Rùng mình 'tay ngang' làm đẹp-Kỳ 1: Khi khách là 'chuột bạch'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nhấn mí, gọt cằm, nâng mũi - ngực - mông, truyền trắng, tan mỡ... đang là nhu cầu bức thiết của phái đẹp. Và để được đẹp, nhiều người đã bất chấp mọi nguy hiểm giao thân thể cho những "tay ngang" mổ xẻ và hậu quả đáng tiếc đã xảy ra.
Học viên mới của Tú (Q.4) dù chưa học cả lý thuyết lẫn kỹ thuật nhưng đã được tiêm lên mẫu dưới sự dìu dắt của Tú trong ngày đầu tiên - Ảnh: THU HIẾN
Chỉ cần học vài ngày là trở thành "bác sĩ" thực hiện được các kỹ thuật khó như tiêm filler (chất làm đầy), truyền trắng, tan mỡ... với thu nhập "khủng".
Từ lời mời gọi hấp dẫn này, nhiều người đã đóng 3,5 triệu đồng học phí để trở thành học viên của Phạm Tú - quản lý một cơ sở làm đẹp không tên trên đường Tôn Thất Thuyết (Q.4, TP.HCM).
Đúng hẹn, Tú dắt học viên lên một căn phòng được buông rèm, đóng cửa kín mít tại lầu 1 của tòa nhà 4 tầng. Vừa đặt chân vào phòng, mùi thuốc và cồn nồng nặc xộc vào mũi. Ở đó đã có một học viên và một mẫu (người để học viên thử nghiệm) đứng sẵn chờ Tú "chỉ giáo".
"Cứ chọc bừa đi"
Buổi đầu tiên, Tú đưa cho học viên một tập tài liệu có ghi chú: "lưu hành nội bộ, không được sao chép" rồi bắt ngồi đọc. Tập tài liệu này gồm 30 trang có nội dung là các khái niệm về filler, botox (tiêm chống lão hóa). "Có ai hỏi chỉ được nói đi học nối mi và làm móng, tránh nói là tiêm filler, botox" - Tú căn dặn và yêu cầu học viên chia sẻ các bài viết tuyển mẫu tiêm filler, đánh tan mỡ, tiêm môi... của mình lên trên các hội tuyển mẫu. "Các con mẫu này chỉ là chuột bạch để chúng mày thực hành cho cứng tay lên thôi" - Tú nói.
Trong quá trình đào tạo, do không có mẫu để "thí nghiệm", Tú ra chợ mua một miếng thịt heo về chỉ giáo học viên. Tú lấy kim tiêm chọc vào miếng thịt làm mẫu một lần rồi nhét vào tay yêu cầu thực hành. "Cứ chọc bừa đi, tiêm sai rút ra tiêm lại. Nếu làm tốt chiều có mẫu là tiêm được rồi" - Tú phán.
Để được đẹp, nhiều người đã phó thác thân thể cho những “tay ngang” mặc sức mổ xẻ và nhiều tai biến nguy hiểm đã xảy ra - Ảnh: X.M.
Có học viên hoang mang bởi chưa được đào tạo bài bản, tiêm lên mặt người quá sớm như vậy rất nguy hiểm. Tú trấn an: "Như vậy là còn chậm, nhiều học viên chỉ có vài ngày là hành nghề rồi. Có đứa ở Đồng Nai chỉ học có 3 - 4 ngày là ra nghề, hiện đang đi tiêm dạo" - Tú nói.
Ngày hôm sau, Tú dạy học viên bằng cách thử nghiệm làm trực tiếp lên cằm cho mẫu. Dùng cây bút lông vẽ và chia vùng để dễ tiêm, Tú khuyến cáo rằng mới tiêm chưa có kinh nghiệm rất dễ trúng mạch máu gây phù nề, thâm tím. Do đó khi tiêm phải "test" (kiểm tra), nếu trúng mạch máu là phải rút ra ngay.
Theo quan sát, khi bôi thuốc tê lên vùng mặt của mẫu khoảng 10 phút, Tú nhanh chóng chọc đầu kim xuống lớp da mịn màng phía dưới cằm. Thấy máu trong ống tiêm Tú liền rút kim ra vì trúng mạch máu. 
Tiếp tục cho học viên chọc lụi ở vị trí khác, khi ống tiêm không có máu thì tiếp tục bơm thuốc vào. Đây là phương pháp được áp dụng cho hầu hết các cách làm đẹp của Tú. 

