Sa thải 50% lao động mới được hưởng gói hỗ trợ bảo hiểm xã hội?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Việc chỉ giãn thời gian đóng bảo hiểm với doanh nghiệp cắt giảm từ 50% lao động khiến nhiều doanh nghiệp nỗ lực giữ công nhân bức xúc vì bị "ra rìa", Bảo hiểm Xã hội đã có giải thích.
 
Dù doanh thu sụt giảm mạnh, nhưng nhiều cơ sở kinh doanh vẫn gồng gánh để người lao động có thu nhập trong mùa dịch. Trong ảnh, các tiểu thương chợ An Đông (TP.HCM) trước tình trạng buôn bán ế ẩm - Ảnh: BÔNG MAI
Làm việc trong lĩnh vực tổ chức sự kiện, triển lãm, từ sau tết đến nay doanh thu của công ty ông Đ. gần như bằng 0. Nhưng để hỗ trợ người lao động, ông đã cố gắng cầm cự, cấp lương 80% cho nhân viên. 
Biết tin có chính sách tạm ngưng đóng bảo hiểm xã hội, đơn vị ông lập tức điện hỏi cơ quan chức năng thì biết doanh nghiệp mình không thuộc diện, vì không đủ 50% lao động bị nghỉ việc.
"Đóng bảo hiểm xã hội thì khó khăn, sa thải nhân viên thì không đành. Rõ ràng có chính sách rất hấp dẫn, nhưng ràng buộc nhiều, người dân khó tiếp cận", ông Đ. thở dài.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, Phó Tổng giám đốc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam Trần Đình Liệu cho biết cơ quan này và Bộ Lao động, thương binh và xã hội (LĐTB&XH) đang đề xuất Chính phủ đề nghị Quốc hội cho phép giãn cách với doanh nghiệp phải cắt giảm từ 40% lao động.
Theo ông Liệu, Luật Bảo hiểm Xã hội hiện hành quy định chỉ giãn thời gian đóng bảo hiểm với doanh nghiệp phải cắt giảm từ 50% lao động, vì thế các hướng dẫn không được vượt qua quy định trong luật. Do tình hình hiện nay, Bảo hiểm Xã hội và Bộ LĐTB&XH đang đề xuất giảm xuống, nhưng Quốc hội chấp thuận mới có thể áp dụng được.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online về thắc mắc chính sách có vô tình khiến doanh nghiệp phải "đẩy người lao động ra đường", ông Phạm Trường Giang, Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm Xã hội, Bộ LĐTB&XH, cho biết người lao động và người sử dụng lao động được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất tối đa 12 tháng nếu rơi vào một trong hai trường hợp.
Cụ thể, thứ nhất, không bố trí được việc làm cho người lao động, trong đó số lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội phải tạm thời nghỉ việc từ 50% tổng số lao động có mặt trước khi tạm dừng sản xuất, kinh doanh trở lên. 
Thứ hai, bị thiệt hại trên 50% tổng giá trị tài sản do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, mất mùa gây ra (không kể giá trị tài sản là đất).
Người sử dụng lao động xét thấy mình thuộc một trong hai trường hợp nêu trên thì nộp hồ sơ cho cơ quan LĐTB&XH (với trường hợp giảm lao động) hoặc cơ quan tài chính (với trường hợp thiệt hại tài sản).
Đặc biệt, theo ông Giang, pháp luật quy định một trong các điều kiện được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất là: Số lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội phải tạm thời nghỉ việc từ 50% tổng số lao động có mặt trước khi tạm dừng sản xuất, kinh doanh trở lên. 
"Tạm thời nghỉ việc trong trường hợp này được hiểu là người lao động vẫn là người lao động của doanh nghiệp, nhưng phải tạm thời nghỉ việc. Nếu người lao động bị sa thải hay chấm dứt hợp đồng lao động thì không phải đóng BHXH nữa nên không đặt vấn đề tạm dừng đóng Bảo hiểm Xã hội", ông Giang nhấn mạnh.
Ông Lê Hữu Nghĩa (Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM) đề xuất nên giữ lại bảo hiểm y tế cho người lao động bị cắt BHXH đến hết năm 2020. 
Lý do là, theo ông Nghĩa, khi mất Bảo hiểm Xã hội, người lao động bị mất luôn bảo hiểm y tế, điều này sẽ gây khó khăn cho họ, nhất là thời điểm dịch bệnh đang bùng phát.
L.Anh-Đ.Bình-Bông Mai (TTO)
 

Có thể bạn quan tâm

Nghề "hot" phòng gym

Nghề "hot" phòng gym

(GLO)- Hiện nay, nhiều người dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) thường xuyên tập gym để có thân hình cân đối, cải thiện sức khỏe. Theo đó, nghề PT (personal trainer-huấn luyện viên cá nhân) cũng không còn xa lạ.
Người chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của học sinh

Người chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của học sinh

(GLO)- Cách đây 5 năm, anh Tạ Ngọc Thinh quyết định từ bỏ cơ hội làm việc tại TP. Hồ Chí Minh để về Gia Lai lập nghiệp bằng việc mở Trung tâm Ngoại ngữ Việt Anh VES (số 30 Trần Quang Khải, TP. Pleiku). Từ đó, anh đã góp phần chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của nhiều em học sinh.
Mức lương cao nhất lên đến 15 triệu đồng/tháng

Mức lương cao nhất lên đến 15 triệu đồng/tháng

Thị trường lao động đang bắt đầu có dấu hiệu phục hồi tương đối nhanh nhờ việc kiểm soát tốt tình hình dịch COVID-19. Từ nay đến cuối năm, vẫn có rất nhiều doanh nghiệp và người lao động có nhu cầu tuyển dụng và tìm kiếm việc làm ở mức cao. Do đó, các phiên giao dịch việc lưu động thời điểm này đang được tích cực triển khai thực hiện, nhằm tăng cường khả năng kết nối giữa các bên.
Gia Lai: Tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội

Gia Lai: Tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội

(GLO)- Trong 2 ngày (30 và 31-10), tại TP. Pleiku, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai tổ chức tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội cho 172 công chức văn hóa-xã hội thuộc các huyện: Đức Cơ, Ia Grai, Chư Păh, Chư Prông, Đak Đoa, TP. Pleiku và các cơ sở bảo trợ xã hội, gồm: Trung tâm Bảo trợ Xã hội tổng hợp tỉnh, Cơ sở Tư vấn và Cai nghiện ma túy tỉnh, Nhà trẻ mồ côi Sao Mai, chùa Bửu Châu, Làng trẻ em SOS Pleiku.
Cải cách hành chính kỳ cuối: Công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng phục vụ

Cải cách hành chính kỳ cuối: Công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng phục vụ

(GLO)- Mặc dù còn nhiều khó khăn song kết quả cải cách hành chính (CCHC) nhà nước của tỉnh Gia Lai giai đoạn 2011-2020 đã tạo sự chuyển biến về cải cách thể chế, thủ tục hành chính (TTHC), tổ chức bộ máy, công vụ, công chức, tài chính công và hiện đại hóa hành chính. Đó là tiền đề để tỉnh tiếp tục thực hiện thắng lợi các mục tiêu CCHC, hướng đến sự hài lòng của người dân.