Sách về Facebook, 'Harry Potter' bản màu đổ bộ Tháng 3 sách Trẻ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chương trình "Tháng 3 sách Trẻ" của NXB Trẻ là dịp ra mắt nhiều đầu sách mới như "Trở thành Facebook", "Harry Potter" minh họa màu, cũng như sách của Nguyễn Nhật Ánh, Lê Giang...

"Tháng 3 sách Trẻ" là chương trình thường niên của NXB Trẻ nhằm tập trung những đầu sách quan trọng, chất lượng vào dịp đầu năm mới, sau Tết Nguyên đán để giúp độc giả khởi đầu một năm đọc đầy hứng khởi. Đây đều là những đầu sách ra mắt vào dịp cuối năm cũ, đầu năm mới.

Năm nay, "Tháng 3 sách Trẻ" diễn ra từ 1 đến 31-3. Chương trình được khởi động trước thềm Hội sách TP.HCM, một sự kiện quan trọng của ngành xuất bản trong nước, vào dịp từ 19 đến 25-3.


 

 Cuốn Cây chuối non đi giày xanh của Nguyễn Nhật Ánh. Ảnh: NXB Trẻ.
Cuốn Cây chuối non đi giày xanh của Nguyễn Nhật Ánh. Ảnh: NXB Trẻ.

Số lượng đầu sách trong "Tháng 3 sách Trẻ" năm nay khá lớn: 148 đầu sách mới và 410 đầu sách tái bản lần gần đây nhất. Số lượng sách lên đến hàng chục nghìn bản, trải dài đủ các thể loại từ văn học Việt Nam, văn học nước ngoài, kinh tế, giáo dục, khoa học, kỹ năng, thiếu nhi, lịch sử...

Văn học trong nước, mảng sách luôn nổi bật của NXB Trẻ, mang đến "Tháng 3 sách Trẻ" các tác phẩm mới của nhà văn bán chạy Nguyễn Nhật Ánh (cuốn Cây chuối non đi giày xanh), nhà văn Phan Triều Hải (Mỗi người một chỗ ngồi), GS Cao Huy Thuần (Người khuân đá), nhà văn Lê Đạt (Album trắng), nhà thơ Lê Giang (Bỏ qua rất uổng), Nguyễn Ngọc Thuần (Vì tình yêu phù phiếm)... hay cái tên mới Trương Tư Tần Quỳnh (Ngày mai sương muối).


 

 Bản minh họa màu của Harry Potter và tên tù nhân ngục Azkaban. Ảnh: NXB Trẻ.
Bản minh họa màu của Harry Potter và tên tù nhân ngục Azkaban. Ảnh: NXB Trẻ.




Bên phía sách văn học nước ngoài, NXB Trẻ tiếp tục tung ra phần tiếp theo của một số tác phẩm nổi tiếng. Tiêu biểu có Harry Potter và tên tù nhân ngục Azkaban (tập 3 của bộ truyện Harry Potter) phiên bản minh họa màu. Tác giả J.K. Rowling, mẹ đẻ của Harry Potter, cũng có một tác phẩm mới được dịch tại Việt Nam là Nghiệp ác, nhưng với bút danh chuyên viết truyện trinh thám của bà, Robert Galbraith.

Bộ sách nổi tiếng Chạng vạng cũng có loạt tiếp theo với phần mở đầu mang tên Sinh tử do nhà văn Stephenie Meyer sáng tác. Không phải một phần tiếp theo nhưng Miền non cao xứ Bồ Đào, tác phẩm mới của tác giả Cuộc đời của Pi Yann Martel, cũng được kỳ vọng sẽ đưa độc giả vào những cuộc du hành hấp dẫn.

Sau những tiểu thuyết được yêu thích Ông trăm tuổi trèo qua cửa sổ và biến mất và Người đàn ông mang tên Ove, NXB Trẻ có thêm một tiểu thuyết hài hước từ Bắc Âu là Bà ngoại tôi gửi lời xin lỗi của Fredric Backman (người Thụy Điển), cùng tác giả với ông Ove.


 

Cuốn Trở thành Facebook. Ảnh: NXB Trẻ.
Cuốn Trở thành Facebook. Ảnh: NXB Trẻ.



Bên phía dòng sách phi hư cấu, có hai tác phẩm đáng chú ý là Cám ơn vì đến trễ: Chỉ dẫn của một người lạc quan để thành công trong kỷ nguyên số của Thomas L. Friedman, tác giả Thế giới phẳng và Trở thành Facebook: 10 thách thức trên con đường tái lập thế giới của Mike Hoeffinger.

Đặc biệt, Trở thành Facebook là cuốn sách kể lại thăng trầm của Facebook trong 7 năm qua và 10 năm tới từ góc nhìn của người trong cuộc.