"Khi tiêm trúng mạch máu phải tỏ ra thật bình tĩnh coi như không có chuyện gì cả, khách chắc chắn sẽ bị thâm tím nên phải nhanh miệng trấn an cho khách"

 Phạm Tú - quản lý một cơ sở làm đẹp không tên trên đường Tôn Thất Thuyết 

Một học viên được Tú đào tạo online, chỉ học qua các video một cách sơ sài nhưng ngay ngày hôm sau đã tự tay dùng kim tiêm đâm lên vùng bụng của mẫu để làm tan mỡ. Vùng bụng mẫu bầm tím, người này tá hỏa gọi điện cho Tú cầu cứu. Tú tỏ vẻ bình thản: "Không có gì phải ngạc nhiên. Nó quên test rồi tiêm trúng mạch máu thôi mà" (!?).
Trường hợp N.H.P. (16 tuổi, ngụ Q.11) tìm đến Tú để tiêm filler nâng cằm che đi khiếm khuyết trên khuôn mặt. Từ khách, P. trở thành "chuột thí nghiệm" cho các học viên của Tú. Trong một lần tiêm cho P., máu trào ra liên tục do sai vị trí. Biết là sẽ bị thâm tím, Tú nhanh miệng thủ thỉ vào tai P., đang nằm bất động trên giường. "Thâm tím là bình thường thôi em à, ai tiêm cũng vậy" - Tú xoa dịu.
Pha chế thuốc để tiêm cho khách tại King Spa của bà Ngân (Q.Tân Bình) - Ảnh: X.M.
Vật thí nghiệm cho các học viên
Phía trước ngôi nhà 3 lầu trên đường Nguyễn Thanh Tuyền (Q.Tân Bình) gắn bảng hiệu điều trị chăm sóc, phục hồi da tổn thương nhưng trên lầu 1, bà Nguyễn Thị Kim Ngân lại tổ chức cho học viên "tay ngang" làm đủ "các món" gồm tiêm filler, botox, tan mỡ, nhấn mí, căng chỉ collagen. Ngoài ra, nếu khách yêu cầu tẩy trắng răng, tiêm tai phật, tay búp măng... bà này vẫn sẵn sàng làm.
Với yêu cầu đóng khoản học phí 15 triệu đồng cho cả khóa đào tạo cấp tốc, bà Ngân cam kết chắc nịch: "Chỉ cần nửa tháng là cứng tay ra nghề". Riêng một nữ học viên khác (18 tuổi) đăng ký với mức học phí lên đến 45 triệu đồng cho tất cả các dịch vụ làm đẹp. Nữ học viên này cho biết từ nhỏ có ước mơ làm "bác sĩ thẩm mỹ" và được mẹ ủng hộ, sẵn sàng chi số tiền lớn như thế để học.
Bà Ngân khoe vì làm ăn "uy tín" nên chỉ cần đăng tuyển là có mẫu ngay, thậm chí một ngày có đến 10 mẫu để cho học viên thực hành cấp tốc. Để có nguồn mẫu dồi dào này, hằng ngày bà ta vào các hội, nhóm kín, nhóm mở về tiêm filler, botox, truyền trắng, tan mỡ... "săn" và lôi kéo.
Thế nhưng, các mẫu này không thể biết rằng mình chỉ là "vật thử nghiệm" cho các học viên mà bà Ngân đang đào tạo. "Mẫu có phụ phí thì mình đi thuốc tốt một chút, còn nếu miễn phí thì đi thuốc rẻ, pha trộn nhiều nước truyền dạng dịch truyền tĩnh mạch cho đỡ tốn" - bà Ngân truyền kinh nghiệm.
Chiều 27-9, một mẫu đến cơ sở bà Ngân tiêm tan mỡ cằm. Mặc cho phần mũi của kim tiêm bị cong sang một bên, bà này vẫn thản nhiên "tiêm - rút, tiêm - rút" vào những vị trí được đánh dấu bằng bút mực. Chứng kiến cảnh tiêm mẫu và chiêu trò pha thuốc giá rẻ không theo một quy chuẩn nào, học viên bày tỏ lo ngại biến chứng xảy ra, bà Ngân gạt phăng: "Ngoại trừ filler là chất cô đặc không được tiêm vào những mạch máu, còn những thứ khác thì tiêm thoải mái, đâu có nguy hiểm, tai biến gì" (?!).
Thanh tra Sở Y tế TP.HCM cho biết từ đầu năm tới nay đã kiểm tra, xử phạt nhiều cơ sở phẫu thuật thẩm mỹ hoạt động dưới vỏ bọc là tiệm làm đẹp, chăm sóc da. Hiện tượng một spa "4 không" (không bảng hiệu, không giấy đăng ký kinh doanh, không chứng chỉ hành nghề, không có giấy phép hoạt động)... ngang nhiên hoạt động không còn xa lạ. Mới đây một spa tại Q.7 bị Thanh tra Sở Y tế TP "điểm danh", xử lý khi thực hiện tiêm filler và botox cho khách bằng nhiều loại thuốc không có nguồn gốc.
Sở Y tế cũng cho biết không cấp phép cho tổ chức, cá nhân nào hoạt động dịch vụ y tế (các dịch vụ xâm lấn như tiêm, truyền, dịch vụ gây chảy máu, phẫu thuật, tiểu phẫu) tại hai cơ sở Phạm Tú (Q.4) và bà Nguyễn Thị Kim Ngân (Q.Tân Bình) được đề cập trong bài viết này.
(còn tiếp)
Xuân Mai-Thu Hiến-Hoàng Lộc (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Tôi đi chiến dịch Điện Biên

