Sau chuyển đổi hình thức đầu tư Cao tốc Bắc-Nam: Vẫn đấu thầu công khai, minh bạch để chọn nhà thầu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sau khi Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thống nhất trình Quốc hội xem xét chuyển 3 dự án cao tốc Bắc - Nam từ đầu tư theo hình thức đối tác công-tư (PPP) sang đầu tư công. Các chuyên gia về kinh tế giao thông cho rằng, với phương án này các đoạn tuyến cao tốc sẽ được đầu tư phù hợp và hiệu quả.

 

 Cao tốc Bắc - Nam. Infographic: TEDI
Cao tốc Bắc - Nam. Infographic: TEDI




Vốn từ ngân hàng

Theo đó, 8 dự án cao tốc Bắc-Nam theo hình thức PPP sẽ được chuyển đổi sang đầu tư công 3 dự án gồm 2 dự án cấp bách là đoạn Mai Sơn - Quốc lộ 45 và Phan Thiết-Dầu Giây, cùng một dự án không có nhà đầu tư qua sơ tuyển là đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết, 5 dự án thành phần còn lại tiếp tục đầu tư theo hình thức PPP.

Tổng mức đầu tư khoảng 100.816 tỉ đồng; trong đó, vốn ngân sách Nhà nước khoảng 78.461 tỉ đồng (đã bố trí kế hoạch 2016-2020 là 55.000 tỉ đồng, cần bổ sung thêm 23.461 tỉ đồng), vốn huy động ngoài ngân sách khoảng 22.355 tỉ đồng.

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể cho biết, việc chuyển đổi hình thức đầu tư một số dự án cao tốc Bắc - Nam phải đảm bảo các nguyên tắc, đó là lựa chọn dự án không có nhà đầu tư tham gia đấu thầu (đoạn Vĩnh Hảo-Phan Thiết), dự án thật sự cấp bách, quan trọng, có nhà đầu tư tham gia nhưng khó cả khả năng huy động vốn tín dụng; khả năng đấu thầu không thành công; đảm bảo kết nối liên tục và không để nợ lớn vốn đầu tư công sang kế hoạch đầu tư công giai đoạn sau.

Còn Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Đèo Cả - ông Trần Văn Thế, cho biết, nếu chuyển toàn bộ 8 dự án sang đầu tư công, kết quả sơ tuyển nhà đầu tư theo hình thức PPP sẽ bị hủy bỏ và việc này gây thiệt hại cho các nhà đầu tư khi đã dành thời gian, nguồn lực, cơ hội để tham gia sơ tuyển, ảnh hưởng đến niềm tin của nhà đầu tư khi quan điểm của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền không nhất quán, thường xuyên bị thay đổi.

Đại diện Bộ GTVT cho rằng, vấn đề không phải là phân bổ bao nhiêu dự án đầu tư công bao nhiêu dự án theo hình thức PPP mà phải là quyết định phương án đầu tư phải phù hợp và hiệu quả. Cả 3 dự án chuyển sang hình thức đầu tư công là những dự án không có nhà đầu tư tham gia đấu thầu và là những dự án mang tính cấp bách, liên quan đến vấn đề đảm bảo an ninh quốc phòng.

Đối với các dự án còn lại, có phương án tài chính hiệu quả và liên danh nhà đầu tư đã vượt qua vòng sơ tuyển, đại diện Tập đoàn Đèo Cả ông Trần Văn Thế, cho rằng, cần tiếp tục triển khai dự án theo hình thức PPP nhằm giải quyết “mục tiêu kép”, vừa tạo điều kiện huy động các nguồn lực tham gia đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, vừa giảm áp lực trần nợ công.

Khẳng định chủ trương thu hút vốn xã hội để làm cao tốc Bắc-Nam trong tình hình hiện nay đã thay đổi rất nhiều, nhất là sau khi dịch COVID-19 xảy ra đã tác động tới nền kinh tế thiệt hại nặng nề, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng giao thông Phương Thành - ông Phạm Văn Khôi - cho biết, nguồn vốn tín dụng cho vay trung và dài hạn ngày càng siết chặt.

Nếu tiếp tục đầu tư bằng PPP trong bối cảnh hiện nay, các dự án cao tốc Bắc - Nam sẽ đứng trước nguy cơ chết yểu, bởi 80% tổng vốn đầu tư của các dự án đến từ nguồn vốn tín dụng, trong khi các ngân hàng hiện nay lại “đóng cửa” với các dự án hạ tầng giao thông. Khi doanh nghiệp nào khẳng định bỏ vốn 100%, không phải vay ngân hàng để làm cao tốc Bắc - Nam thì lúc đó triển khai bằng PPP sẽ thành công.

Chủ tịch Hiệp hội các Nhà đầu tư công trình giao thông đường bộ Việt Nam (VARSI) - ông Trần Chủng - cho hay, vấn đề lớn nhất là việc huy động vốn tín dụng. Hệ thống ngân hàng thương mại nhiều lần lên tiếng không ưu tiên cho vay dài hạn. Họ cũng phát đi thông điệp rằng hạn mức cho vay trong lĩnh vực BOT đã chạm ngưỡng tối thiểu về hệ số an toàn vốn.

Như vậy, nếu không có mô hình đa dạng trong việc huy động vốn thì bài toán huy động vốn để triển khai các dự án cao tốc Bắc - Nam đang là thách thức mấu chốt nhất.

Trước một số ý kiến cho rằng việc các dự án cao tốc Bắc - Nam chuyển sang đầu tư công sẽ gây ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư, gây thiệt hại cho các nhà đầu tư đã qua sơ tuyển, ông Phạm Văn Khôi cho rằng, chỉ khi nào các dự án tiến hành đấu thầu, nhà đầu tư phải đặt cọc tiền và Nhà nước thay đổi chủ trương thì lúc đó mới gọi là thiệt hại.

Phải kiểm soát được ép thầu, ép giá

Theo Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải - ông Nguyễn Nhật - nếu được phép chuyển sang đầu tư công với dự án cao tốc Bắc - Nam, Bộ GTVT vẫn bảo lưu quan điểm đấu thầu công khai, minh bạch để chọn nhà thầu, thay vì chỉ định thầu.

Bộ GTVT sẽ lập tức phát hành hồ sơ mời thầu, chọn xong nhà thầu và các khâu thủ tục này chỉ mất khoảng 3 tháng, đảm bảo tháng 8.2020 có thể khởi công được dự án đầu tiên.

Đối với các dự án PPP cao tốc Bắc - Nam nếu được chuyển sang đầu tư công, sau khi hoàn thành, Bộ GTVT sẽ đề xuất Chính phủ nghiên cứu phương án phù hợp để thu hồi phần vốn Nhà nước. Theo ông Nguyễn Nhật, mặc dù việc thu hồi vốn chưa thể bù đắp ngay cho ngân sách Nhà nước trong giai đoạn trước mắt nhưng về lâu dài sẽ tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước phục vụ nhu cầu phát triển kết cấu hạ tầng trong các giai đoạn tiếp theo.

Theo ông Trần Chủng - Chủ tịch Hiệp hội các Nhà đầu tư công trình giao thông đường bộ Việt Nam, trong tương lai để có thể huy động nguồn vốn xã hội, Nhà nước nên thành lập Quỹ đầu tư hạ tầng kỹ thuật như một số nước đã thành công tạo thành kênh tín dụng mới cho các dự án đầu tư theo phương thức PPP.

Cụ thể như tại dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận khi Nhà nước có chính sách cụ thể để các Ngân hàng tham gia hợp vốn. Quan trọng là Bộ GTVT phải kiểm soát được tình trạng “đấu giá”, “ép giá”, “ép tiến độ” bởi hậu quả của thực trạng này là chất lượng công trình kém nên vấn đề quan trọng cần khắc phục đó là phải gắn trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước tổ chức lựa chọn nhà thầu cả trong giai đoạn sau đấu thầu.

https://laodong.vn/thoi-su/van-dau-thau-cong-khai-minh-bach-de-chon-nha-thau-809735.ldo
 

Theo Đặng Tiến (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Nhà đầu tư quay lại lướt sóng bất động sản

Nhà đầu tư quay lại lướt sóng bất động sản

Khảo sát của Viện nghiên cứu Kinh tế - Tài chính - Bất động sản Dat Xanh Services (DXS-FERI) cho thấy, tỷ lệ khách hàng mua để ở giảm từ 59,5% của năm 2023 xuống 44,9% trong năm 2024. Đáng chú ý, đã xuất hiện 10% khách hàng đầu tư lướt sóng trong năm 2024, so với chỉ 1,5% trong năm 2023.

Bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới

Bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới

Khép lại một năm với sự phục hồi tích cực nhờ các bước tiến lớn trong việc hoàn thiện hành lang pháp lý, nhiều nhận định cho rằng năm 2024 là một năm bản lề, là nền tảng tạo động lực cho thị trường bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.