Số phận bi thảm của bác sĩ tiêm chủng từng giúp CIA lấy đầu Osama bin Laden

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trong chiến dịch tranh cử năm 2016, ông Trump từng tuyên bố sẽ giúp bác sĩ Shakil Afridi - người được xem là nhân vật chủ chốt giúp CIA tìm ra tung tích trùm khủng bố Osama bin Laden thông qua chương trình tiêm chủng - chỉ sau 2 phút nếu đắc cử tổng thống. Nhưng sau 3 năm, bác sĩ này vẫn đang phải ngồi tù.
 
Bác sĩ Shakil Afridi (Ảnh: AFP)
Một tòa án tại Pakistan hôm nay sẽ xem xét kháng cáo của bác sĩ Shakil Afridi, người từng trợ giúp Cục Tình báo Liên bang Mỹ (CIA) tìm ra tung tích trùm khủng bố al-Qaeda Osama bin Laden tại Abbottabad, Pakistan.
Theo đó, tòa án cấp cao Peshawa sẽ xét xử vụ việc của bác sĩ Afridi và đây là lần đầu tiên vụ việc được xét xử công khai tại Pakistan.
Bác sĩ Afridi chưa bao giờ chính thức bị truy tố về vai trò trong chiến dịch bí mật của đặc nhiệm Mỹ hồi năm 2011 nhằm truy lùng và tiêu diệt phần tử bị truy nã gắt gao nhất thế giới. Ông Afridi luôn nói rằng ông bị từ chối một phiên tòa công bằng.
Việc giam giữ bác sĩ Afridi đã khiến Mỹ tức giận, dẫn tới việc Washington cắt 33 triệu USD viện trợ liên bang cho Pakistan - mỗi năm 1 triệu USD trong 33 năm, tương ứng với số năm ông bị tuyên án tù hồi năm 2012.
Tổng thống Mỹ Donald Trump từng hứa trong chiến dịch tranh cử năm 2016 rằng ông sẽ đưa bác sĩ Afridi được phóng thích chỉ trong 2 phút nếu đắc cử, nhưng lời hứa này cho tới nay vẫn chưa thành hiện thực.
Trong khi ông Afridi được xem là người hùng tại Mỹ thì tại Pakistan ông bị nhiều người xem là kẻ phản quốc, người đã mang đến sự xỉ nhục cho đất nước. Các lính đặc nhiệm thuộc biệt đội Seal của Hải quân Mỹ đã có thể bay vào không phận Pakistan, tiêu diệt thủ lĩnh các vụ tấn công khủng bố 11/9 và đưa thi thể của kẻ này ra khỏi quốc gia Nam Á mà không bị phát hiện.
Vụ việc đã làm dấy lên những câu hỏi không mấy vui vẻ về việc liệu quân đội Pakistan, vốn chịu trách nhiệm về chính sách an ninh - có biết rằng Bin Laden đang trú ẩn tại nước này hay không.
Pakistan hiện vẫn là đối tác khó chịu trong cuộc chiến do Mỹ dẫn đầu nhằm chống lại phiến quân Hồi giáo.
 