Độc giả thanh thiếu niên cũng có thể tìm đến một ấn phẩm khá đặc biệt trong loạt "Tháng 3 sách Trẻ", đó là hai cuốn sách tương tác mang tên Si và Dị của họa sĩ Trần Quốc Anh. Nội dung sách chủ yếu là những bức tranh lớn và trau chuốt nhưng không lời. Tác giả nhường cho độc giả tự viết lời để kể câu chuyện của chính mình.

Hạ Huyền (zing)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

(GLO)- Giữa những cơn gió xào xạc của núi rừng Tây Nguyên bỏng rát, bài thơ “Biên cương mùa gió” của Lê Vi Thủy như thổi vào lòng người nỗi xúc động lặng thầm. Từ ánh mắt trẻ thơ đến no ấm buôn làng và những giọt mồ hôi người lính, tất cả hòa quyện trong khát vọng yên bình nơi địa đầu Tổ quốc.

Tổ quốc trong tim

Thơ Lenguyen: Tổ quốc trong tim

(GLO)- Bài thơ “Tổ quốc trong tim” của tác giả Lenguyen là lời tri ân sâu sắc với cha ông đã hy sinh vì độc lập dân tộc. Từ Cửu Long đến Trường Sơn, từ Điện Biên đến Sài Gòn, một Việt Nam bất khuất vươn lên giữa máu và hoa, rạng ngời sắc cờ Tổ quốc.

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

(GLO)- Trong nhịp sống hiện đại hối hả, bài thơ "Lòng quê" của tác giả Đào An Duyên là tiếng vọng thầm lặng mà day dứt. Người xa quê, dù ở đâu chăng nữa vẫn mang trong tim nỗi nhớ cội nguồn. Qua hình ảnh nước xuôi nước ngược, bài thơ gợi về sự gắn bó thiêng liêng giữa con người và quê hương.

Người nặng lòng với dân ca Tày

Người nặng lòng với dân ca Tày

(GLO)-Hơn 30 năm kể từ ngày rời quê hương Cao Bằng vào Gia Lai lập nghiệp, ông Mã Văn Chức (SN 1961, tổ 3, thị trấn Phú Thiện) vẫn nặng lòng với văn hóa dân tộc Tày. Hơn 100 bài hát đã được ông sáng tác theo làn điệu dân ca Tày với mong muốn “giữ lửa” cho âm nhạc dân gian.

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

(GLO)- Bằng hình ảnh thiên nhiên giàu biểu cảm, bài thơ "Những gương mặt hoa cài" của Lữ Hồng gợi nên vẻ đẹp bình yên ẩn sâu trong nhịp sống phố thị. Lời thơ không chỉ là hoài niệm, mà còn là nơi gửi gắm tình yêu, ký ức và những giấc mơ không lời giữa tháng năm xoay vần.

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

(GLO)- Bài thơ "Phía Trường Sơn" của Sơn Trần là khúc trầm sâu lắng về nỗi nhớ và sự hy sinh lặng thầm phía hậu phương. Tháng Tư về trên biên cương đầy cỏ xanh và chiều sương phủ trắng, nỗi nhớ hòa quyện cùng đất trời, tạo nên một bản tình ca sâu lắng dành cho cha-người lính năm xưa.

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

(GLO)- Đó là phát biểu của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn tại hội nghị tổng kết 50 năm nền văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra vào sáng 23-4 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

(GLO)- Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam có nhiều ca khúc không chỉ đơn thuần là tác phẩm nghệ thuật mà còn là biểu tượng của một vùng quê. Nơi ấy, tình yêu và nỗi nhớ không thể phai mờ. “Ngọn lửa cao nguyên” của nhạc sĩ Trần Tiến chính là một trong những ca khúc như thế.

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

(GLO)- “Dáng vẻ của một người yên lặng đọc sách khá giống với những gì tôi cảm thấy khi nghĩ về một người đang trưởng thành trong lặng lẽ”-đó là cảm nhận của chị Trần Thị Kim Phùng Thủy-Trưởng ban Điều hành dự án “Văn hóa đọc Gia Lai” về giá trị sâu bền mà sách mang lại.

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

(GLO)- Bài thơ "Mùa qua phố" của tác giả Lenguyen là một bức tranh dịu dàng, gợi cảm xúc, đưa người đọc bước vào không gian phố núi Pleiku trong thời khắc chuyển mùa. Với giọng điệu lãng mạn và sâu lắng, bài thơ khơi gợi vẻ đẹp bình dị nhưng đầy chất thơ của phố núi...

Con đường tất yếu

Con đường tất yếu

Vài năm trở lại đây, các sản phẩm văn hóa - nghệ thuật Việt đã được khai thác với tinh thần mới: vừa trân trọng truyền thống, vừa dấn thân khai phá cái mới.