Siết chặt quản lý, bảo vệ rừng giáp ranh Gia Lai-Kon Tum

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Thời gian qua, khu vực rừng giáp ranh giữa 2 tỉnh Gia Lai và Kon Tum vẫn bị lâm tặc lén lút khai thác lâm sản trái phép. Trước tình hình này, mới đây, UBND 2 tỉnh đã ký kết quy chế phối hợp trong công tác quản lý bảo vệ rừng tại vùng giáp ranh.

Gia Lai có khu vực rừng trải dài trên 200 km qua các huyện: Kbang, Đak Đoa, Chư Pah và Ia Grai (Gia Lai) giáp ranh với các huyện: Kon Plông, Kon Rẫy, Sa Thầy, Ia H’Dai và TP. Kon Tum (tỉnh Kon Tum). Theo đánh giá của cơ quan chức năng, đời sống người dân ở gần khu vực rừng giáp ranh còn nghèo. Mạng lưới thông tin liên lạc khu vực này cũng không thuận lợi, địa hình đồi dốc, giao thông đi lại rất khó khăn. Bên cạnh đó, rừng giáp ranh có nhiều loại gỗ có giá trị kinh tế cao nên bị lâm tặc lén lút khai thác trái phép, trong khi lực lượng Kiểm lâm và quản lý bảo vệ rừng mỏng…

 

Lãnh đạo 2 tỉnh Gia Lai và Kon Tum ký kết quy chế phối hợp quản lý bảo vệ rừng vùng giáp ranh. Ảnh: N.D
Lãnh đạo 2 tỉnh Gia Lai và Kon Tum ký kết quy chế phối hợp quản lý bảo vệ rừng vùng giáp ranh. Ảnh: N.D

Ông Nguyễn Hữu Long-Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Đak Đoa, cho biết: “Tại khu vực rừng giáp ranh giữa xã Hà Đông (huyện Đak Đoa) với xã Đak Pne (huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum), giao thông đi lại rất khó khăn, chủ yếu từ phía Kon Tum đi qua và không có đường giao thông dẫn về xã Hà Đông. Mỗi khi tuần tra kiểm soát khu vực rừng giáp ranh, lực lượng chức năng của xã và kiểm lâm địa bàn chỉ đi xe máy được từ trung tâm xã tới chân núi, sau đó phải lội bộ băng rừng khoảng 2 giờ đồng hồ mới tới nơi. Vì vậy, việc tuần tra kiểm soát, tiếp cận hiện trường rất khó khăn. Đặc biệt, nếu phát hiện gỗ và tang vật vi phạm tại khu vực trên thì việc vận chuyển về Gia Lai rất khó bởi không có đường giao thông”.

Thời gian qua, Chi cục Kiểm lâm 2 tỉnh Gia Lai và Kon Tum cùng các địa phương, lực lượng chức năng có rừng giáp ranh đã ký kết quy chế phối hợp quản lý bảo vệ rừng. Theo đó, các địa phương, lực lượng chức năng thường xuyên tổ chức các đợt tuyên truyền, phổ biến Luật Bảo vệ và Phát triển rừng cho người dân và cộng đồng các thôn, làng không xâm hại đến tài nguyên rừng. Lực lượng chức năng 2 tỉnh cũng phối hợp tổ chức kiểm tra, truy quét nhằm ngăn chặn kịp thời các vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng. Tuy vậy, tình hình vi phạm vẫn diễn biến phức tạp.

Để tăng cường hơn nữa quan hệ phối hợp giữa chính quyền địa phương và các lực lượng chức năng trong công tác quản lý bảo vệ rừng vùng giáp ranh; phát hiện, ngăn chặn kịp thời các vụ cháy rừng, khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép; nâng cao năng lực cho lực lượng quản lý bảo vệ rừng, mới đây, UBND 2 tỉnh Gia Lai và Kon Tum đã ký kết quy chế phối hợp trong công tác quản lý bảo vệ rừng và quản lý lâm sản vùng giáp ranh. Qua đó nhằm giúp UBND 2 tỉnh chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tham mưu phối hợp, trao đổi thông tin về tình hình quản lý bảo vệ rừng, các điểm nóng phá rừng, khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép... để quản lý bảo vệ rừng một cách hiệu quả nhất.

Ông Lại Xuân Lâm-Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum, cho biết: Gia Lai và Kon Tum có vùng rừng giáp ranh kéo dài, trữ lượng gỗ lớn nên lâm tặc lợi dụng để khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép, gây khó khăn cho công tác quản lý. Qua 1 năm thực hiện quy chế phối hợp giữa Chi cục Kiểm lâm 2 tỉnh, các đơn vị vùng giáp ranh đã triển khai nhiều giải pháp quyết liệt, tạo được sự chuyển biến rõ nét. Tuy nhiên, quy chế phối hợp này còn hạn chế dẫn đến tài nguyên rừng khu vực giáp ranh vẫn bị xâm hại nhưng chưa được phát hiện và ngăn chặn kịp thời; sự phối hợp giữa lực lượng Kiểm lâm khu vực giáp ranh mới ở mức gặp gỡ trao đổi thông tin, chưa có kế hoạch hành động cụ thể để tổ chức truy quét chung... Thông qua quy chế phối hợp giữa 2 tỉnh vừa ký kết, trong thời gian tới, các địa phương, lực lượng chức năng của 2 tỉnh sẽ thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT, của Tỉnh ủy, UBND 2 tỉnh về công tác quản lý bảo vệ rừng.

Còn ông Kpă Thuyên-Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai thì nhấn mạnh: Thời gian qua, Chi cục Kiểm lâm 2 tỉnh Gia Lai và Kon Tum đã ký kết quy chế phối hợp, thường xuyên thông tin cho nhau về tình hình vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ở các vùng giáp ranh; tạo điều kiện cho nhau trong việc xử lý vi phạm nên công tác quản lý bảo vệ rừng vùng giáp ranh đã có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, vẫn còn xảy ra một số vụ khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép dọc theo vùng giáp ranh giữa 2 tỉnh, ảnh hưởng đến kế hoạch quản lý bảo vệ rừng chung. Việc ký kết quy chế phối hợp giữa 2 tỉnh thể hiện sự quyết tâm của lãnh đạo 2 tỉnh trong công tác quản lý bảo vệ rừng giáp ranh.

Từ đầu năm 2017 đến nay, lực lượng Kiểm lâm các vùng giáp ranh giữa 2 tỉnh Gia Lai và Kon Tum đã phát hiện và xử lý 32 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng. Trong đó, Hạt Kiểm lâm huyện Ia Grai phát hiện, xử lý 24 vụ cất giữ và vận chuyển lâm sản trái phép, tạm giữ 68,756 m3 gỗ các loại cùng 10 xe ô tô, 2 xe máy. Hạt Kiểm lâm huyện Chư Pah phát hiện 7 vụ, trong đó xử phạt vi phạm hành chính 5 vụ, tịch thu 21,516 m3 gỗ xẻ, xử lý hình sự 2 vụ, tịch thu 52,499 m3 gỗ tròn. Hạt Kiểm lâm huyện Đak Đoa và Kon Rẫy phát hiện 1 vụ…

Nguyễn Diệp

Có thể bạn quan tâm

Đoạn đường Trường Sơn Đông đi qua địa phận xã Ia Trok, huyện Ia Pa

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan đường Trường Sơn Đông xuống cấp

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về tình trạng sạt lở bờ suối ăn sâu vào khu vực tường bao xung quanh Trường Tiểu học Cù Chính Lan (xã la Nan, huyện Đức Cơ); đoạn đường Trường Sơn Đông đi qua địa phận xã Ia Trok (huyện Ia Pa) xuống cấp;...

