Sáp nhập thôn, tổ dân phố: Cần sự đồng thuận cao từ người dân

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Trò chuyện cùng chúng tôi, ông Siu Iơm-nguyên già làng của thôn Sô Ma Biơng (xã Chrôh Pơnan) cho biết: Thôn Sô Ma Biơng thành lập từ trước năm 1984. Chính ông là người đầu tiên đứng ra khai hoang, lập thôn. Tuy nhiên, bởi lòng tôn kính với người lớn tuổi nhất thôn nên ông Iơm chọn tên ông Ama Biơng để đặt tên thôn thay vì đặt theo tên mình. Hiện tại, sau hơn 30 năm thành lập, thôn có 69 hộ người Jrai và 49 hộ người Kinh từ phía Bắc vào sinh sống, lập nghiệp.
Thực hiện Thông tư số 09/2017/TT-BNV ngày 29-12-2017 của Bộ Nội vụ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31-8-2012 của Bộ Nội vụ về “Hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố”, thôn Sô Ma Biơng được UBND xã Chrôh Pơnan khảo sát và xác định là chưa đảm bảo tiêu chuẩn về quy mô số hộ gia đình. Vì vậy, xã đã trình cấp trên xem xét, thực hiện lộ trình sắp xếp, sáp nhập với một thôn khác. Kết quả, thôn Sô Ma Biơng được đề xuất sáp nhập với thôn Sô Ma Lơng A (tách ra từ thôn Sô Ma Lơng B năm 1997).
Mang Yang triển khai thực hiện sáp nhập thôn, tổ dân phố. Ảnh: Thanh Xuyên
Mang Yang triển khai thực hiện sáp nhập thôn, tổ dân phố. Ảnh: Thanh Xuyên
Việc thực hiện đề án sắp xếp, sáp nhập thôn, tổ dân phố là nhằm tinh giản số cán bộ hưởng phụ cấp ở thôn, tổ dân phố; giảm chi ngân sách nhà nước; tăng nguồn lực đầu tư cho phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương; đồng thời quy hoạch, sắp xếp lại hệ thống thôn, tổ dân phố trên địa bàn gắn với yêu cầu, nhiệm vụ bảo đảm quốc phòng-an ninh từ cơ sở. Tuy nhiên, trong cuộc họp bàn về chủ trương sáp nhập thôn, hơn 75% người dân thôn Sô Ma Biơng chưa đồng thuận với phương án sáp nhập thôn Sô Ma Biơng và thôn Sô Ma Lơng A. Bởi theo quan điểm của người dân, xét đến yếu tố đặc thù như lịch sử hình thành thôn, tập quán sinh hoạt thì việc sáp nhập 2 thôn nói trên là khá gượng ép. Người dân đề xuất thay vì thực hiện phương án này thì lãnh đạo UBND xã Chrôh Pơnan hoàn toàn có thể xem xét, đề xuất phương án sáp nhập 2 thôn Sô Ma Lơng A và Sô Ma Lơng B. Bởi lẽ, 2 thôn này từng là một, nay sáp nhập thì rất hợp lý, nhất là sự thuần chất về nguồn gốc, xuất phát điểm, phong tục, tập quán... Đối với thôn Sô Ma Biơng có thể lựa chọn phương án bổ sung một phần số hộ dân của thôn Chrôh Pơnan đoạn từ đầu cầu Chrôh Pơnan trở vào để đảm bảo số hộ gia đình theo quy định. Mong rằng cấp ủy, chính quyền cần ưu tiên xem xét đến tình hình, nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của người dân bản địa khi thực hiện sáp nhập thôn, tổ dân phố.
 KSOR H'YUÊN

Có thể bạn quan tâm

Tiềm năng phát triển kinh tế từ Quy hoạch tỉnh Đắk Nông

Tiềm năng phát triển kinh tế từ Quy hoạch tỉnh Đắk Nông

Quy hoạch tỉnh Đắk Nông thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1757/QĐ-TTg ngày 31.12.2023 thể hiện rõ quan điểm, tầm nhìn, mục tiêu nhằm tạo vị thế, đưa Đắk Nông phát triển nhanh và bền vững, xứng tầm với các tỉnh trong khu vực và cả nước.

Thích ứng với sụt lún

Tp Hồ Chí Minh cần thích ứng với sụt lún

Những nghiên cứu về tình trạng sụt lún công bố gần đây cho thấy nguy cơ 'chìm dần' của TP.HCM không thể xem thường, đặc biệt là tốc độ lún nền đất cao gấp khoảng hai lần mực nước biển dâng (khoảng 1 cm/năm). Đáng lo ngại hơn, sụt lún chưa có dấu hiệu dừng lại.

Nhiều con hẻm trên địa bàn phường Ngô Mây được đổ bê tông xi măng tạo điều kiện cho người dân đi lại thuận lợi hơn. Ảnh: N.M

Phường Ngô Mây nỗ lực đạt chuẩn đô thị văn minh

(GLO)- Thực hiện Quyết định số 04/2022/QĐ-TTg ngày 18-2-2022 của Thủ tướng Chính phủ về quy định tiêu chí, trình tự, thủ tục xét công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh và chỉ đạo của cấp trên, đến nay, phường Ngô Mây (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) đã đạt 6/9 tiêu chí, 49/52 tiêu chuẩn đô thị văn minh.