Tôi đi chiến dịch Điện Biên

(GLO)- "Tôi có cảm tưởng như cả đất nước, tất cả các dân tộc đang hành quân đi giành lấy độc lập tự do. Làm sao mà có thể đè bẹp ý chí của cả một dân tộc yêu nước. Tôi vô cùng tự hào là người chiến sĩ Ê Đê thuộc Tây Nguyên miền Nam duy nhất cũng có mặt trong đoàn quân ấy".

Giải cứu thú rừng

Giải cứu thú rừng

Những đôi chân mải miết trên từng ngóc ngách, đôi tay rớm máu gỡ lấy những chiếc bẫy thú. Trọng trách của họ là bảo vệ, giải cứu thú rừng mắc bẫy trong những cánh rừng già trên dãy Trường Sơn ở Quảng Nam.
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

Cánh đồng Mường Thanh được dòng sông Nậm Rốm tưới tắm bồi đắp hàng nghìn năm. Nhưng cánh đồng Mường Thanh thực sự gieo trồng có hiệu quả tăng đột biến là nhờ vào Đại công trình thủy nông Nậm Rốm. Đó là công trình hình thành từ bàn tay, khối óc của lớp thanh niên xung phong (TNXP) hơn 60 năm trước.
70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

Đứng ở Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ trên Đồi D1, phóng tầm mắt về phía tây là một màu xanh trải dài bất tận của cánh đồng Mường Thanh. Từ trận địa đầy bom đạn, hầm hào, Mường Thanh trở thành vựa lúa lớn nhất Điện Biên, tạo ra những hạt gạo vang danh cả nước…
Phong vị Sài Gòn

Phong vị Sài Gòn

Có những người xa Sài Gòn hàng chục năm, hỏi rằng Sài Gòn những nét xưa có còn? Sài Gòn thế kỷ 21 có gì hay? Trong khi ấy, có những người xa Sài Gòn chỉ ít năm thôi cũng đã hỏi thành phố có gì mới?
Mật danh B29

Mật danh B29

Cuối tháng 10/2020, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã long trọng tổ chức buổi gặp mặt các đồng chí cán bộ thuộc Quỹ đặc biệt (Tiền thân là Quỹ ngoại tệ đặc biệt) chi viện chiến trường miền Nam, gọi tắt là Quỹ hoặc Ban B29.
Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

(GLO)- Trong những bưu thiếp đơn sơ và bị kiểm duyệt gắt gao từ phía chính quyền bờ Nam chứa đựng biết bao điều mà niềm nhớ nhung khắc khoải của người xa xứ đã lầm lỡ nghe theo lời dụ dỗ và ép buộc của kẻ thù mà rời xa quê hương.

Ký ức 30/4

Ký ức 30/4

Đã 49 năm trôi qua, kể từ Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), nhưng với những người lính “Bộ đội Cụ Hồ” ký ức ngày 30/4/1975 không thể nào quên.
Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

(GLO)- Giữa tiết trời nóng nực hơn 40℃, trên những ngọn núi, triền đồi, lực lượng bảo vệ rừng Gia Lai vẫn kiên nhẫn sải bước tuần tra. Khó khăn của thực tại là động lực để họ vượt lên nhằm ngăn ngừa "bà hỏa", giữ màu xanh của rừng cho mai sau.

Khát vọng phồn vinh

Khát vọng phồn vinh

Đất nước ta đã bước qua cánh cửa đói nghèo nhưng sự thịnh vượng của dân tộc vẫn còn ở phía trước, rất cần sự chung tay góp sức của mọi con dân nước Việt, nhất là thế hệ trẻ.
Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

“Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hay một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây…”, tôi đọc đoạn nhật ký của bác sĩ Đặng Thùy Trâm trước giờ vào khu vực núi Chúa, nơi đang thi công hầm xuyên núi thuộc dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn.
Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Ở TP.HCM, có những người dành hơn nửa đời để làm đẹp khuôn mặt, mái đầu cho thiên hạ. Không biển hiệu, không tiện nghi hiện đại và chỉ với chiếc ghế bành sờn da, chiếc gương cũ và bộ đồ nghề, nhiều năm qua những người thợ cắt tóc vỉa hè đã góp phần làm nên một nét văn hóa rất đặc trưng của TP.HCM.