Rơ Châm Kruih: Già làng "dân vận khéo"

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Bất luận là mâu thuẫn lớn hay nhỏ, người dân làng Jek (xã Ia Sao, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) đều tìm đến già làng Rơ Châm Kruih nhờ phân xử. Bằng vốn hiểu biết và sự công tâm, ông đã giúp cho tình làng nghĩa xóm càng thêm bền chặt.
Ông Rơ Châm Kruih trao đổi kinh nghiệm làm ăn với bà con dân làng. Ảnh: Anh Huy
Ông Rơ Châm Kruih trao đổi kinh nghiệm làm ăn với bà con dân làng. Ảnh: Anh Huy
Ông Rơ Châm Kruih sinh ra và lớn lên tại huyện Chư Păh nhưng lại “bắt vợ” làng Jek. 45 năm gắn bó với làng, ông đã chứng kiến nhiều biến chuyển, trong đó có đóng góp của mình cho những đổi thay của làng. Trong khoảng thời gian làm Trưởng ban Công tác Mặt trận và hơn 8 năm làm già làng, ông đã giúp người dân từng bước thay đổi nếp nghĩ, cách làm, xóa bỏ các hủ tục, chăm lo phát triển kinh tế, nỗ lực vươn lên thoát nghèo.
Năm 2020, ông Rơ Châm Kruih được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong việc tập hợp xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở khu dân cư từ năm 2018 đến 2020.

Làng Jek có 171 hộ, trong đó, người Jrai chiếm 98%. Người dân thu nhập chủ yếu từ cây cà phê và lúa. Ông Kruih chia sẻ: “Mình thường nói với bà con, muốn thoát khỏi đói nghèo thì phải mạnh dạn học tập, áp dụng khoa học kỹ thuật để máy móc làm thay chân tay, có như thế mới tăng năng suất, tạo ra nhiều lúa, nhiều cà phê. Đặc biệt, mình thường xuyên nhắc nhở bà con sử dụng có hiệu quả các mặt hàng được Nhà nước hỗ trợ như: bò, giống bắp, phân bón”. Nhờ đó, cuộc sống của người dân từng bước cải thiện, gần 100 hộ có mức thu nhập 70-140 triệu đồng/năm.

Diện mạo làng Jek cũng đổi thay rõ rệt. Ông Kruih chứng minh: 80% đường giao thông trong làng đã được bê tông hóa. Các tuyến đường thường xuyên được dọn vệ sinh sạch sẽ, không còn tình trạng xả rác bừa bãi và người dân cũng không thả rông gia súc. Tại một số tuyến đường, người dân còn trồng hoa 2 bên tạo môi trường xanh-sạch-đẹp.
Chị Rơ Lan Ríu chia sẻ: “Già Kruih khuyên nhủ bà con phải chịu khó lao động, cải tạo vườn tạp, trồng cây phải chăm sóc, bón phân, tưới nước; phải nuôi thêm con heo, con bò để cuộc sống ngày càng tốt hơn. Mọi người phải biết đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. Già nói đúng nên dân làng ai cũng tin, cũng nghe theo”.
Nhắc đến vai trò, tiếng nói của già làng Rơ Châm Kruih có lẽ phải kể đến việc ông vận động gần 50 hộ dân đồng thuận để mương dẫn nước đi ngang qua vườn cà phê. Trao đổi về điều này, ông Trần Văn Vượng-Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Ia Sao-cho hay: Năm 2018, công trình kênh thủy lợi làng Ó được triển khai xây dựng với chiều dài hơn 7 km, dẫn nước từ kênh chính hồ chứa nước Biển Hồ (TP. Pleiku) về cánh đồng Ya Chor. Khoảng 50 hộ dân trong làng bị ảnh hưởng khi phải chặt bỏ cây trồng vì kênh dẫn nước đi ngang qua vườn.
“Ban đầu, các hộ dân không đồng thuận, vì trong làng đã có 2 con mương dẫn nước, đủ cung cấp nước tưới cho diện tích cà phê, cây lúa. Hơn nữa, cây trồng phải chặt bỏ lại không được đền bù mà chỉ hỗ trợ một phần. Già Kruih đến từng nhà để giải thích, người dân đã vui vẻ đồng thuận vì lợi ích chung”-ông Vượng cho biết.
Cũng theo Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã, “sức nặng” trong tiếng nói của ông Kruih không dừng lại ở công tác tuyên truyền, vận động mà còn với vai trò “quan tòa” phân xử các vụ mâu thuẫn lớn, nhỏ trong làng. Ông Kruih bày tỏ: “Mỗi tháng, mình chỉ phân xử 1-2 vụ, chủ yếu là mâu thuẫn vợ chồng”.
Già làng Rơ Châm Kruih cho rằng, khi hòa giải các vụ mâu thuẫn cần kiên nhẫn lắng nghe từ hai phía, sau đó mới tiến hành phân tích và tùy vào tình hình để có từng cách giải quyết. Nếu cặp vợ chồng ấy chỉ vì giận hờn, tức giận nhất thời mà đòi bỏ nhau, già sẽ phân tích, khuyên nhủ để cả hai nhận ra và tha thứ cho nhau, tiếp tục vun vén gia đình, chăm sóc con cái. Tuy nhiên, với các cặp vợ chồng đã không còn tình cảm, già cũng không ép buộc, thay vào đó chỉ phân xử để hai bên không xảy ra tranh chấp, không đòi hỏi mức đền bù quá cao dẫn đến việc phải bán heo, bán bò, thậm chí vay nợ.
ANH HUY