Trùm khủng bố Osama bin Laden bị tiêu diệt trong chiến dịch bí mật của Mỹ tháng 5/2011 (Ảnh: Reuters)
Bác sĩ Shakil Afridi là ai?
Ông Afridi là bác sĩ hàng đầu tại quận bộ lạc Khyber và với cương vị là người đứng đầu các dịch vụ y tế, ông giám sát một loạt các chương trình vắc-xin do Mỹ tài trợ.
Là một nhân viên chính phủ, ông đã thiết lập chương trình vắc-xin viêm gan B, bao gồm thị trấn Abbottabad, nơi Bin Laden sống yên ổn ngay cạnh quân đội Pakistan.
Kế hoạch của tình báo Mỹ là lấy được mẫu máu của một số trẻ em sống tại Abbottabad để các cuộc xét nghiệm ADN có thể xác liệu liệu chúng có phải là người thân của Bin Laden hay không.
Một trong số các nhân viên của ông Afridi được cho là từng tới nhà của Bin Laden và lấy mẫu máu, nhưng không rõ là điều này có phải là mấu chốt giúp Mỹ thành công trong việc xác định mục tiêu hay không.
Ông Afridi bị bắt vào ngày 23/5/2011, tức là 20 ngày sau khi Bin Laden bị tiêu diệt. Vào thời điểm bị tiêu diệt, trùm khủng bố được tin là trong độ tuổi gần 50.
Không có nhiều thông tin về đời tư của bác sĩ Afridi được tiết lộ, ngoại trừ việc ông có xuất thân từ gia đình khó khăn và tốt nghiệp Cao đẳng y tế Khyber năm 1990. Gia đình ông đã phải đi trú ẩn kể từ khi ông bị bắt do lo ngại các vụ tấn công của phiến quân.
Vợ bác sĩ Afridi từng là một nhà giáo dục tại Abbottabad, hiệu trưởng một trường chính phủ. Cặp đôi có 3 người con - 2 trai và 1 gái, và ít nhất 2 người trong số họ giờ đã trưởng thành.
Vào tháng 1/2012, giới chức Mỹ công khai thừa nhận rằng bác sĩ Afridi từng làm việc cho tình báo Mỹ. Nhưng không rõ ông Afridi có nắm rõ vai trò của mình trong CIA hay không. Ông không khai gì về điều này trong vụ bắt giữ tại Abbottabad liên quan tới chiến dịch của Mỹ.
Theo một nguồn tin điều tra Pakistan, ông Afridi không biết ai là mục tiêu trong chiến dịch khi CIA tuyển mộ ông.
Mặc dù ban đầu bị buộc tội phản quốc nhưng bác sĩ Afridi cuối cùng lại bị bỏ tù vào tháng 5/2012 vì tội hỗ trợ tài chính cho Lashkar-e-Islam, một nhóm phiến quân bị cấm, hiện đã giải thể.
Ông Afridi bị một tòa án bộ lạc kết án 33 năm tù vì các cáo buộc liên hệ với nhóm Lashkar-e-Islam, mặc dù mức án này sau đó được giảm xuống 23 năm trong phiên tòa kháng cáo. Bác sĩ này cũng bị cáo buộc hỗ trợ y tế khẩn cấp cho các tay súng và cho phép Lashkar-e-Islam tiến hành các cuộc họp tại bệnh viện chính phủ nơi ông đứng đầu.
Gia đình của bác sĩ Afridi đã mạnh mẽ bác bỏ những lời buộc trên, và các luật sư của ông cho biết khoản tiền duy nhất mà ông từng trả cho nhóm trên là một khoản tiền chuộc 1 triệu rupee Pakistan (tương đương 6.375 USD) để đổi lại sự tự do của ông sau khi ông bị bắt cóc vào năm 2008.
Từ phòng giam nhà tù vào năm 2012, ông nói với hãng tin Fox News rằng ông bị tình báo Paksitan bắt cóc và tra tấn.
Một năm sau đó, ông đã cố gắng bí mật chuyển một bức thư cho các luật sư, nói rằng ông không được đối xử công bằng.
 
Ngôi nhà nơi Osama bin Laden từng trú ẩn tại Abbottabad, Pakistan trước khi bị phá bỏ (Ảnh: Reuters)
Một câu hỏi được đặt ra là: Vì sao bác sĩ Afridi không bị buộc tội trợ giúp Mỹ? Hiện chưa rõ lý do, nhưng chiến dịch tiêu diệt Bin Laden rõ ràng là vụ lúng túng lớn với Pakistan.
Mặc dù các quan chức Pakistan tức giận với chiến dịch bí mật của Mỹ, mà họ xem là vi phạm chủ quyền quốc gia, nhưng các cơ quan tình báo cũng công khai thừa nhận rằng họ không hay biết thủ lĩnh khủng bố sống trong ngôi nhà 3 tầng tường rào bao quanh kín trong suốt vài năm.
Giám đốc phụ trách chống khủng bố của Nhà Trắng vào thời điểm đó, ông John Brennan, cho rằng “không thuyết phục khi nói rằng Bin Laden không có sự hỗ trợ nào tại Pakistan”, điều mà nước này bác bỏ.
Nhưng việc truy tố ông Afridi về vai trò của ông trong chiến dịch của Mỹ có thể càng xấu mặt Pakistan hơn.
Vì sao vụ việc của ông Afridi lại được xem xét lại vào lúc này?
Tiến trình pháp lý trong vụ việc của bác sĩ Afridi cho tới nay đã diễn ra theo Quy chế tội phạm vùng biên giới (FCR), vốn quản lý các khu vực bộ lạc bán tự trị dọc biên giới với Asghanistan. Tuy nhiên, việc sáp nhập các khu vực bộ lạc với tỉnh lân cận Khyber Pakhtunkhwa hồi năm ngoái đồng nghĩa với việc các vụ việc như vậy đã được chuyển tới các tòa án thông thường.
Trong phiên xét xử hôm nay, bản án của ông Afridi có thể sẽ được giảm bớt hoặc tăng thêm, phụ thuộc vào các công tố viên. Kể từ khi ông Afridi được chuyển từ một nhà tù ở Peshawar tới một nhà tù tại Punjab, đã có các đồn đoán cho rằng ông có thể được phóng thích, có thể là thông qua việc trao đổi tù nhân với Aafia Siddiqui, kẻ được cho là một thành viên của al-Qaeda hiện đang bị giam giữ tại Mỹ.
An Bình (Dân trí/Theo BBC)

