thuộc, nhưng Võ Đăng Khoa vẫn khiến người đọc rung động và bất ngờ trong những trang viết về Tây Nam bộ.

Và có lẽ, không dễ gì một người trẻ như Khoa lại được một đàn chị như Nguyễn Ngọc Tư dành những lời ưu ái: “Chững chạc, tự tin, tưởng tượng phong phú, tinh tế trong từng chi tiết, đọc Lạc đà bay không có cảm giác đây là tập truyện đầu tay của một tác giả vừa mới bước qua tuổi hai mươi”.

Ngoài 4 tác giả trên, đời sống văn chương dịp cuối năm còn trở nên sôi động và đầy màu sắc với sự tham gia của nhiều tác giả trẻ. Từ những tác giả quen như Hiền Trang (sinh năm 1993) với truyện dài Quán bar trong bụng cá voi, Nguyễn Hoàng Mai (sinh năm 1991) với tập truyện ngắn Tokyo và em - Khi cánh hoa đào rơi; đến những cái tên “mới toanh” như: Phú An (sinh năm 1998) với bộ truyện 2 tập Cựu tộc, Triều Dương (sinh năm 2001) với tập truyện ngắn Không gì ngoài cơn mưa, Sang Nguyễn (sinh năm 1998) với tập truyện ngắn Hoang khởi, Nguyễn Thị Như Hiền (sinh năm 1990) với tập truyện ngắn Mưa qua Triền Rang

Bà Huyền Tôn Nữ Kim Tuyến, Trưởng Ban Quản lý Dự án sách Văn hóa xã hội NXB Trẻ, nhận xét, qua 4 tác phẩm vừa ra mắt ở NXB Trẻ, có thể thấy văn học trẻ đã mang những góc nhìn giàu suy tưởng của tuổi trẻ, trong đôi cánh bay bổng của trí tưởng tượng. Đó là những suy tưởng về tuổi trẻ, thời gian và giá trị cá nhân, hay ý nghĩa của đời sống; suy tưởng về quê hương, xứ sở, bè bạn; suy tưởng về những chân giá trị của con người; suy tưởng về thân phận và môi trường sống đầy thách thức mà con người bị/được ném vào; suy tưởng về niềm vui, nỗi buồn, hạnh phúc, bất hạnh…

“Ngoài ra, mỗi tác phẩm đều mang thông điệp khá sâu sắc, đồng thời các tác giả trẻ đã bắt đầu tìm được cách nói riêng mang tính nghệ thuật. Ở các tác phẩm cụ thể do NXB Trẻ thực hiện, có một điểm chung là sử dụng yếu tố kỳ ảo, siêu thực một cách hiệu quả. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn đang chờ đợi một tác phẩm văn học trẻ có sự đột phá ấn tượng, vượt trội trong ý tưởng và kỹ thuật viết”, bà Kim Tuyến nói thêm.

Cần thêm những sân chơi

Trong số những tác giả trẻ xuất hiện trong dịp cuối năm này, có không ít tác giả trưởng thành từ Giải thưởng Văn học tuổi 20. Đó là Nguyễn Đinh Khoa với giải tư cuộc thi Văn học tuổi 20 lần thứ 6, Phát Dương với tập truyện ngắn đầu tay đã lọt vào chung khảo Văn học tuổi 20 lần thứ 6, Hiền Trang 2 lần đăng quang Văn học tuổi 20 với giải ba lần 6 và giải tư lần 7.

Bốn tác phẩm của các tác giả trẻ vừa được NXB Trẻ ấn hành, đã phần nào khắc họa nên diện mạo của văn học trẻ hiện nay

Bốn tác phẩm của các tác giả trẻ vừa được NXB Trẻ ấn hành, đã phần nào khắc họa nên diện mạo của văn học trẻ hiện nay

Trước khi ra mắt tập truyện đầu tay, Võ Đăng Khoa từng tham gia và khẳng định mình tại nhiều cuộc thi văn chương lớn nhỏ như “Truyện ngắn hay 2022” (Tạp chí Văn nghệ TPHCM), “Văn học trẻ” (Đại học Quốc gia TPHCM), “Một nửa làm đầy thế giới” (NXB Văn hóa - Văn nghệ)…

Những cuộc thi, giải thưởng văn chương thực sự rất cần thiết với những tác giả trẻ. Đây vừa là sân chơi vừa là động lực để họ thử sức, dần dần khẳng định mình. Từ kinh nghiệm cá nhân, theo Nguyễn Đinh Khoa, những giải thưởng như Văn học tuổi 20 thực sự rất có ý nghĩa, không chỉ đối với tác giả, mà còn đối với độc giả.

