Khi bình minh dần ló rạng phía chân trời, cũng là lúc chợ cá Bình Minh (xã Bình Minh, H.Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) nhộn nhịp phiên chợ mới.
Không khí tấp nập, khẩn trương chợ cá Bình Minh bắt đầu từ lúc mặt trời chưa ló dạng. Dưới biển, những chiếc thuyền thúng nô nức cập bến thì trên bờ cũng là lúc những phụ nữ với quang gánh sải bước vội vã trên bãi cát.
Ngư dân miền biển xứ Quảng vào cuộc mưu sinh ở chợ cá Bình Minh với những thanh âm rộn rã, sắc màu tươi vui…
Dưới cảnh sắc rực đỏ khi mặt trời dần ló rạng, tàu thuyền cũng cập bến để chuyển hải sản sang các thúng nhỏ mang vào bờ tiêu thụ. Ảnh: Nguyễn Trình
Tấp nập kẻ mua, người bán tạo ra khung cảnh chợ sớm đẹp mắt trên bãi biển. Ảnh: Nguyễn Trình
Đến khoảng 7 giờ sáng, khi mặt trời lên cao thì thương lái đã di chuyển để kịp đưa hải sản đi bán các nơi. Ảnh: Nguyễn Trình
Cá nục tươi chuẩn bị đưa vào lò hấp gần đó. Ảnh: Nguyễn Trình
Khi phơi cá tạo nên bức tranh biển Bình Minh xao xuyến lòng người. Ảnh: Nguyễn Trình
Bức tranh rộn ràng sắc màu ở chợ cá Bình Minh. Ảnh: Nguyễn Trình
Kể từ năm 2006, làng biển Bình Minh còn được gọi với cái tên xót xa - "làng góa phụ", sau khi nhiều ngư dân ở làng không may mắn lại biển khơi trong cơn bão lịch sử Chanchu.
Những năm gần đây, niềm vui đã trở lại với làng biển sau những chuyến vươn khơi đầy ắp hải sản mà chợ cá Bình Minh mỗi sớm là minh chứng cho sự hồi sinh mãnh liệt đó. Ở nơi này, du khách có thể dễ dàng bắt gặp nụ cười của những ngư dân trẻ, nét mặt tươi vui của nhiều bà mẹ đã đi qua những mất mát...
Bãi biển Bình Minh nằm cách trung tâm huyện Thăng Bình khoảng 10km, cách Hội An gần 20km và không xa VinWonder Nam Hội An, vì thế du khách đến phố cổ thuận tiện khám phá điểm đến mới lạ này.
Bình Minh có bãi biển đẹp, hoang sơ, du khách thoải mái vẫy vùng trong dòng nước trong mát. Bên cạnh đó còn có cơ hội thưởng thức những đặc sản địa phương và hải sản tươi rói vừa được lưới lên, chế biến ngay tại chỗ.
Các phần quà được đóng gói cẩn thận đã và đang được người dân trên địa bàn tỉnh gửi ra đồng bào các tỉnh miền Bắc bị ảnh hưởng của bão lũ. “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”, ai nấy đều mong muốn chia sẻ, cùng đồng bào miền Bắc vượt qua những khó khăn, đau thương.
Hôm qua 12-9-2024, chuyến xe đưa Thiếu tướng Lê Phi Long đi và không về. Chuyến xe đó từng có trong hình dung thấp thỏm của các con ông từ 60 năm trước. Khi ấy, Đại tá Lê Trung Dũng (con trai tướng Long) còn là một đứa trẻ...
1 giờ 40 phút ngày 13-9, Hoàng Văn Quyển gọi giật đánh thức tôi dậy. Ngoài trời đang mưa rất to. "Mình di chuyển sang nhà bố em thôi anh. Đang nguy hiểm lắm" - Quyển đưa chiếc áo mưa, rồi cùng vợ và tôi mang theo những thứ cần thiết rồi rời khỏi nhà.
Tháng 7, tháng 8 âm lịch là thời điểm trái mắm già rụng, người dân Cà Mau thường lượm về trồng, sử dụng lưới mành và cọc để giữ trái không bị cuốn trôi. Sau khoảng một năm, cây mắm bắt đầu phát huy hiệu quả trong việc giữ đất.
Nằm bên bờ sông La thơ mộng, ngôi làng Bến Hến, thuộc xã Trường Sơn, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) đã gắn liền với nghề đãi hến hơn 300 năm qua. Từ cái nghề giản dị ấy đã mang đến cuộc sống an lành, nâng niu ước mơ con chữ cho biết bao gia đình.
Được biết đến là làng gốm cổ xưa nhất xứ Nghệ, trải qua bao thăng trầm, hiện làng nồi đất Trù Sơn (huyện Đô Lương, Nghệ An) vẫn giữ được hồn cốt quê hương, giản dị mà bền lâu. Trước nguy cơ bị xóa sổ, mai một, thì nay làng nồi đang được tiếp sức, hồi sinh.
Thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an các đơn vị, địa phương, trong đó nòng cốt là lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường (Bộ Công an) tăng cường công tác phòng ngừa, phát hiện, xử lý tội phạm, vi phạm pháp luật.
(GLO)- Cùng với yếu tố môi trường, đề án xây dựng đập dâng trên sông Ba là yếu tố “cộng hưởng” để thị xã An Khê có thêm điều kiện phát triển, sớm trở thành đô thị loại III và định hướng phát triển thành thành phố thuộc tỉnh Gia Lai sau năm 2035.
Tôi vẫn nhớ như in lời thầy Linh “Phải chấm dấu chấm trên chữ I”, và cố giữ lấy sự ngay thẳng tâm hồn. Cái dấu chấm ấy ngày nay ít còn ai viết, nhưng giọng thầy Linh của tôi vẫn mãi là lời dặn ân cần.
Thế hệ nối tiếp thế hệ, khu rừng rong ẩn mình dưới đáy sông Gianh vẫn luôn là nguồn tài nguyên quý báu, nuôi dưỡng và bảo vệ cuộc sống của người dân nơi đây
Huyện miền núi Sơn Động là địa phương có nhiều khu vực bị ngập sâu nhiều nhất ở tỉnh Bắc Giang sau bão số 3. Có nơi nước ngập đến 6 - 7 mét. Cơ quan chức năng tỉnh Bắc Giang đang khẩn trương di chuyển người dân ra khỏi vùng ngập nước để đảm bảo an toàn.
Năm xa ấy nhờ nhà văn Chu Lai giúp mà tôi có dịp hầu chuyện ông cụ thân sinh là lão nhà văn Học Phi, khi ấy đã sắp chẵn 100 tuổi nhưng còn khá khỏe mạnh.
(GLO)- Không chỉ mang tri thức đến với học sinh, nhiều giáo viên còn chăm lo các em từ bữa ăn sáng, suất học bổng đến hỗ trợ sinh kế, xây dựng nhà ở. Mỗi thầy giáo như một người cha đặc biệt, trở thành điểm tựa yêu thương để trò nghèo kiên trì bám lớp, bám trường.
Cơn bão số 3 đã để lại những hậu quả nặng nề cho Hà Nội. Hàng trăm cây xanh gãy đổ, nhiều ô tô bị đè bẹp, gây thiệt hại lớn về tài sản. Mưa lớn kéo dài cũng khiến nhiều tuyến đường ngập sâu trong nước, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân.
(GLO)- Gia Lai là tỉnh miền núi, có địa bàn trải rộng với diện tích đứng thứ hai cả nước; tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số chiếm trên 45% nên giáo viên vùng khó phải đối mặt với không ít thử thách.
Ngôn ngữ đặc trưng của ngư dân làng biển không chỉ có vai trò trong giao tiếp hằng ngày khi đi biển mà còn được sử dụng trong lời ru, tiếng hát như bá trạo, bài chòi…
Các bảo mẫu tại Mái ấm Hoa Hồng (L52 Tô Ký, P.Trung Mỹ Tây, Q.12, TP.HCM) không chỉ bạo hành trẻ em mà còn dạy trẻ cách đánh đập lẫn nhau. Bên cạnh đó, các vấn đề liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng bữa ăn và sử dụng thực phẩm chức năng cho trẻ cũng vô cùng bất thường.
Bà Sáu, một tiểu thương trong chợ Bà Hoa nói con người ở TP.HCM sống yêu thương, chan hòa; dù là chốn phồn hoa nhưng người ta sống với nhau bằng cái nghĩa, cái tình.
Trong khi công tác bảo trợ trẻ mồ côi cũng như các chương trình chăm sóc bảo vệ trẻ em ở TP.HCM ngày càng được xã hội quan tâm và hầu hết mái ấm tình thương đều đóng góp tích cực vào hoạt động ý nghĩa này, thì vẫn có nơi đã, đang diễn ra những hành vi vô nhân tính.
(GLO)- Những phát hiện mới về Tân Lập gần đây cho phép khẳng định nơi này từng là một làng quê trù phú của người Việt. Hành động bức tử, xóa sổ Tân Lập (nay thuộc xã Đăk Hlơ, huyện Kbang) của giặc Pháp hồi tháng 3-1947 chỉ có tác dụng nhất thời.
(GLO)- Nếu các vùng chè nổi danh nơi đất Bắc được nhắc đến với đồi chè Shan Tuyết cổ thụ hàng trăm năm thì tại vùng đất Nghĩa Hưng (huyện Chư Păh) ít ai biết rằng từ 1 thế kỷ trước, nơi đây cũng có chè Shan Tuyết.