Có thể bạn quan tâm

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

(GLO)-"Hôm nay là khoảnh khắc đặc biệt, duy nhất sẽ không bao giờ xảy ra. Cả trong lịch sử Nga, Belarus và Ukraine, cũng như trong lịch sử thế giới, đặc biệt là châu Âu. Câu hỏi duy nhất là phải làm gì. Tất cả các bạn đều hiểu và biết rằng chỉ có một cách thức – đó là đàm phán. Đàm phán không có điều kiện tiên quyết", ông Lukashenko nói trong bài phát biểu trước người dân Belarus và các nhà lập pháp hôm 31/3.
Cựu tổng thống Trump bị truy tố

Cựu tổng thống Trump bị truy tố

(GLO)-Theo CNN đưa tin ngày 30/3, ông Trump sẽ trở thành cựu Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ bị truy tố hình sự. Diễn biến này có thể tác động đáng kể đến chiến dịch tái tranh cử năm 2024 của ông Trump, trùng với thời điểm xét xử vụ án.
Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

(GLO)-Mới đây, đài RT dẫn lời ông Putin cho biết vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga có thể được đưa đến Belarus sớm nhất vào mùa hè năm nay, đánh dấu lần đầu tiên từ thập niên 1990 vũ khí này được triển khai ngoài lãnh thổ Nga. Vũ khí đưa đến Belarus nhưng sẽ do lực lượng Nga quản lý.
Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

(GLO)-CNN hôm 23/3 dẫn số liệu thống kê từ chính quyền Bắc Kinh cho hay, từ năm 2021 – 2022, dân số thành phố đã giảm từ 21,88 triệu người xuống 21,84 triệu người. Đây là lần đầu tiên trong vòng 19 năm trở lại đây, Bắc Kinh ghi nhận tình trạng dân số giảm.
Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

(GLO)-Theo Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây, nhu cầu để Ukraine tái thiết và phục hồi đã tăng lên tới 411 tỷ USD, chỉ sau một năm Nga tấn công nước này. Khoản kinh phí khổng lồ nêu trên thể hiện tại cáo cáo được thực hiện bởi Kiev, Ngân hàng Thế giới, Ủy ban châu Âu và Liên hợp quốc.
Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

(GLO)-Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 21/3, người phát ngôn phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby nói: “Chúng ta đã thấy cách mà hai quốc gia này phát triển mối quan hệ gắn bó như thế nào trong nhiều năm qua”.
Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

(GLO)-Báo cáo được Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc (IPCC) công bố hôm 20/ 3 ‐ chắt lọc từ 10.000 trang báo cáo của hơn 1.000 nhà khoa học - cho thấy thế giới có khả năng đã bỏ lỡ mục tiêu khí hậu là hạn chế sự nóng lên ở mức 1,5⁰C so với nhiệt độ thời tiền công nghiệp.
Dịch tả lại hoành hành châu Phi

Dịch tả lại hoành hành châu Phi

(GLO)-Ngày 17/3, TTXVN tại châu Phi dẫn thông tin từ Trung tâm kiểm soát dịch bệnh (CDC) châu Phi cho biết trong đợt dịch tả đang bùng phát tại một số quốc gia thuộc châu lục này, giới chức y tế đã ghi nhận tổng cộng 53.660 ca mắc bệnh kể từ tháng 2 vừa qua đến nay, trong đó 1.282 ca tử vong.
ICC phát lệnh bắt tổng thống Nga

ICC phát lệnh bắt tổng thống Nga

(GLO)-Theo TASS, trong lệnh bắt ngày 17-3, Tòa hình sự quốc tế ( ICC) cho biết họ nghi ngờ ông Putin đã trục xuất bất hợp pháp trẻ em và đưa người bất hợp pháp từ lãnh thổ Ukraine sang Nga.