Rùng mình tay ngang làm đẹp - Kỳ cuối: Một bước thành 'bác sĩ'

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Khoác trên mình chiếc áo blouse trắng, không có trình độ chuyên môn, tuổi đời còn rất trẻ nhưng trong tay họ có sẵn hàng tá chứng chỉ làm "bùa hộ mệnh". Và cứ thế họ tay ngang "làm đẹp" cho những phụ nữ cả tin.
 
Một khách hàng tiêm độn cằm tại cơ sở làm đẹp của bà T. trên đường Tôn Thất Thuyết, quận 4 - Ảnh: T.H.
26 tuổi, chưa học hết lớp 9 nhưng T. (quản lý cơ sở làm đẹp trên đường Tôn Thất Thuyết, quận 4, TP.HCM) tự nhận mình là "y tá".
Cần gì chuyên môn
Con đường đưa cô gái trẻ này trở thành "y tá" là bỏ ra một số tiền học làm đẹp siêu tốc tại một "lò" ở Hà Nội và chẳng mấy chốc có được tấm bằng. Nhưng "Có bằng để làm gì, rồi cũng vứt đi à. Mày có thấy chị mày không, đâu cần bằng cấp gì vẫn đi tiêm, đi truyền đấy thôi", T. nói với chúng tôi.
Năm 2015, ở quê thất nghiệp, thấy nghề phẫu thuật thẩm mỹ đang "hái ra bạc" nên T. liền đóng tiền đi học. "Học nghề này không phải đi nắng mưa, ngồi nhà vẫn có thể kiếm ra tiền. Xung quanh có ai biết tao đang làm gì đâu nhưng vẫn có tiền", T. khoe.
Và T. nói thêm: Bằng cấp chỉ có tác dụng "trưng" tại địa điểm làm đẹp nhằm che mắt khách hàng, tạo sự tin tưởng của họ. Và đương nhiên, những tấm bằng như vậy không có giá trị pháp lý và rất dễ mua.
Còn bà N. (quản lý cơ sở thẩm mỹ trên đường Nguyễn Thanh Tuyền, phường 2, quận Tân Bình) tự nhận là "bác sĩ thẩm mỹ", từng tốt nghiệp tại một trường đào tạo nghề thẩm mỹ chuyên nghiệp ở TP.HCM vào 3 năm trước. 
Tuy nhiên, khi dạy học viên, bà này lại gợi ý nếu muốn sở hữu tấm bằng, giấy chứng nhận chỉ cần chi từ 1,5-2 triệu đồng, không cần phải bỏ ra 6 tháng học vất vả tại các trường trung cấp nghề. Bà này tiết lộ thường xuyên mua bằng cho các học viên. "Chị nói thật chứng chỉ là mình bỏ tiền ra mua thôi. Đó là bằng giả, đẹp và hoành tráng lắm" - bà N. nói.
Hoạt động "hái ra tiền" với nghề thẩm mỹ nhưng bà không đăng ký kinh doanh ngành nghề, chỉ hoạt động dưới vỏ bọc là tiệm chăm sóc da ở tầng trệt. "Không đăng ký thì không đóng thuế, nếu đăng ký mỗi tháng mất 5-6 triệu đồng" - bà N. tỉ tê.
Ba ngày là có bằng
Theo tìm hiểu, việc mua bán bằng trở nên sôi động trên các hội tuyển mẫu, hội filler, hội làm đẹp. Khi chúng tôi đăng tin cần chứng chỉ hành nghề làm đẹp cấp tốc, có ngay 4 người gửi lời kết bạn và chào mời mua bằng. 
Một chủ Facebook có tên T.K.D. chào mời bằng một tấm bằng ghi tiếng Anh có giá 2 triệu đồng. Người bán cho chúng tôi biết tấm bằng này do bác sĩ hàng đầu về filler từ Hàn Quốc cấp. Nếu đồng ý mua chỉ cần gửi họ tên đầy đủ, ngày tháng năm sinh và chuyển khoản tiền trước khoảng 3 - 4 ngày là có bằng.
Tương tự, bà Y. giới thiệu mình là nhân viên một viện thẩm mỹ quốc tế, chuyên cung cấp bằng, giấy chứng nhận "thật", "hợp pháp" tại các thành phố lớn trên cả nước. Theo bà này, hiện viện thẩm mỹ chỉ có một chi nhánh ở Hà Nội nhưng thu hút rất nhiều chủ spa tại TP.HCM và các tỉnh đăng ký mua bằng. Mỗi ngày viện bán khoảng một trăm bộ hồ sơ đăng ký mua chứng chỉ, bằng cấp hành nghề và cúp giải thưởng.
"Trước mắt em nên làm chứng chỉ nghề tốt nghiệp chuyên ngành tiêm filler, botox giá 1,5 triệu đồng. Ngoài ra, việc tiêm tại spa cần phải có chứng chỉ y tế chứng nhận phòng chống lây nhiễm qua đường máu, cái này rất quan trọng, có giá 2 triệu đồng" - bà Y. tư vấn. Và sau đó người mua chỉ cần chụp CMND, gửi 1 ảnh chân dung, chuyển trước phí rửa ảnh và làm thủ tục hồ sơ là 200.000 đồng cho bà Y., sau đó nhận bằng, trao tiền.
Làm giả bằng khen "bàn tay vàng"
Trên trang Facebook của một người có tên T.L.H.A. giới thiệu phẫu thuật thẩm mỹ, tiêm filler, botox, căng chỉ vàng, đào tạo học viên chuyên nghiệp có trưng hình ảnh nổi bật là bằng khen "vinh danh bàn tay vàng vì sức khỏe cộng đồng".
Theo quan sát, bằng khen này đóng dấu mộc đỏ, ghi thời gian cấp ngày 28-7-2018, góc bên trái là quyết đinh khen thưởng số: 04/THYB. Đặc biệt, tên người ký quyết định ghi do bà Phạm Khánh Phong Lan - phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM.

Điều này hoàn toàn sai. Bởi từ ngày 6-3-2017 bà Lan đã được UBND TP.HCM điều động, bổ nhiệm làm trưởng ban Quản lý ATTP, không còn làm phó giám đốc Sở Y tế TP nên không thể ký quyết định cho bằng khen trên.

Thu Hiến-Xuân Mai-Hoàng Lộc (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Hun hút giữa mây ngàn

Hun hút giữa mây ngàn

Bám trường lớp ở những nóc heo hút, nhiều thầy cô giáo gần như gởi cả thanh xuân theo cuộc hành trình. Đầu tuần, những người trẻ lầm lụi ôm ba lô ngược núi. Họ như mất hút cho tới cuối tuần, mới có thể ra nơi có sóng điện thoại.

Vừa học vừa run trong ngôi trường chờ… sập

Vừa học vừa run trong ngôi trường chờ… sập

Sau gần 30 năm đưa vào sử dụng, điểm trường Phú Quý thuộc Trường Tiểu học số 2 Bình Châu (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) hiện xuống cấp nghiêm trọng, tường bong tróc, nứt toác… chờ sập. Hàng trăm học sinh và giáo viên thấp thỏm, lo âu vừa học vừa run.

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Dành trọn đam mê trong phòng thí nghiệm, chắt chiu trong từng thí nghiệm, TS. Phạm Thanh Tuấn Anh, SN 1992, Phó trưởng phòng Phòng thí nghiệm Vật liệu Kỹ thuật cao, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG HCM), đã gặt hái nhiều thành tựu trong lĩnh vực công nghệ vật liệu mới.