Có thể bạn quan tâm

Nhân lên tình yêu biển đảo

Nhân lên tình yêu biển đảo

(GLO)- Trong 2 năm (2021-2022), Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Gia Lai và Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn đã tổ chức thành công 2 cuộc thi tìm hiểu về biển, đảo theo hình thức trắc nghiệm online. Qua đó, khơi gợi, hun đúc tình yêu biển đảo trong các tầng lớp nhân dân.
Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức dân vận

Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức dân vận

(GLO)- Sáng 20-12, Ban Dân vận Tỉnh ủy tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023. Hội nghị được tổ chức bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến tới 17 điểm cầu cấp huyện. Các đồng chí: Châu Ngọc Tuấn-Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Võ Thanh Hùng-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy chủ trì hội nghị.
"Đại thụ" làng Phung

"Đại thụ" làng Phung

(GLO)- Hơn 20 năm qua, với vai trò Trưởng thôn rồi Trưởng ban Công tác Mặt trận làng Phung (xã Ia Phang, huyện Chư Pưh), ông Siu Bi Ai đã vận động người dân thi đua lao động sản xuất, đoàn kết xây dựng nếp sống văn hóa, góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển.
Phần thưởng xứng đáng cho người có uy tín ở Gia Lai

Phần thưởng xứng đáng cho người có uy tín ở Gia Lai

(GLO)- Từ ngày 10 đến 15-12, Công an tỉnh tổ chức cho 30 người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) đi tham quan, học tập kinh nghiệm tại Hà Nội và một số tỉnh miền Trung. Đây là hoạt động thường niên nhằm động viên những người có uy tín có thành tích xuất sắc trong phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc“.
Gương sáng "tốt đời-đẹp đạo"

Gương sáng "tốt đời-đẹp đạo"

(GLO)- Từ các phong trào thi đua yêu nước và thực hiện phương châm sống “tốt đời-đẹp đạo“, đồng bào theo đạo Công giáo và Tin lành đã góp phần cùng Nhân dân các dân tộc trong tỉnh ra sức lao động sản xuất, góp phần phát triển kinh tế-xã hội địa phương.
Chư Sê ưu tiên tín dụng chính sách cho vùng dân tộc thiểu số

Chư Sê ưu tiên tín dụng chính sách cho vùng dân tộc thiểu số

(GLO)- Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai đang tập trung giải ngân các nguồn vốn cho vay hỗ trợ nhà ở, đất sản xuất, chuyển đổi nghề theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP của Chính phủ cho các xã và thôn, làng đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Thủ tướng: Chủ động hơn nữa trong việc phối hợp chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên cựu chiến binh