Triển khai thi công tỉnh lộ 669-đoạn từ thị xã An Khê đi huyện Kbang. Ảnh: Minh Phương

UBND tỉnh Gia Lai trả lời cử tri về tỉnh lộ 669 từ An Khê đi Kbang nhưng chưa đấu nối với đường dân sinh

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc thi công tỉnh lộ 669 từ An Khê đi Kbang nhưng chưa đấu nối với đường dân sinh; chỉ tiêu tuyển sinh tại Trường THPT DTNT Đông Gia Lai, Trường THCS DTNT Đak Pơ ít không đáp ứng nhu cầu học tập;...

Trung tâm huyện Đức Cơ nhìn từ trên cao. Ảnh: Vĩnh Hoàng

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc cấp GCNQSD đất trên đất lâm nghiệp do Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc An Khê quản lý

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc cấp GCNQSD đất trên đất lâm nghiệp do Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc An Khê quản lý; nghiên cứu và lập các dự án đầu tư trồng rừng đối với diện tích đất rừng khộp chưa có rừng...

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo ở làng Bua, xã Ia Pnôn. Ảnh: V.H

Đức Cơ quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) chiếm 10,19%. Nhưng đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 7,92%. Để có được kết quả này, huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đặc biệt là tạo sinh kế giúp hộ nghèo chủ động vươn lên trong cuộc sống.

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về bổ sung dự án xây dựng Đập điều hòa sông Ba để điều tiết nước cho thị xã An Khê

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan dự án xây dựng Đập điều hòa sông Ba để điều tiết nước cho thị xã An Khê; rà soát, đo đạc cắm mốc diện tích đất ngoài quy hoạch 03 loại rừng trên địa bàn xã Hải Yang (huyện Đak Đoa);...

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về khắc phục sạt lở bờ sông Đăk Pne (huyện Kbang)

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về bố trí kinh phí để khắc phục tình trạng sạt lở bờ sông Đăk Pne (huyện Kbang); đầu tư trạm bơm để phục vụ sản xuất tại cánh đồng thôn Đoàn Kết (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện); 

Ảnh: Hùng Hoa Lư

UBND tỉnh Gia Lai trả lời cử tri về thông tuyến đường Trần Hưng Đạo trước Quảng trường Đại Đoàn Kết

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về thông tuyến đường Trần Hưng Đạo đoạn trước Quảng trường Đại Đoàn Kết; phí thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; khắc phục tình trạng nước tràn qua đường tại Ngã ba Di tích Quốc gia chiến thắng Plei Me trên tỉnh lộ 665. 

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Kbang thực hiện cấp giấy CNQSDĐ cho 11/68 hộ được hỗ trợ nhà ở

(GLO)- Sáng 4-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Luật sư Bùi Thanh Vũ tư vấn pháp luật

Luật sư Bùi Thanh Vũ tư vấn pháp luật liên quan thế chấp quyền đòi nợ để vay tiền

(GLO)- Bạn đọc H.T.K. hỏi: Ông A. vay của tôi 200 triệu đồng, 2 bên có lập hợp đồng vay tài sản rõ ràng. Tôi cần tiền làm ăn gấp, trong khi đó, ông A. không trả nợ cho tôi theo thỏa thuận. Vậy tôi có quyền thế chấp quyền đòi nợ này cho bên thứ 3 để vay 100 triệu đồng được không?

UBND tỉnh Gia Lai trả lời kiến nghị của cử tri

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về ổn định sản xuất sau tái định cư thủy điện An Khê - Ka Nak

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc ổn định sản xuất sau tái định cư thủy điện An Khê-Ka Nak; hoạt động TTYT huyện Đức Cơ; cấp GCNQSD đất tại Khu đất Làng quân nhân Lữ đoàn 234-Quân đoàn 3; đất do Binh đoàn 15 quản lý tại tổ 6, phường Yên Thế (TP. Pleiku) đang có gần 300 hộ dân sử dụng sản xuất nông nghiệp ổn định trên 30 năm.