Theo anh, các tác giả trẻ có cơ hội thử nghiệm cách viết mới, có cơ hội được giới thiệu tác phẩm của mình đến độc giả. Còn độc giả cũng có thể tiếp cận những tác phẩm văn học mới lạ, được đầu tư chỉn chu, và đặc biệt là được giới thiệu từ NXB uy tín.

“Đối với những “lính mới” như tôi thì giải thưởng đã tạo một tiền đề tốt để tiếp tục phát triển con đường viết lách của mình cho đến bây giờ. Nên tôi nghĩ, chúng ta vẫn cần những cuộc thi/sân chơi như vậy”, tác giả Nguyễn Đinh Khoa bày tỏ.

“Văn học trẻ mang những nguồn năng lượng tươi mới, tích cực mà chúng ta dễ bị thiếu hụt trong cuộc sống nhiều áp lực này, nên tôi tin sẽ có bạn đọc lựa chọn tìm đọc. Ngoài ra, giống như mục tiêu của cuộc thi Văn học tuổi 20, chúng tôi luôn mong muốn góp phần phát hiện tài năng, bổ sung lực lượng cho nền văn xuôi đương đại của nước nhà qua việc duy trì mảng sách này”, bà Huyền Tôn Nữ Kim Tuyến chia sẻ.

Có thể bạn quan tâm

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy tròn một thế kỷ của nền báo chí cách mạng Việt Nam, cái tên Thanh Niên luôn mang trên mình một sứ mệnh thiêng liêng; luôn khát khao, ước vọng đồng hành cùng dân tộc trên mọi chặng đường phát triển.

Độc đáo bộ tem thông tin liên lạc - xưa và nay

Độc đáo bộ tem thông tin liên lạc - xưa và nay

Thông tin liên lạc xưa và nay - Bộ tem như tái hiện quá trình phát triển của ngành viễn thông và báo chí, đưa chúng ta quay trở về những ký ức từ thưở sơ khai với con tem đầu tiên dán trên bức thư tay gói giấy cho đến các hình thức liên lạc, các loại hình báo chí hiện đại như ngày nay.

“Tiếp nối truyền thống 100 năm với tinh thần đổi mới, dấn thân và trách nhiệm”

“Tiếp nối truyền thống 100 năm với tinh thần đổi mới, dấn thân và trách nhiệm”

(GLO)- Đó là chỉ đạo của đồng chí Hồ Văn Niên-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tại hội nghị “Gặp mặt, biểu dương người làm báo tiêu biểu” và trao Giải Báo chí tỉnh Gia Lai lần thứ XIV diễn ra vào chiều 17-6 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

100 năm đồng hành cùng dân tộc

100 năm đồng hành cùng dân tộc

(GLO)- Chúng ta tự hào đã có một nền Báo chí cách mạng với thế hệ những nhà báo-chiến sĩ vừa cầm bút, vừa cầm súng ở tuyến đầu, sẵn sàng hy sinh cho Tổ quốc, với hơn 500 nhà báo là liệt sĩ, nhiều nhà báo mang thương tật suốt đời nhưng vẫn không ngừng lao động, cống hiến cho đất nước, Nhân dân.

Báo chí trong thời đại AI

Báo chí trong thời đại AI

(GLO)- Sẽ không quá khi nói rằng, chúng ta đang ngày ngày hít thở trong bầu không khí “số”. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ nói chung và trí tuệ nhân tạo (AI) đang đưa các ngành nghề vào cuộc chạy đua để không bị tụt hậu. Báo chí càng không ngoại lệ.

 Siu Thu - “Giọng đọc không tuổi”

Siu Thu - “Giọng đọc không tuổi”

(GLO)- Phát thanh viên là người góp phần làm nên chiều sâu cảm xúc cho khán thính giả. Có những giọng đọc qua năm tháng đã trở thành ký ức trong lòng người nghe. Trong số đó, biên dịch viên, phát thanh viên tiếng Bahnar Siu Thu của Báo Gia Lai được ví là “giọng đọc không tuổi”.

null