Thủ tướng: Chủ động hơn nữa trong việc phối hợp chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên cựu chiến binh

(GLO)- “Các cấp Hội cần chủ động hơn nữa trong việc phối hợp với các cấp, các ngành chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên cựu chiến binh, cựu quân nhân; động viên cựu chiến binh nêu cao ý chí tự lực, tự cường, quan tâm, tạo điều kiện giúp nhau sản xuất, kinh doanh, giảm nghèo, làm giàu hợp pháp“-Là nội dung Thông báo số 365/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
Xứng đáng là cán bộ Mặt trận tiêu biểu toàn quốc

Xứng đáng là cán bộ Mặt trận tiêu biểu toàn quốc

(GLO)- Trong số 299 chủ tịch ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã và trưởng ban công tác Mặt trận tiêu biểu toàn quốc giai đoạn 2017-2022 vừa được Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tuyên dương tại Thủ đô Hà Nội, Gia Lai có 5 cá nhân. Trở về từ hội nghị, mọi người rất tự hào và quyết tâm phấn đấu trở thành những “thỏi nam châm“ trong việc tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân như lời Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dặn dò.
Gương sáng làng Dôr 1

Gương sáng làng Dôr 1

(GLO)- Không chỉ làm kinh tế giỏi, ông Yơu (làng Dôr 1, xã Glar, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) còn đi đầu trong công tác tuyên truyền, vận động người dân tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng nông thôn mới và đoàn kết xây dựng nếp sống văn hóa ở khu dân cư.
Đồng chí Võ Văn Kiệt là nhà lãnh đạo xuất sắc, trọn đời vì nước, vì dân

Đồng chí Võ Văn Kiệt là nhà lãnh đạo xuất sắc, trọn đời vì nước, vì dân

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của đồng chí Võ Văn Kiệt là hiện thân tiêu biểu của người chiến sĩ cách mạng kiên trung, nhà lãnh đạo xuất sắc, trọn đời vì nước, vì dân.
Thủ tướng: Tinh thần đại đoàn kết thể hiện hàng ngày, hàng giờ ở các khu dân cư, các ngành, các cấp

Thủ tướng: Tinh thần đại đoàn kết thể hiện hàng ngày, hàng giờ ở các khu dân cư, các ngành, các cấp

(GLO)- Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ: “Với tinh thần đại đoàn kết, mọi khó khăn đều có thể hóa giải“. Đại đoàn kết phải diễn ra hàng ngày, hàng giờ ở các khu dân cư, các ngành, các cấp để chung tay xây dựng và phát triển đất nước.
"Bóng cả" làng Dăng

"Bóng cả" làng Dăng

(GLO)- Đi qua hơn 70 mùa rẫy, già làng Ksor Cân tựa như gốc cổ thụ đầu làng Dăng (xã Ia O, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai). Ông không chỉ giúp bà con thay đổi nếp nghĩ, cách làm mà còn góp phần bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống của người Jrai.
Những điển hình trong công tác Mặt trận của tỉnh

Những điển hình trong công tác Mặt trận của tỉnh

(GLO)- Thời gian qua, đội ngũ chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã và trưởng ban công tác mặt trận khu dân cư của tỉnh đã nỗ lực thực hiện các chương trình hành động của MTTQ cấp cơ sở, gắn với các phong trào thi đua yêu nước và cuộc vận động, đã góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tại địa phương.
Đoàn kết là động lực của công cuộc đổi mới

Đoàn kết là động lực của công cuộc đổi mới

(GLO)- Ngày 10-11, Phó Bí thư Tỉnh ủy Rah Lan Chung và các Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy: Hồ Văn Điềm-Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; Võ Thanh Hùng-Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy; Huỳnh Quang Thái-Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy và Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Giám đốc Công an tỉnh đã đến dự, chung vui với cán bộ và người dân ở các khu dân cư: Greo Sek (xã Dun, huyện Chư Sê), Chư Jut (xã Chư Gu, huyện Krông Pa), tổ dân phố 6 (phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa), tổ dân phố 15 (phường An Phú, thị xã An Khê) trong Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc.