Sẵn sàng nguồn rau xanh cho thị trường

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tết đến nhu cầu tiêu thụ rau xanh khá nhiều. Do vậy các nhà vườn trồng rau trên địa bàn tỉnh gấp rút chăm sóc cho những luống rau đang phát triển để cung ứng cho thị trường trong dịp này.

 

Tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà Nguyễn Thị Kim Hiền (thôn Tân Hưng, xã Tân An, huyện Đak Pơ) ra vườn làm cỏ, bơm nước tưới rau xà lách, hành, ngò mới xuống giống cách đây hơn 2 tuần. Theo kinh nghiệm, đến giữa tháng 11 (Âm lịch), bà Hiền tất bật thu hoạch trước rồi cày xới đất, làm luống, xuống giống để kịp Tết Nguyên đán. Gắn bó với nghề trồng rau như một nghề gia truyền, gia đình bà trồng nhiều loại rau, như: bắp cải, súp lơ, su hào, xà lách… Vài năm trở lại đây, ngoài các loại rau bà còn chuyển sang trồng một số rau gia vị, như ngò, thì là, quế, hành lá bán vào ngày thường và Tết Nguyên đán. Bà nói: “Giá rau thơm dịp Tết cao hơn ngày thường trung bình 2.000-4.000 đồng/kg nên chúng tôi đang hy vọng thu được lợi nhuận cao từ vụ rau Tết sắp tới”. Vùng chuyên canh sản xuất rau phía Đông Trường Sơn đến mùa bán cho các thương lái thu mua vận chuyển lên chợ đêm (Trung tâm Thương mại TP. Pleiku) để tiêu thụ, phần còn lại được các thương lái bán tại địa phương và xuôi về Bình Định, Quảng Ngãi để tiêu thụ.

Nhắc đến rau là không thể không nói đến vựa rau lớn nhất của tỉnh-xã An Phú-TP. Pleiku. Khoảng thời gian bận rộn dịp cuối năm, những hộ trồng  rau dành gần hết quỹ thời  gian để chăm sóc. Không khí tấp nập là cảm nhận của chúng tôi khi đến nơi đây. Anh Nguyễn Thanh Hà, thôn 7 nói vui: “Rộn ràng như thế đấy nhưng nếu bán giá thấp thì ai nấy buồn rười rượi, Tết không vui nổi đâu”. Vụ rau Tết năm ngoái, xuống giống 45 luống súp lơ trắng, với giá bán 10.000-12.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, anh Hà thu lãi hơn 20 triệu đồng. Ngoài ra, gia đình còn trồng thêm xà lách, cà chua, đậu rồng... cũng cho thu nhập khá. Anh cho biết thêm: trung bình, mỗi luống có thể gieo cấy 1.000 cây súp lơ giống. Từ lúc gieo hạt đến khi thu hoạch khoảng 75 ngày. Giá súp lơ trắng năm nay có thể bằng hoặc cao hơn năm trước khoảng 3.000-5.000 đồng/kg.

Đối với những hộ gia đình trồng rau theo tiêu chuẩn VietGAP thì vào dịp này cũng bận rộn. Sản phẩm của họ sản xuất được siêu thị, nhà hàng đặt cọc mua từ trước nên khi thu hoạch không lo đầu ra, do sản phẩm đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Tham gia mô hình sản xuất rau VietGAP, gần 5 năm, ông Đỗ Thanh Thú, xã An Phú-TP. Pleiku nói: “Áp dụng khoa học-kỹ thuật trước hết đảm bảo an toàn cho người lao động sau đó là sức khỏe người tiêu dùng. Nếu sản phẩm đạt chất lượng thì không lo tìm kiếm đầu ra. Hiện nay, rau an toàn đã được các hệ thống phân phối có uy tín lựa chọn cung cấp đến người tiêu dùng. Tôi chỉ sản xuất cải xanh, xà lách, khổ qua, dưa leo, bí nụ. Các sản phẩm đều đảm bảo đúng tiêu chuẩn về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong phạm vi cho phép”.

Trên địa bàn TP. Pleiku, ngoài xã An Phú, còn có phường Thống Nhất, phường Yên Thế cũng là những vùng trồng rau lớn. Nông dân sản xuất rau đang tất bật xuống giống, như: củ cải trắng, su hào, xà lách, súp lơ, rau thơm, củ quả các loại. Theo các hộ sản xuất, đây là các loại rau có sức tiêu thụ gấp hai, ba lần so với ngày thường. Năm nay thời tiết thuận lợi: ít mưa, không lạnh nên rau phát triển khá tốt. Tuy vậy người trồng rau vẫn canh cánh nỗi lo liệu cuối năm có được giá? Nỗi lo không thừa bởi dịp cuối năm khiến mặt hàng này thường “cung” vượt “cầu”.

Thời tiết thuận lợi nên năng suất rau dự báo sẽ tăng so với năm trước, do đó sẽ bảo đảm đủ cung cấp cho thị trường, không xảy ra tình trạng khan hiếm rau và gây sốt giá vào dịp Tết. Tuy nhiên, giá rau Tết còn phụ thuộc vào thị trường và nguồn cung từ các tỉnh lân cận nên bà con quan tâm chuyển hướng sản xuất theo chuẩn VietGAP, hạn chế các loại thuốc bảo vệ thực vật. Đồng thời, theo dõi diễn biến thị trường để tránh “cung” vượt “cầu”, dẫn đến ế ẩm.

 Anh Khoa

Có thể bạn quan tâm

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm