Sợi dây trói thi cử

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tâm lý chung của phụ huynh và 26.000 học sinh ở 42 tỉnh, thành chưa thi tốt nghiệp THPT đợt 1 vừa rồi là muốn được đặc cách khỏi thi đợt 2, trong khi Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) vẫn dự kiến tổ chức thi vào ngày 6 và 7-8 tới.

Trong trường hợp học sinh là F0, F1, F2 và đang "kẹt" trong các địa bàn bị phong tỏa, cách ly theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ do Covid-19, Bộ GD-ĐT sẽ xem xét đặc cách nếu các em có nguyện vọng...

Từ đây, chúng ta trở lại với câu hỏi muôn thuở: Thi để làm gì?

Câu trả lời là thi để lấy điểm. Lấy điểm để làm gì? Để vào đại học.

Cả 2 câu trả lời cho 2 câu hỏi đều không thỏa đáng. Tổ chức một kỳ thi lớn như vậy tốn kém công sức, tiền bạc rất nhiều nhưng kết quả là gần như ai cũng đậu. Năm 2020, cũng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, chương trình học phải rút ngắn và dạy - học trực tuyến khá "chập chờn" mà tỉ lệ đậu THPT trung bình cả nước lên tới 98,34%, cao hơn năm 2019! Vậy là tổ chức thi chỉ để loại ra chưa đến 2% tổng số thí sinh? Nhiều năm trở lại đây, thi tốt nghiệp THPT không còn là chiếc phễu lọc chất lượng học sinh cuối cấp III nữa!

Còn lấy điểm để vào đại học - cũng chẳng cần thiết mấy. Bởi không như trước đây, những năm qua đã áp dụng nhiều phương thức xét tuyển đại học - cao đẳng, trong đó có xét học bạ. Phần lớn thí sinh đăng ký vào các trường đại học công tốp giữa hoặc ngoài công lập. Tỉ lệ thí sinh có khả năng trúng tuyển các trường tốp đầu không nhiều và những cơ sở giáo dục này đều tổ chức thi đánh giá năng lực hoặc tuyển sinh theo cách riêng để sàng lọc. Do vậy, tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT quy mô toàn quốc là không thật sự hữu dụng.

Tất nhiên, muốn thay đổi hay bỏ thi thì cần phải có lộ trình, trong đó có việc rất quan trọng là sửa Luật Giáo dục.

Giữ hay bỏ, chưa đến lúc bàn, nhưng dù sao đó chỉ là giải pháp kỹ thuật. Cái khó là phải làm sao thay đổi nhận thức về thi cử trong cả chuỗi hệ thống từ người quản lý, lãnh đạo GD-ĐT đến người dạy và người học. Nói rộng ra là toàn xã hội cần có cái nhìn khác đi về chuyện thi cử. Điểm thi, xét cho cùng, chỉ là sự phản ánh năng lực, hiểu biết, góc nhìn của cá nhân đó vào thời điểm người ta đang đi học, làm bài thi. Trong khi đó, giáo dục phải là sự khai phóng và vun bồi cho tương lai, để 20-30 năm cá nhân đó trở thành người có ích cho xã hội. Người giỏi khác với người học giỏi. Người học giỏi ắt thi giỏi nhưng sau này không hẳn trở thành hiền tài. Thực tế đã chứng minh khá nhiều học sinh từng đoạt giải cực cao ở các kỳ thi quốc gia, quốc tế nhưng về sau đã không thành công, thậm chí thất bại. Vì vậy, tiêu chí đánh giá phải khác đi, ít nhất là không chỉ dựa vào điểm thi nữa.

Rất nhiều quốc gia tiến bộ trên thế giới chú trọng đầu ra của học sinh, sinh viên chứ không chăm chăm xét điểm đầu vào như ở nước ta. Chất lượng GD-ĐT chưa cao và vẫn còn tình trạng "ai thi cũng đậu" (như nhiều kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua) thì biết bao giờ mới có "học thật, thi thật, nhân tài thật", như Thủ tướng Chính phủ gửi gắm ngành giáo dục mới đây?!

Theo An Quý (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Nghịch lý về điện

Nghịch lý về điện

Giữa mùa nắng nóng, đang phập phồng lo cúp điện vì quá tải, thiếu nguồn thì nghe đề xuất của Bộ Công Thương về việc mua điện mặt trời áp mái với giá 0 đồng.
Xây dựng thị trường lao động chất lượng

Xây dựng thị trường lao động chất lượng

Ngày Quốc tế Lao động 1-5 là dịp để chúng ta ôn lại lịch sử đấu tranh, xây dựng và trưởng thành của giai cấp công nhân; khẳng định vị trí, vai trò cùng những đóng góp to lớn của giai cấp công nhân và người lao động (NLĐ) cho sự phát triển của kinh tế - xã hội.
Hòa bình

Hòa bình

(GLO)- Tôi luôn muốn thốt lên câu ấy vì hòa bình là khát vọng muôn thuở, khát vọng ngàn đời của con người. Nó là mục tiêu, là ý chí, là giá trị vĩnh hằng mà con người hướng tới, mơ tới, nghĩ về và luôn luôn muốn nó là hiện thực.

Thành quả lịch sử

Thành quả lịch sử

Trước năm 1975 đúng 200 năm, vào năm 1775, sử gia Ngô Thì Sĩ (1726-1780) hoàn thành tác phẩm Việt Sử Tiêu Án, viết về lịch sử nước nhà từ thời thượng cổ Hồng Bàng đến giai đoạn Lê Lợi chiến thắng quân Minh.
Giữ hòa bình trường tồn

Giữ hòa bình trường tồn

Ngày chị Đặng Thùy Trâm còn dốc lòng cứu chữa thương binh, bệnh binh, người dân Phổ Cường (Đức Phổ, Quảng Ngãi) bị đau ốm, chị đã âm thầm viết hai quyển nhật ký. 35 năm sau khi chị Trâm hy sinh, hai quyển sổ ghi nhật ký của chị từ đất Mỹ đã trở về với đất Việt và người Việt.
Sao mãi để trẻ bị bạo hành?

Sao mãi để trẻ bị bạo hành?

Lại một vụ trẻ mầm non bị bạo hành, lại từ một lớp mầm non tư thục nhỏ lẻ; lại các cơ quan, ban ngành vào cuộc yêu cầu đình chỉ, xử lý nghiêm… Thế nhưng cái gốc để không tái diễn tình trạng này thì nói bao nhiêu năm vẫn vậy.
Làm sạch, đẹp không gian du lịch

Làm sạch, đẹp không gian du lịch

Tình trạng ô nhiễm rác thải do thiếu ý thức sẽ tái diễn, không gian du lịch bị vấy bẩn bởi rác trên đường và "rác trong ý thức", làm ảnh hưởng ngành du lịch Việt Nam, đến hình ảnh đất nước, con người Việt Nam